Bảo vệ tài nguyên đất: Chấn chỉnh tình trạng bán đất mặt ruộng
Với quyết tâm chấn chỉnh và ngăn chặn vấn đề này để không còn là nỗi bức xúc cho người dân, cũng như bảo vệ tài nguyên đất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong 4 tháng đầu năm 2017, các sở, ban, ngành huyện Thanh Bình đã xử lý hàng loạt vụ khai thác đất mặt ruộng.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thanh Bình thừa nhận, trong những năm qua, Thanh Bình là một trong những địa phương "nóng" về việc khai thác đất mặt ruộng.
Người dân tự ý bán đất mặt ruộng diễn ra rầm rộ nhất vào cuối năm 2015, cho đến nay , tập trung tại các xã Tân Phú, An Phong, Tân Thạnh, Phú Lợi, Tân Mỹ,...
Ông Nguyễn Thanh Hùng cho biết thêm , tất cả các phần đất khai thác chủ yếu được cung cấp làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất gạch nung, trong đó chủ yếu là các cơ sở ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Theo thống kê của phòng Tài nguyên - Môi trường huyện, chỉ tính riêng trong năm 2016, toàn huyện có hơn 20 ha đất canh tác nông nghiệp bị người dân khai thác đất mặt không theo quy định.
Ông Dương Văn Đành, ngụ xã Phú Lợi, huyện Thanh Bình, vừa bán xong lớp đất mặt hơn 4.500 m 2, độ sâu 0,3 m, với giá 20 triệu đồng/1.000 m 2 cho một cơ sở sản xuất gạch tại xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình cho biết, do đất gia đình gò cao, quanh năm sản xuất không có hiệu quả, bán đất có thêm phần thu nhập nhưng diện tích đất vẫn còn, chỉ cần bón thêm phân vô cơ với lượng cao đất sẽ sớm hồi phục.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Tháp, đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất khó thể phục hồi trong thời gian ngắn. Tầng đất mặt là lớp đất có độ phì nhiêu cao, thêm vào đó, trong những năm gần đây, người nông dân bỏ cày thay bằng việc xới, nên tầng đất dưới trở nên chai cứng.
Nếu người dân bán đi tầng đất mặt là tự làm khó mình, khiến chi phí sản xuất gia tăng, cây lúa sinh trưởng kém, dễ đ ổ ngã khi thời tiết bất lợi, nhất là vào giai đoạn làm đòng, trổ chín.
Đồng thời, việc khai thác đất mặt ruộng còn phá vỡ nền sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến các hộ sản xuất liền kề, do bề mặt các ruộng thay đổi.
Là một trong số ít người người dân không bán đất mặt ruộng, ông Trương Việt Toàn, người canh tác hơn 7.000 m 2 đất lúa, cạnh phần đất ông Đành, cho biết trước đây, diện tích trồng lúa của ông là phần đất trũng, nhưng khi các hộ xung quanh bán đất mặt, thửa ruộng ông trở thành vùng đất gò cao.
Theo quan sát của phóng viên, ruộng ông Toàn cách các bề mặt ruộng xung quanh từ 0,3 đến 0,5 m, có chỗ cách đến 0,7 m.
Ông Toàn nói, do lượng nước thoát xuống các ruộng thấp hơn nên gieo sạ lúa vụ Hè Thu được hơn 15 ngày, nhưng ngày nào cũng phải bơm nước, chưa kể việc tiêu hao phân bón.
Ông Thái Minh Sang, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Thanh Bình nói, người dân bán đất mặt ruộng mang đến những hệ luỵ khó lường khi sản xuất nông nghiệp, đồng thời hành vi san bán đất mặt trồng lúa khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là hành vi vi phạm pháp luật.
Theo thống kê của phòng Tư pháp huyện Thanh Bình, trong 4 tháng đầu năm 2017, huyện đã xử lý 8 trường hợp vi phạm, với diện tích gần 4 ha, tổng mức xử lý hành chính là 130 triệu đồng, cùng các phương tiện khai thác. Đồng thời buộc các đối tượng khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Thanh Bình cho biết thêm, trong thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền để người dân nâng cao hiểu biết về vấn đề khai thác đất mặt ruộng; thường xuyên phối hợp với uỷ ban nhân dân các địa phương kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn các hành vi khai thác đất trái phép. Đặc biệt, sẽ kiên quyết sẽ xử lý các trường hợp vi phạm.
Riêng đối với các trường hợp người dân có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng hoặc cải tạo đất sản xuất, chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng sẽ thực hiện các bước tham mưu, hướng dẫn người dân đảm bảo lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Vĩnh Phúc xử lý vi phạm Luật Đất đai và hành lang an toàn giao thông
21:08' - 21/04/2017
Các vi phạm chủ yếu là lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích như xây dựng nhà, công trình trên đất nông nghiệp, dựng lều, quán bán hàng,... trên đất hành lang giao thông, đất canh tác.
-
Kinh tế & Xã hội
Tích tụ ruộng đất: Không làm theo phong trào
15:45' - 17/04/2017
Quá trình tích tụ ruộng đất đang được Chính phủ thúc đẩy thực hiện, nhằm phát triển ngành nông nghiệp trên tầm cao mới. Nhiều học giả và chuyên gia đã đóng góp ý kiến xung quanh vấn đề này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thu hồi số tiền hơn 26.215 tỉ đồng từ các vụ án tham nhũng, kinh tế
13:06' - 26/11/2024
Tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 26/11, Quốc hội nghe các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.