Bên lề Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Cần giảm bội chi để cải thiện cán cân ngân sách
Sáng 24/3, đại biểu quốc hội thảo luận tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2015; kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020.
Phóng viên BNEWS đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Thụ, Ủy viên thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội xung quanh những giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020).
BNEWS: Ông đánh giá thế nào về kết quả thực hiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của Chính phủ?
Ông Bùi Đức Thụ: Tình hình kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015 có diễn biễn hết sức phức tạp, bối cảnh trong nước tiềm ẩn nhiều khó khăn, kinh tế thế giới không ổn định. Trong bối cảnh đó, kinh tế xã hội của chúng ta phát triển tương đối khá, tốc độ tăng trưởng 5 năm qua đạt 5,9%, tuy không đạt Nghị quyết của Quốc hội đề ra nhưng vẫn đạt mức tương đối cao so với khu vực và thế giới.
Đặc biệt, tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước; năm 2015 tốc độ tăng trưởng GDP đạt gần 6% là rất ấn tượng. Các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn được duy trì, điểm sáng là kiềm chế lạm phát tương đối tốt, chỉ số CPI 2015 giảm còn 0,6% so với 18,13% của năm 2011.
Điều này không chỉ có ý nghĩa là ổn định tình kinh tế - xã hội, mà còn ổn định môi trường kinh doanh để thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Quan trọng hơn là đảm bảo tiền lương thực tế của người lao động trong nền kinh tế; các chỉ số phát triển khác cũng đạt tương đối khá.
Đáng chú ý, trong 5 năm qua, xuất khẩu tăng trưởng khá, bình quân đạt 17,5%, kiểm soát nhập khẩu tốt hơn. Chính vì vậy, cán cân ngoại thương đạt khá, nhập siêu của 5 năm chỉ khoảng 10 tỷ USD, tương đương với mức nhập siêu của năm 2011.
Nhờ vậy, cán cân tổng thể của nền kinh tế thặng dư lớn, dự trữ ngoại hối tăng. Hiệu quả nền kinh tế có sự thay đổi, hệ số ICO giảm dần, giảm nghèo tương đối tốt. Cuối 2015, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 4,4%; trong đó, giảm mạnh hộ nghèo ở các huyện 30a, xã nghèo 135, bình quân giảm 5-6%/năm.
Để đạt kết quả đó nhờ sự lãnh đạo của đảng, sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, các bộ ngành; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương, chính quyền địa phương, sự ủng hộ của các cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
BNEWS:Chính phủ cũng đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trong giai đoạn 2016-2020, quan điểm của ông về các nhóm giải pháp này như thế nào?
Ông Bùi Đức Thụ: Tôi cho rằng các nhóm giải pháp của Chính phủ đề ra là tương đối toàn diện. Vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ những điểm trọng yếu để tập trung chỉ đạo điều hành. Vấn đề quan trọng nhất là tập trung duy trì các cân đối của nền kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, coi đó là điều kiện, tiền đề cho sự phát triển.
Hiện tại, nhiều cân đối của chúng ta vẫn chưa vững chắc, lạm phát tuy được kiềm chế nhưng ngoài nguyên nhân chủ quan do điều hành chính sách tiền tệ, điều hành chính sách vĩ mô… Tới đây, khi nền kinh tế phục hồi sẽ là áp lực đối với mặt bằng giá trong nước, vì vậy các vấn đề kiểm soát lạm phát cũng cần phải được chú trọng, bám sát vào tình hình thực tế.
Bên cạnh đó, cân đối tài chính 5 năm qua hết sức khó khăn, mục tiêu là chú trọng đầu tư, an sinh xã hội, do đó dẫn đến tỷ trọng chi thường xuyên tăng cao, chiếm 64-65% tổng chi ngân sách nhà nước.
Cân đối ngân sách nhà nước đứng trước áp lực phải giảm thu để hỗ trợ tăng trưởng. Trong những năm qua, tỷ lệ đóng góp GDP vào ngân sách nhà nước đã giảm từ 27-28% trong nhiệm kỳ trước xuống còn 21% giai đoạn 2011-2015; thuế và phí chiếm khoảng 20,5% GDP. Điều này có ý nghĩa tích cực trong việc hỗ trợ tăng trưởng, khuyến khích các doanh nghiệp nhưng gây khó khăn cho việc cân đối ngân sách.
Đặc biệt, là hụt thu từ việc nhập khẩu 10 triệu tấn xăng dầu hàng năm, dẫn đến cân đối ngân sách nhà nước khó khăn.
