Bên lề Quốc hội: Có cơ chế, chính sách kiểm soát đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
Sáng 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Bên lề Quốc hội, các đại biểu cho rằng đối với giá nhà đất hiện nay không đúng giá trị. Thời gian tới đây, cần tăng nguồn cung bất động sản với giá hợp lý và có những cơ chế, chính sách để kiểm soát việc đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản.
*Đại biểu Trần Anh Tuấn (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Tăng nguồn cung với giá hợp lý
Thị trường bất động sản đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ năm 2013 đến năm 2018 tăng trưởng rất tốt, sau đó trầm lắng và đóng băng.
Mặc dù, thị trường đóng băng nhưng giá vẫn tăng, đặc biệt, cung yếu nhưng nhu cầu về nhà ở phân khúc cho người thu nhập trung bình và thu nhập thấp vẫn tăng cao. Do đó, giá tăng cao, người nghèo khó có khả năng tiếp cận với nhà ở xã hội.
Vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách tháo gỡ như gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng. Nhưng thực tế gói chính sách này đối với nhà đầu tư cũng như người mua nhà có nhu cầu thực sự khó tiếp cận.
Vì vậy, cần có cơ chế, chính sách mạnh hơn để hỗ trợ nhà đầu tư tiếp cận vốn thuận lợi cùng các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử dụng đất…Đồng thời, có sự bảo lãnh của nhà nước, các quỹ bảo lãnh, quỹ tín dụng đối với việc tiếp cận vốn cho các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án. Khi tăng nguồn cung nhà ở với mức giá phù hợp, người lao động mới tiếp cận được và điều này phục vụ tốt cho an sinh xã hội.
*Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn Bắc Giang): Quản lý thị trường bất động sản ổn định, đúng giá trị
Thị trường bất động sản đang có những điểm bất bình thường, đầu cơ trong thị trường bất động sản là khá lớn đã đẩy giá bất động sản lên cao so với giá trị thực tế.
Theo tôi, phải giảm đầu cơ, thao túng giá, thổi giá mới đưa thị trường bất động sản hoạt động bình thường.
Việc điều tiết thị trường bất động sản từ đất đai, nhà ở, các công trình bất động sản để đưa các tài sản này đến đúng địa chỉ có khả năng khai thác, sử dụng chứ không phải trở thành một công cụ phục vụ cho mục tiêu đầu cơ, không tạo ra giá trị thực cho nền kinh tế.
Bất động sản bị thổi giá lên cao hơn giá trị thực làm cho người dân, những người có nhu cầu thực về sử dụng bất động sản khó tiếp cận. Nếu giải quyết tốt được khâu quản lý thị trường thì đây sẽ là kênh rất tốt để cho người dân có thể tiếp cận theo các nhu cầu khác nhau.
Một hướng khác nữa đó là đối với nhà ở xã hội nên có các sản phẩm có mức giá phù hợp khả năng chi trả của đông đảo người dân, của người lao động. Trước mắt điều này sẽ giải quyết được nhu cầu thực tiễn, tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa huy động được nhiều doanh nghiệp tham gia vào xây dựng các dự án nhà ở xã hội cho người lao động.
Có nhiều yếu tố mà chưa tạo ra động lực kích thích doanh nghiệp tham gia. Bởi, với doanh nghiệp tham gia, ngoài phần trách nhiệm xã hội thì động lực sâu xa phải là lợi nhuận. Đó là yếu tố đặt ra để thu hút được nguồn lực và doanh nghiệp tham gia với phân khúc này. Bên cạnh đó, cần dành quỹ đất cho xây dựng nhà ở xã hội với chi phí thấp chứ không phải là đất quy hoạch.
Tất cả là do thị trường quyết định thị trường nhưng phải là thị trường phát triển một cách ổn định và phản ánh được sát giá trị bất động sản chứ không phải là bị thổi giá lên. Kể cả nhà ở xã hội sau khi qua nhiều người mua rồi quay lại thị trường thì lập tức bị thổi giá lên. Theo tôi, để giải quyết đồng bộ cần quản lý thị trường bất động sản ổn định, đúng giá trị.
*Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Kiểm soát đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản
Hiện, giá nhà và đất lên quá cao, sẽ ảnh hưởng đến những người dân lao động và họ khó có thể mua được nhà để ở. Với tình hình hiện nay, nhất là những người công nhân lao động, người nghèo sẽ không bao giờ mua được nhà. Vấn đề là phải lo có thêm được nhà lưu trú cho công nhân, ký túc xá cho sinh viên, xây thêm nhà ở xã hội, những cái đó phải tập trung nhiều hơn và hình thức cho thuê là cách thức quan trọng nhất đối với người dân hiện nay.
Toàn Đảng, toàn dân đang thực hiện kế hoạch xóa nhà tạm, nhà dột nát và được cộng đồng hưởng ứng rất nhiều. Đối với giá nhà đất hiện nay, trong thời gian tới đây những thể chế phải được hoàn thiện để kiểm soát việc đầu cơ, lũng đoạn thị trường bất động sản./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hôm nay 28/10, Quốc hội thảo luận việc quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
07:51' - 28/10/2024
Ngày 28/10, Quốc hội thảo luận về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
-
Bất động sản
Đánh thuế bất động sản thứ 2 cần đúng người, đúng thời điểm
08:50' - 27/10/2024
Thuế bất động sản tiếp tục là chủ đề “nóng” sau đề xuất của Bộ Xây dựng tại Công văn 5333/BXD-QLN gửi Văn phòng Chính phủ báo cáo tình hình giá bất động sản.
-
Bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đánh giá thực chất tình hình thị trường bất động sản
17:57' - 24/10/2024
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, trong những tháng đầu năm 2024, nguồn cung của thị trường bất động sản có những chuyển biến tích cực song vẫn còn khá hạn chế.
-
Bất động sản
IMF cảnh báo về thị trường bất động sản Trung Quốc
15:02' - 23/10/2024
IMF vừa cảnh báo thị trường bất động sản tại Trung Quốc có thể diễn biến xấu hơn trong thời gian tới, đồng thời điều chỉnh hạ dự báo tăng trưởng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.