Bình Thuận khai thác hải sản gắn với phòng, chống khai thác IUU
Nhờ đó, hoạt động khai thác thủy sản ở tỉnh Bình Thuận tiếp tục được duy trì ổn định. Sản lượng khai thác tăng so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, do tình hình thời tiết không thuận lợi nên hoạt động đánh bắt thủy sản của ngư dân trong tỉnh từ đầu năm đến nay bị ảnh hưởng. Một số tàu hoạt động vùng khơi chuyên hành nghề vây rút chì, lưới rê, câu… sản lượng khai thác không cao, thời gian bám biển thấp.
Đối với nhóm tàu hoạt động ở vùng gần bờ chuyên hành nghề lưới rê nổi ven bờ, lặn hải đặc sản, lưới kéo, lồng bẫy… sản lượng khai thác cũng không nhiều. Tổng sản lượng khai thác thủy sản quý I/2023 của tỉnh đạt 47.600 tấn, đạt 22,7% kế hoạch năm và bằng 100,7% so với cùng kỳ năm 2022.
Tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng gặp nhiều khó khăn do thời tiết chuyển lạnh, người nuôi thả giống cầm chừng. Trước thực trạng đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối với các địa phương vùng biển tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra, giám sát môi trường và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tại các vùng nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh.Tính đến nay, sản lượng nuôi trồng thủy sản của tỉnh ước đạt 2.645 tấn; sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ trong quý I/2023 ước đạt 5 tỷ post, đạt 20% kế hoạch năm, bằng xấp xỉ so với cùng kỳ năm trước.
Đi đôi với khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, tỉnh Bình Thuận tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Từ đầu năm 2023 đến nay, các lực lượng chức năng của tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với chính quyền địa phương vùng biển triển khai nhiều giải pháp chống khai thác IUU, nhất là đã đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của địa phương; Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 13/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành “Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 4”… nhằm tạo chuyển biến quan trọng về mặt nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân. Bên cạnh đó, việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong và ngoài tỉnh để quản lý tàu cá, chống khai thác IUU gắn với triển khai thi hành Luật Thủy sản cũng được triển khai quyết liệt, thường xuyên; tiến hành kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tàu cá ngay tại cảng, trên biển và thông qua hệ thống giám sát tàu cá; qua đó đã phát hiện sớm để cảnh báo, ngăn chặn kịp thời các trường hợp có nguy cơ vi phạm khai thác IUU, vi phạm vùng biển nước ngoài. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 9/3, toàn tỉnh có 1.930 tàu cá/1.941 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên đang hoạt động đã thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) đạt tỷ lệ 99,4%, Cùng với đó, đăng kiểm tàu cá được thực hiện thường xuyên, từ đầu năm 2023 đến nay, đã thực hiện đăng kiểm 349 chiếc/3.910 chiếc, đạt tỷ lệ 8,9%. Mặc dù đã triển khai nhiều giải pháp chống khai thác IUU, nhưng từ đầu năm đến nay, tỉnh Bình Thuận vẫn xảy ra 1 vụ/1 tàu cá/7 lao động bị nước ngoài bắt giữ. Ngoài ra, các lực lượng phát hiện và xử phạt 7 trường hợp vi phạm khai thác IUU; nhiều hành vi vi phạm được EU khuyến nghị như hoạt động khai thác không có giấy phép hoặc giấy phép hết hạn; không ghi, không nộp nhật ký khai thác hay báo cáo khai thác; tàng trữ công cụ kích điện; không duy trì hoạt động thiết bị giám sát hành trình... Để nghề khai thác hải sản trên biển phát triển đúng định hướng và bền vững, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội địa phương, tỉnh chú trọng quy hoạch ngành nghề, tăng đội tàu đánh bắt khơi xa, giảm dần các loại hình khai thác ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với phòng, chống khai IUU. