Bên lề Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV: Phải có hình thức bảo vệ người tố cáo
Chia sẻ quan điểm bên lề phiên họp, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ người tố cáo và người thân của người tố cáo là rất cần thiết.
Cần quy định cụ thể việc bảo vệ người tố cáo
Điểm nổi bật của dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) là đã quy định chi tiết hơn về bảo vệ người tố cáo. Dự thảo có 3 nhóm biện pháp bảo vệ người tố cáo, bao gồm: Bí mật thông tin; tính mạng, sức khỏe, tài sản danh dự, nhân phẩm, uy tín và các quyền nhân thân khác; vị trí công tác, việc làm của người tố cáo.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng, cơ quan lập pháp cần lấy ý kiến đồng thuận của người dân, đặc biệt những người đã tham gia vào quá trình tố cáo. Từ đó, đưa ra các phương án về hình thức bảo vệ và phạm vi bảo vệ. Trong đó, nên dựa vào khái niệm người thân thích được quy định ở Bộ luật Dân sự.Theo đại biểu, việc bảo vệ phải được phân loại, những vụ việc tố cáo nghiêm trọng có khả năng dẫn đến nguy cơ cần có hình thức bảo vệ cụ thể, chứ không phải khi họ tố cáo là phải bảo vệ, hoặc đưa họ đến vị trí nào đó để sử dụng công an, lực lượng bảo vệ.
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) nhận định, dự thảo Luật Tố cáo đã mở rộng so với nhiều năm trước trong việc bảo vệ một số đối tượng liên quan đến người tố cáo.Theo đại biểu, từ thực tế trong công tác giám sát, giải quyết đơn thư tố cáo của công dân cho thấy, trước đây, người thân của người tố cáo không được bảo vệ là hơi "cứng".
Để phát huy quyền tố cáo của công dân, theo đại biểu Nguyễn Thanh Hải, những đối tượng cần được bảo vệ phải do người tố cáo đề xuất và trong giới hạn nhất định vì còn liên quan đến nhân lực, kinh phí bảo vệ.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho biết, Luật Tố cáo sửa đổi lần nay đã bổ sung rất nhiều nội dung, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt rất quan tâm đến việc bảo vệ người tố cáo.Theo đại biểu, tùy theo từng trường hợp để có hay không phương án bảo vệ. "Trường hợp người bị tố cáo là đối tượng có thể gây nguy hiểm cho người thân của người tố cáo, cần phải có biện pháp bảo vệ tùy theo từng hoàn cảnh, mức độ của sự việc", đại biểu Nguyễn Ngọc Phương lấy ví dụ.
Có nên mở rộng các hình thức tố cáo?
Các đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) có nhiều đổi mới, phạm vị được mở rộng, tính khả thi cao và có tác động lớn đến công tác phòng, chống tham nhũng.
Theo đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), trong điều kiện hiện nay, chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp. Hiện nay, có đến 50-60% tố cáo không đúng, 15-20% là tố cáo đúng, còn lại là có đúng có sai.
Nếu mở rộng hình thức tố cáo, cơ quan tiếp nhận tố cáo phải giải quyết quá nhiều vấn đề sẽ không đảm bảo tính khả thi của Luật.
Nếu mở rộng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều cơ quan vẫn đang tiếp nhận qua thư, điện thoại, nhưng bây giờ quy định vào luật lại phải tiếp nhận xem xét, giải quyết theo trình tự, quy định, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực, vậy lực và kinh phí cho hoạt động này như thế nào, đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Hà Nội) cho rằng, việc tố cáo phải chính danh, minh bạch để đảm bảo trách nhiệm của người tố cáo và quy trình giải quyết, không nên chấp nhận hình thức giao kết bằng điện thoại và fax, email.
Tuy nhiên, không ít ý kiến nêu rõ, thế giới đang bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, việc không mở rộng hình thức tố cáo là lạc hậu. Việc áp dụng các hình thức qua tin nhắn, điện thoại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thể hiện quyền tố cáo của mình, tránh bỏ sót tội phạm. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng khẳng định, việc áp công nghệ thông tin rất tiện lợi trong nhiều công việc.Hình thức tố cáo không quan trọng, quan trọng là chính danh. Đây là yếu tố rất quan trọng nhằm khuyến khích người tố cáo, mạnh dạn tham gia tố cáo và cung cấp những thông tin cho các cơ quan chức năng trong vấn đề về tham nhũng, lãng phí và nhiều vấn đề khác.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội khóa XIV: Thảo luận dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cạnh tranh (sửa đổi)
07:59' - 24/05/2018
Ngày 24/5, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) và Luật Cạnh tranh (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 3 Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV
19:48' - 23/05/2018
Ngày 23/5, buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Bảo đảm tính đồng bộ trong thực hiện quy hoạch
19:20' - 23/05/2018
Chiều 23/5, các đại biểu làm việc tại tổ, cho ý kiến về các dự án luật như Luật Dược, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị...
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.