Bên lề Quốc hội: Xây dựng lộ trình để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVIPA
Với tỷ lệ tán thành 95,03%, sáng 18/6, Quốc hội khoá XIV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về công nhận và cho thi hành phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp theo quy định của Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA). Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày Hiệp định EVIPA có hiệu lực.
Bên lề kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu cho rằng, cùng với Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định EVIPA sẽ tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư từ các doanh nghiệp châu Âu vào Việt Nam và ngược lại. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng lộ trình đồng bộ về cải cách thể chế, doanh nghiệp Việt cần chủ động trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, quản lý tốt nguồn nhân lực để tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVIPA. * Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Đoàn Quảng Trị): Tạo lực đẩy thu hút đầu tư Hiệp định EVIPA có hiệu lực sẽ giúp Việt Nam kêu gọi dòng vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Đây là thời cơ để mở rộng cánh cửa, nhưng phải có sự chuẩn bị căn cơ. Chẳng hạn như hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi Luật Đầu tư bởi luật này rất quan trọng, quy chiếu tất cả vấn đề đầu tư có liên quan, kể cả hợp tác công tư. Đặc biệt, tại kỳ họp này Quốc hội cũng biểu quyết thông qua Luật Xây dựng, Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Tuy nhiên, để luật đi vào cuộc sống thì cần những hành động cụ thể của các bộ, ngành và địa phương.Bên cạnh đó, xem xét lại toàn bộ định hướng thu hút đầu tư, nhất là những dự án lớn, giá trị cao, đảm bảo yêu cầu về môi trường, công nghệ cũng như tận dụng cơ hội tiếp cận được các nhà đầu tư nhằm giúp chuyển giao công nghệ vì đã trên 30 năm thực hiện thu hút đầu tư, nhưng công nghệ vẫn dừng lại ở mức khiêm tốn.
Hiện nay, Việt Nam cũng muốn đầu tư ra nước ngoài, song những lĩnh vực có tiềm năng và thế mạnh lại không nhiều nên chủ yếu vẫn kỳ vọng thu hút đầu tư từ nước ngoài. Việc thực thi Hiệp định EVIPA là điều kiện tốt mở rộng các cơ hội đầu tư và thương mại giữa hai bên; đồng thời cũng là động lực giúp Việt Nam tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế thu hút đầu tư. * Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Hoàn thiện thể chế Trong tình hình hiện nay, có thể thấy Hiệp định EVIPA được thực thi sẽ thu hút được một dòng vốn đầu tư từ châu Âu. Những năm qua, Việt Nam đã thu hút được khoảng 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký 370 tỷ USD, nhưng khu vực châu Âu mới chiếm khoảng 2.500 dự án và số vốn đầu tư còn rất khiêm tốn với khoảng 27,5 tỷ USD. Chính vì vậy, Hiệp định EVIPA sẽ giúp Việt Nam có điều kiện tiếp cận được các nhà đầu tư với công nghệ hiện đại đến từ châu Âu.Tuy nhiên, Việt Nam cần thúc đẩy hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường cũng như đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn.
Hơn nữa, EU là thị trường rất khó tính, GDP bình quân đầu người của châu Âu trên 33.000 USD và yêu cầu chất lượng hàng hóa rất cao. Vì vậy, điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hàng hóa chuyên nghiệp hơn và hồ sơ, sổ sách cũng minh bạch hơn để có thể hưởng được các ưu đãi thuế quan. Do đó, để hiệp định có thể đi vào cuộc sống, không chỉ tuyên truyền cho doanh nghiệp hiểu mà trong bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước, đội ngũ cán bộ cũng phải hiểu về Hiệp định để tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp tiếp cận được lợi thế. Ngoài ra, lời văn của hiệp định rất chặt chẽ và theo câu từ của luật pháp nên cần nội địa hóa, cụ thể hóa thành những văn bản cụ thể để triển khai cho doanh nghiệp dễ thực hiện. Đặc biệt, Hiệp định EVIPA đòi hỏi phải hoàn thiện lại các văn bản luật pháp trước đây nên Chính phủ cũng như Quốc hội phải xây dựng một lộ trình đồng bộ nhất là trong việc hoàn thiện sửa chữa hệ thống luật pháp để cho việc triển khai được thuận lợi hơn. * Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đoàn Đồng Tháp): Nắm bắt cơ hộiCùng với Hiệp định EVFTA, Hiệp định EVIPA cũng rất quan trọng đối với Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang mở cửa thu hút làn sóng đầu tư nên các lĩnh vực về thương mại, kinh tế và dịch vụ giữa Việt Nam và thế giới có sự phối hợp chặt chẽ thông qua EVIPA này. Do đó, đây là thời cơ và cũng là thách thức lớn đối với Việt Nam.
Việc Hiệp định EVIPA được thực thi sẽ khiến các nhà đầu tư vào Việt Nam trở nên thuận lợi hơn trong việc đơn giản hoá thủ tục. Tuy nhiên, Việt Nam cần cắt giảm bớt thủ tục rườm rà đối với các nhà đầu tư và doanh nghiệp cần có sự cạnh tranh lành mạnh với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Vì vậy, nếu Hiệp định EVIPA đi vào thực thi doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thông tin, am hiểu tường tận luật quốc tế để nắm bắt được cơ hội này và tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Bên lề Quốc hội: Để chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực sự đi vào cuộc sống
17:08' - 16/06/2020
Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 để đạt doanh thu đã khó, có lãi lại càng khó hơn. Do đó, việc giảm 30% thuế chỉ cho các doanh nghiệp có doanh thu và có lãi thì rất ít.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam: Khởi đầu mới trong quan hệ giữa Việt Nam và EU
13:32' - 08/06/2020
Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) Nicolas Audier cho biết, EuroCham hoan nghênh việc Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu tích cực cho hai Hiệp định EVFTA và EVIPA.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nâng tầm hợp tác giữa Tp. Hồ Chí Minh với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
16:12'
Tiềm năng hợp tác giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn và các địa phương cũng kỳ vọng rất nhiều.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chính sách tài chính tạo động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam
16:11'
Sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật
16:01'
Chiều 29/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025
15:56'
Ngày 29/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ Xuân năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Quảng Ninh thu hút hơn 2 tỷ USD vốn FDI
14:58'
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Quảng Ninh thu hút được hơn 2 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nằm trong nhóm dẫn đầu của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Tái khởi động dự án điện hạt nhân: Xu hướng tất yếu, nâng tầm quốc gia
14:38'
Đại biểu Quốc hội cho rằng, có điện hạt nhân sẽ đảm bảo an ninh năng lượng, nâng tầm vị thế quốc gia. Do đó cần xây dựng lộ trình, quy định rõ ràng, có chính sách đặc thù để triển khai hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội: Đề xuất Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động cơ quan Trung ương tại địa phương
13:07'
Đại biểu Quốc hội đề xuất HĐND được quyền giám sát hoạt động của các cơ quan Trung ương và được quyền chất vấn người đứng đầu cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động ở địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố đơn vị đầu tiên ở Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B
13:06'
Trung tâm Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường vùng 6 tại quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á chứng nhận tiêu chuẩn JFS-A/B.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.