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trên cơ sở nhìn nhận rõ những hạn chế, tồn tại; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống khai thác IUU theo chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy; xác định nhiệm vụ chống khai thác IUU là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu, vừa mang tính cấp bách vừa thường xuyên, lâu dài, trong năm 2023, Bình Thuận tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao khẩn trương khắc phục các hạn chế, tồn tại, nhằm mục tiêu trước mắt là khắc phục những khuyến nghị của EC, góp phần cùng cả nước sớm gỡ “thẻ vàng” cho thủy sản, hướng đến xây dựng nghề cá có trách nhiệm, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Theo đó, Bình Thuận tăng cường quản lý, kiểm soát, không để tàu cá và ngư dân trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài; tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, giám sát, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý kiên quyết nhóm tàu cá có nguy cơ cao; công khai các tàu cá, lao động vi phạm vùng biển nước ngoài tại địa phương và trên hệ thống thông tin đại chúng; vận động nhân dân tố giác các trường hợp có biểu hiện nghi ngờ để chủ động ngăn chặn, không để xảy ra tình trạng tàu cá và ngư dân trong tỉnh vi phạm vùng biển nước ngoài. Cùng với việc tăng cường giải pháp phòng, chống khai thác IUU tại cảng cá; giám sát sản lượng qua cảng, đảm bảo quy trình chặt chẽ, số liệu tin cậy, các lực lượng chức năng tăng cường thực thi pháp luật, thực hiện xử lý nghiêm, kiên quyết tàu cá vi phạm khai thác IUU theo quy định pháp luật./. Hồng HiếuTin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận: Kỷ luật cán bộ sai phạm trong quản lý đất đai
15:36' - 28/03/2023
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận đã xem xét, quyết định kỷ luật đối với hai đảng viên thuộc Đảng bộ huyện Hàm Tân bằng hình thức cảnh cáo do có sai phạm trong công tác quản lý đất đai.
-
Kinh tế & Xã hội
Bình Thuận: Kỷ luật cán bộ, đảng viên sai phạm
10:47' - 24/03/2023
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận vừa tổ chức Kỳ họp thứ 22 để xem xét, kỷ luật một số tổ chức Đảng, đảng viên có sai phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Hồng Hải được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
10:27' - 22/03/2023
Sáng 22/3, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận (Khóa XI) tổ chức Kỳ họp thứ 13 (chuyên đề) thông qua 5 nghị quyết quan trọng và thực hiện công tác cán bộ theo thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Thuận kiến nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét
17:17' - 08/03/2023
Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam được Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2019 với tổng mức đầu tư của dự án hơn 585 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Đẩy mạnh quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh
16:55' - 07/03/2023
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch truyền thông, quảng bá Năm Du lịch quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh nhằm truyền thông về mục đích, ý nghĩa Năm Du lịch quốc gia 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51'
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành Dầu khí tiếp tục phát huy truyền thống của người đi tìm lửa
18:40'
Chiều 17/4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu của ngành Dầu khí..
-
Kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Tạo bứt phá trong quản lý doanh nghiệp nhà nước
18:21'
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã chủ động bước lên tuyến đầu thúc đẩy phát triển bền vững
18:07'
Giáo sư Reena Marwah thuộc Đại học Delhi (Ấn Độ), đã có bài phân tích về việc Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Công nghệ giúp đẩy nhanh quá trình tăng trưởng xanh
17:22'
Biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường là một thách thức cấp bách nhất ngày nay. Do đó, quá trình chuyển đổi xanh là điều bắt buộc để xây dựng các xã hội thịnh vượng và có khả năng chống chịu.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị P4G Việt Nam 2025: Tăng trưởng xanh - xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược
17:19'
Một trong những kết quả nổi bật nhất trong định hướng tăng trưởng xanh của Việt Nam là trong lĩnh vực tài chính xanh, tín dụng xanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Trợ lực cho doanh nghiệp tăng năng lực cạnh tranh
17:00'
Để có sự bứt phá, việc cải cách thể chế, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp là chìa khóa then chốt, không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng khả năng hấp thụ vốn mà còn hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngành đường sắt đã bán 76.000 vé, tiếp tục tăng chuyến dịp 30/4 - 1/5
15:57'
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời gian nghỉ kéo dài 5 ngày, nhu cầu di chuyển của người dân dự báo tăng mạnh.