Bầu cử Mỹ 2024: Đâu là "nơi trú ẩn an toàn"?
Theo báo Japan Times số ra mới đây, lịch sử cho thấy đồng tiền của Nhật Bản đã đánh bại đồng bạc xanh, đồng franc Thụy Sĩ, vàng, trái phiếu kho bạc và đồng euro - những tài sản an toàn phổ biến nhất – trong phần lớn giai đoạn trước các cuộc bầu cử quốc gia. Theo phân tích, trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu ngày 5/11 sắp tới, đồng yen một lần nữa trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất trong giai đoạn thị trường căng thẳng cực độ.
Đáng chú ý, xu hướng các nhà giao dịch tìm đến đồng yen khi thị trường biến động mạnh vẫn tiếp tục, dù đây là đồng tiền có hiệu suất kém nhất trong nhóm 10 đồng tiền lớn của năm nay. Trên thị trường cá cược, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đã vượt qua ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris, khiến các nhà đầu tư phải cân nhắc kịch bản một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ tác động ra sao đến tài sản toàn cầu. Kết quả bầu cử rõ ràng có thể sẽ chưa được công bố ngay sau ngày bỏ phiếu, tạo nguy cơ gia tăng biến động trên thị trường và thúc đẩy làn sóng tìm kiếm tài sản an toàn.Giám đốc Ales Koutny về tỷ giá quốc tế tại Vanguard, công ty quản lý tiền tệ lớn thứ hai thế giới có trụ sở tại London, nhận định: “Đồng yen là nơi trú ẩn an toàn nhất trong cuộc bầu cử Mỹ”. Ông nhận thấy đồng tiền Nhật Bản có tiềm năng tăng giá cao hơn so với đồng franc Thụy Sĩ, “vì thuế quan ở châu Âu cao hơn nhiều so với một số nước thân thiện ở châu Á”.Điều này xảy ra bất chấp sự không chắc chắn sau cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản hôm 27/10 vừa qua. Đồng yen đã giảm tới 1% sau khi liên minh cầm quyền không giành được đa số ghế tại Hạ viện Nhật Bản. Khả năng xảy ra nhiều tuần tranh cãi chính trị trước khi thành lập chính phủ mới đã làm gia tăng áp lực bán mạnh mẽ đối với đồng yen do chênh lệch lãi suất lớn của Nhật Bản với các nền kinh tế lớn khác.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho biết đồng yen vẫn có những điểm mạnh chính. Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật Bản lập kỷ lục 3.002 tỷ yen (20 tỷ USD), thanh khoản đồng yen dồi dào và lạm phát tương đối thấp giúp đồng tiền được giao dịch nhiều thứ ba thế giới trở nên hấp dẫn như một kho lưu trữ giá trị.
Rủi ro thuế quan cũng là yếu tố thuận lợi cho đồng yen. Nhật Bản phần lớn đã tránh được các đe dọa áp thuế nhập khẩu từ ông Trump trong chiến dịch tranh cử, điều từng khiến nhà đầu tư lo ngại về nguy cơ thiệt hại cho tài sản tại các quốc gia mục tiêu.Ngoài ra, với tỷ giá khoảng 154 yen đổi 1 USD, đồng yen đang ở mức giá rẻ kỷ lục, tạo điều kiện để đồng tiền này tăng giá nếu thị trường biến động mạnh hoặc có sự can thiệp từ chính phủ nhằm hỗ trợ đồng tiền này.Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) là ngân hàng trung ương duy nhất trong số các nền kinh tế phát triển hiện đang tiến gần đến việc tăng lãi suất như động thái chính sách tiếp theo của mình.Mối lo ngại của các nhà đầu tư về các nơi trú ẩn an toàn truyền thống khác cũng đang làm tăng sức hấp dẫn của đồng yen. Sự không chắc chắn về cuộc bầu cử Mỹ và triển vọng thâm hụt ngân sách lớn hơn đã làm xói mòn một số niềm tin vào đồng USD và trái phiếu kho bạc. Cả hai ứng viên ông Trump và bà Harris đều không coi việc giảm thâm hụt ngân sách là lựa chọn chính trong chiến dịch của họ, khiến nó trở thành rủi ro lớn đối với các nhà đầu tư trái phiếu.Một cựu chuyên gia thị trường và là cố vấn tại GSFM, đơn vị của CI Financial của Canada, Stephen Miller cho biết: “Nếu thị trường trái phiếu Mỹ gặp khó khăn do lo ngại về rủi ro thâm hụt ngân sách, trái phiếu Kho bạc Mỹ có thể không còn là tài sản an toàn nhất và vì vậy, đồng USD cũng có thể bị ảnh hưởng. Trong khi đó, đồng yen đang rẻ và BoJ là một trong số ít các ngân hàng trung ương vẫn đang thực hiện chính sách thắt chặt”.Pictet Wealth Management cảnh báo rằng nguy cơ đồng euro giảm xuống ngang giá với USD đang gia tăng, do tâm lý lo ngại về xung đột thương mại tiềm tàng với Mỹ. Trong khi đó, đồng franc Thụy Sĩ có thanh khoản thấp hơn đồng yen, và giá vàng đang ở gần mức cao kỷ lục, nên khả năng tăng mạnh của các tài sản này có thể bị hạn chế nếu thị trường sụp đổ.Tất nhiên, cũng có những người phản đối sức hấp dẫn của đồng yen. Theo Morgan Stanley, trái phiếu kho bạc Mỹ có vị thế tốt hơn để chống lại bất kỳ đợt bán tháo nào xuất phát từ chiến thắng trong cuộc bầu cử tới của đảng Cộng hòa. Sự thống trị của đồng USD rất khó bị thách thức, vì đồng tiền của Mỹ chiếm đến 88% số giao dịch trên thị trường ngoại hối, với giá trị lên đến 7.500 tỷ USD mỗi ngày.Lãi suất chuẩn của Nhật Bản vẫn thấp hơn hàng trăm điểm cơ bản so với lãi suất của Mỹ, khiến đồng yen trở thành đồng tiền được ưa chuộng trong các giao dịch chênh lệch lãi suất (carry trade) - nơi các nhà đầu tư vay bằng các loại tiền tệ có lãi suất thấp để tài trợ cho việc mua các tài sản có lãi suất cao hơn ở nơi khác. Đây là một trong những yếu tố lớn nhất khiến đồng yen suy yếu đi trong năm nay.Theo Peter Boockvar, Giám đốc đầu tư tại Bleakly Financial Group ở New Jersey, “đồng yen từng có vị thế là nơi trú ẩn an toàn cổ điển, nhưng tôi không chắc nó còn giữ được vị thế đó nữa”. Tuy nhiên, vị thế thị trường cho thấy các nhà đầu tư ít bi quan hơn về đồng tiền này so với đầu năm nay.Theo dữ liệu từ Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC), các quỹ đầu cơ đã mua đồng yen vào đầu tháng này, trong khi các nhà quản lý tài sản cũng lạc quan như vậy cho đến tuần trước. Các chiến lược gia cũng dự đoán đồng yen sẽ tăng giá lên mức trung bình là 143 yen đổi một USD vào cuối năm nay.Naomi Fink, chiến lược gia toàn cầu tại Nikko Asset Management - một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất tại Tokyo, nhận định: “Đồng yen vẫn giữ vai trò là nơi trú ẩn an toàn. Nếu các rủi ro giảm đi, tôi dự đoán đồng yen sẽ tăng giá và các giao dịch chênh lệch lãi suất bằng đồng yen sẽ dần đảo ngược".Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.