Bộ Công an đã rà soát, thu lại biển số xanh cấp cho doanh nghiệp
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối 3/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng – Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, Bộ Công an đang có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát lại xe biển xanh cấp cho doanh nghiệp.
Quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các doanh nghiệp không thuộc đối tượng được cấp biển số 80A, 80B, Bộ Công an phải báo cáo Thủ tướng và thu lại triệt để, nghiêm túc.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng đã giao Bộ Công an xây dựng đề án đấu giá biển số xe, coi biển số là một tài sản của cá nhân. Nguồn thu từ đấu giá, bán biển số bổ sung vào ngân sách nhà nước.
Bộ Công an đang rà soát toàn bộ biển xe đã cấp và thu lại biển số xanh đã cấp cho các doanh nghiệp một cách nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Thanh tra bổ nhiệm cán bộ tại Sở Xây dựng Thanh Hóa là đúng quy định
Trả lời báo chí về việc bổ nhiệm “thần tốc” đối với bà Trần Vũ Quỳnh Anh giữ chức vụ Trưởng phòng Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Sở Xây dựng Thanh Hóa), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, chỉ đạo chung của Thủ tướng Chính phủ là các cơ quan tổ chức nghiêm túc xem xét, giải quyết khách quan, xử lý nghiêm các sai phạm và đúng pháp luật.
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo kiểm tra, thanh tra tổng thể công tác quy hoạch bổ nhiệm cán bộ tại Sở Xây dựng giai đoạn 2010 – 2015, trong đó có việc quy hoạch, bổ nhiệm bà Quỳnh Anh.
Việc làm này là đúng chức trách, chức năng của lãnh đạo UBND tỉnh vì theo phân cấp, bổ nhiệm cán bộ cấp phòng là thẩm quyền của lãnh đạo sở, việc thanh tra, kiểm tra công tác quy hoạch, bổ nhiệm có thể giao cho Thanh tra tỉnh và Sở Nội vụ tiến hành.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, các vụ việc có thể bị Thanh tra Chính phủ hoặc Thanh tra Bộ Nội vụ thanh tra lại nếu quá trình tiến hành hoặc thông qua báo cáo phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành thanh tra. Việc tiến hành thanh tra là đúng với quy định của pháp luật. Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ sẽ thường xuyên bám sát và theo dõi việc thực hiện các quy định này.
Cũng liên quan đến vụ việc này, về vấn đề kê khai tài sản của bà Quỳnh Anh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh cho biết, bà Quỳnh Anh không còn là đối tượng kê khai tài sản.
Do vậy, nếu xét về nghĩa vụ kê khai giải trình, thẩm quyền xác minh kiểm tra tài sản với đối tượng không còn bị điều chỉnh theo quy định của pháp luật chống tham nhũng.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là không còn nghĩa vụ kê khai tài sản là không còn cơ quan nào xem xét đến. Nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì vẫn xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật như một công dân bình thường.
Không phá rừng tự nhiên là quan điểm nhất quán
Trước thông tin phản ánh của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và một số cơ quan báo chí khác về việc khai thác rừng của Phú Yên để nuôi bò, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hoan nghênh báo chí đã thông tin kịp thời vấn đề này.
Qua phản ánh của báo chí về việc tỉnh Phú Yên giao cho doanh nghiệp 377 ha rừng tự nhiên và rừng nghèo kiệt để nuôi bò, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có văn bản yêu cầu tỉnh Phú Yên rà soát lại và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thường trực Tỉnh ủy Phú Yên đã giao UBND báo cáo làm rõ vấn đề và tạm dừng dự án. Quan điểm của Thủ tướng không phá rừng tự nhiên là quan điểm nhất quán.
Còn việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt, tỉnh sẽ xem xét và các đoàn sẽ vào kiểm tra xem có thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng hay không. Tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là không đồng ý với chủ trương phá rừng tự nhiên để phát triển, trong đó có cả dự án nuôi bò của Phú Yên.
Cương quyết không để lấn chiếm lại lòng đường
Trước quan tâm của báo chí về vấn đề giải tỏa lòng, lề đường, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định việc quản lý hè đường là trách nhiệm của chính quyền các cấp.
Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương cần thực hiện đồng bộ chiến dịch. Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh đang quyết liệt giải tỏa lòng, lề đường, vỉa hè để cho người đi bộ và chủ trương này đã lan tỏa ra các thành phố lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng…
Trong thời gian ngắn, kết quả mang lại được người dân đánh giá cao. Các băng-rôn, áp-phích quảng cáo, việc xây dựng cơi nới vỉa hè, lòng đường, bán hàng rong, hàng ăn, hàng nước dưới lòng lề đường được đưa về đúng vị trí, trả lại vỉa hè cho người đi bộ, trả lại lòng đường để lưu thông.
Các địa phương có cách làm linh hoạt khác nhau. Có địa phương có cơ chế hỗ trợ tạo việc làm cho người dân, quy định một số tuyến đường, phố, chợ để người dân tiếp tục bán hàng; có nơi quy định giờ bán ăn sáng, ăn tối trên một số tuyến đường… Như vậy việc duy trì kỷ cương, lập lại trật tự hè phố vẫn bảo đảm cuộc sống cho người dân vẫn hoạt động bình thường, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Bộ trưởng cho rằng, việc phá các công trình không làm ảnh hưởng đến cảnh quan. Lòng lề đường công cộng là do chính quyền quản lý, các hộ, tổ chức cá nhân xây lấn chiếm lòng, lề đường đều bị phá bỏ và không loại trừ cơ quan, tổ chức nào. Như vậy người dân mới đồng tình.