Như vậy, chi đầu tư phát triển phụ thuộc vào vốn vay. Do đó, tôi cho rằng cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, giữ vững những cân đối lớn của nền kinh tế; trong đó, quan trọng là kiểm soát lạm phát, cải thiện được cán cân ngân sách theo hướng giảm bội chi, giảm nợ công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, coi đó là điều kiện kiên quyết là nhiệm vụ cấp bách để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho sự tăng trưởng bền vững trong giai đoạn tới.
BNEWS: Ông đánh giá thế nào về sự điều hành của Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015?
Ông Bùi Đức Thụ: Tôi cho rằng, đạt được kết quả như vậy phải kể đến sự điều hành quyết liệt của Chính phủ.
Đặc biệt, có nhiều điểm mới mà Chính phủ đã kịp thời đề xuất với Quốc hội sửa đổi các cơ chế chính sách, chuyển từ chú trọng tăng trưởng kinh tế sang ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ trọng tâm. Điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước, điều chỉnh các luật thuế để hỗ trợ tăng trưởng... Tất cả sự điều chỉnh đó cho thấy Chính phủ đã chỉ đạo một cách rất kịp thời.
Đáng chú ý, đẩy mạnh cải cách hành chính là điểm sáng trong quản lý điều hành kinh tế xã hội. Trong nhiệm kỳ vừa qua thủ tục hành chính đối với lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội được Chính phủ quan tâm chỉ đạo quyết liệt.
Vì vậy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này đã giảm, số giờ để thực hiện các thủ tục đã giảm mạnh. Tôi cho rằng, hơn lúc nào hết để tạo môi trường hấp dẫn đầu tư, ngoài các cơ chế chính sách về lợi ích đối với doanh nghiệp, thì cần phải tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi và coi đó là điều kiện để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế xã hội là nhiệm vụ trọng tâm.
BNEWS: Xin cảm ơn ông./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Đề xuất nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
15:49' - 24/03/2016
Chính phủ cần đánh giá lại công tác quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực, quy rõ trách nhiệm cho từng cấp, ngành, cho người đứng đầu, như vậy mới mang lại hiệu quả, tăng trưởng bền vững được.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII: Nghe báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ
12:25' - 22/03/2016
Sáng 22/3, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trình bày dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề kỳ họp Quốc hội: Cần cụ thể hóa hơn nữa các giải pháp phát triển KTXH
21:55' - 21/03/2016
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng, đoàn Thái Nguyên, nói: "Chính phủ đã đề xuất 9 giải pháp, tôi thấy những giải pháp đó cần được cụ thể hóa, cần được tổ chức thực hiện để làm sao cho hiệu quả.".
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 11, Quốc hội Khóa XIII: Phấn đấu tăng trưởng kinh tế 5 năm tới đạt 6,5-7%/năm
13:28' - 21/03/2016
Chính phủ đề xuất trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 – 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 6,5-7%/năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh
17:22'
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là một thách thức cấp bách nhất ngày nay. Do đó, quá trình chuyển đổi xanh là điều bắt buộc để xây dựng các xã hội thịnh vượng và có khả năng chống chịu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Tăng trưởng xanh - xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược
17:19'
Một trong những kết quả nổi bật nhất trong định hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam là trong lĩnh vực tài chính xanh, tín dụng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Trợ lực cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh
17:00'
Để có sự bứt phá, việc cải cách thể chế, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp là chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng hấp thụ vốn mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt đã bán 76.000 vé, tiếp tục tăng chuyến dịp 30/4 - 1/5
15:57'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian nghỉ kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo tăng mạnh.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị IFAD hỗ trợ Việt Nam phát triển thị trường tín chỉ carbon
15:49'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Donal Brown, Phó Chủ tịch Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Lào
15:48'
Ngày 17/4, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp đồng chí Sonexay Siphandone, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu
14:47'
Sáng 17/4/2025, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Sang-Hyup Kim, Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI).
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cho ý kiến về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu
14:41'
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, cần nêu rõ đây là cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về thực hiện một số nội dung cải cách chính sách tiền lương đã thực hiện từ 1/7/2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Hãng hàng không đầu tiên làm thủ tục bay không giấy tờ với VNeID
14:40'
Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không tiên phong ứng dụng các giải pháp định danh, xác thực điện tử bằng nhận diện sinh trắc học trong toàn bộ quá trình làm thủ tục bay.