“Việc xây bậc tam cấp trước đây không phá bỏ được nhưng bây giờ các tỉnh, thành phố đã ra quân đồng loạt và thực hiện rất nghiêm, từ đó có thể đồng thuận và bây giờ việc này đã lan tỏa và người dân đã tự giác dọn dẹp để chuyển lòng, lề đường cho chính quyền quản lý.
Vì vậy, chúng ta không đặt vấn đề cưỡng chế, chỉ giáo dục cho người dân và thành lập những tổ kiểm tra”, Bộ trưởng cho hay. Ông cũng mong cơ quan báo chí ủng hộ chủ trương này, cương quyết không để lấn chiếm lại lòng đường, tạo cảnh quan đô thị, thành phố đẹp hơn, văn minh hơn.
Tăng trưởng thấp do khai khoáng chủ động giảm
Giải thích về tốc độ tăng trưởng trong quý I/2017 thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 5,1% trong khi làn sóng khởi nghiệp lên cao, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhanh, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho biết, về bản chất tăng trưởng GDP quý I/2017 hoàn toàn hợp lý .
Sở dĩ tăng trưởng thấp là do khai khoáng, khai thác dầu khí chủ động giảm. Năm ngoái đã khai thác 15 triệu tấn, năm nay kế hoạch chỉ 12,8 triệu tấn . Nếu dầu khí khai thác bằng mức năm ngoái thì tăng trưởng GDP 3 tháng sẽ là 5,95% - cao hơn cùng kỳ năm ngoái.
Ông Thu cũng cho rằng m ôi trường vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục đảm bảo, đặc biệt về tài chính ngân sách, lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát; doanh nghiệp thành lập mới, quay trở lại hoạt động tăng...Môi trường vĩ mô, đầu tư kinh doanh tốt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn toàn tin tưởng những thông số về đầu tư của doanh nghiệp tư n hân và FDI sẽ tác động trễ vào nền kinh tế trong quý 2 và 3 tới.
Còn theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Chính phủ sẽ tiếp tục ưu tiên tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp, các bộ, ngành , địa phương phải thực hiện tốt Nghị quyết 19 và 35 của Chính phủ.Thúc đẩy thực hiện giải ngân nguồn vốn đầu tư của cả khu vực tư nhân và Nhà nước . C hủ trương của Thủ tướng tăng trưởng phải bền vững. Ổn định vĩ mô phải đặt lên hàng đầu . Q uyết liệt xử lý nợ xấu, ngân hàng yếu kém.
Vẫn phải thực hiện tăng trưởng như Nghị quyết Quốc hội đề ra, nhưng phải bền vững, tăng sản xuất. Khai khoáng được đặt ra nhưng không vì khai thác để đạt tăng trưởng cao mà phải bảo v ệ nguồn tài nguyên quốc gia. Bên cạnh khai khoáng phải đẩy mạnh các ngành, lĩnh vực khác , Bộ trưởng Dũng nói .Hiện thực hóa quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính
Tại họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng thông tin về việc Văn phòng Chính phủ đưa vào hoạt động Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn.
Tiếp theo hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp đã được vận hành từ cuối năm 2016, đây là kênh thông tin tương tác mới giữa Chính phủ với người dân do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo thực hiện nhằm góp phần hiện thực hóa quyết tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt phục vụ nhân dân.
Người dân dễ dàng truy cập hệ thống từ máy vi tính, thiết bị di động được kết nối internet để gửi, theo dõi, nhận kết quả trả lời phản ánh, kiến nghị của mình về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính không phù hợp với thực tế, không đồng bộ, không thống nhất, không hợp pháp; về hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính.
Thông qua hệ thống này, cơ quan hành chính nhà nước các cấp sẽ tiếp nhận, trả lời những phản ánh, kiến nghị của người dân theo từng lĩnh vực, từng cơ quan xử lý; nghiên cứu tiếp thu những đề xuất, sáng kiến cải cách thủ tục hành chính để xây dựng hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, thực hiện tốt nhiệm vụ kiến tạo phát triển. Đặc biệt, thông qua hệ thống, người dân, doanh nghiệp có thể đánh giá, chấm điểm việc trả lời của các cơ quan chức năng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2
20:40' - 25/02/2017
Nâng cao chất lượng tăng trưởng; chấn chỉnh công tác tổ chức lễ hội; rà soát mức thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển Hải Phòng... là chỉ đạo, điều hành của Chính phủ nổi bật tuần từ 20-24/2/2017.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế 2016: Thành công trong quản lý điều hành của Chính phủ
09:27' - 01/01/2017
Năm 2016, tăng trưởng kinh tế chưa có sự bứt phá, song vẫn duy trì được sự tăng trưởng khá cao và ổn định, các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp...
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 12-16/12
14:18' - 17/12/2016
Trong tuần từ 12-16/12/2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều thông tin chỉ đạo, điều hành nổi bật.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua
11:59' - 06/11/2016
Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công; tăng cường quản lý bán hàng đa cấp; phòng ngừa, các vụ cháy ... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tuần qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.
-
Kinh tế Việt Nam
Bố trí vùng nuôi cá lồng bè phù hợp với quy hoạch không gian biển
13:30' - 26/11/2024
Thời gian gần đây, nghề nuôi cá lồng bè đối mặt với không ít khó khăn, hiệu quả kinh tế giảm sút, cần những giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho ngành nghề phát triển bền vững hơn.