Bộ Công Thương tiếp tục kiểm soát thủ tục hành chính
Nhằm tăng cường hơn nữa sự tương tác giữa các cơ quan quản lý với người dân và doanh nghiệp, sáng 25/9, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Dự án phát triển lập pháp quốc gia tại Việt Nam tổ chức hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính ngành công thương.
Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết, hội nghị là sự kiện thường niên của Bộ Công Thương lần thứ 7 nhằm lắng nghe ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước về các quy định hành chính và thủ tục hành chính của ngành. Thống kê cho thấy, Bộ Công Thương và ngành công thương tại các địa phương đang quản lý hơn 28 trên 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, kiểm soát 155 dịch vụ hành chính công (tương đương 452 thủ tục hành chính ở 4 cấp chính quyền từ Trung ương đến cấp xã) và 1.216 điều kiện kinh doanh trên 27 ngành, nghề (chưa tính ngành, nghề sản xuất, nhập khẩu ô tô là ngành nghề thứ 28). Ông Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, kể từ hội nghị lấy ý kiến tổ chức, cá nhân về quy định, thủ tục hành chính năm 2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã chủ trì nhiều cuộc họp bàn về việc cải cách các quy định, thủ tục hành chính của ngành.Theo đó, rất nhiều lĩnh vực đang được người dân và doanh nghiệp hết sức quan tâm để kiểm tra formaldehyte và amin thơm đối với hàng dệt may tại cửa khẩu, nhập khẩu xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, kinh doanh khí hóa lỏng, khai báo hóa chất, tiếp cận điện năng và dán nhãn năng lượng.
Theo ông Nguyễn Thế Quang, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Bộ đã đặt ra mục tiêu cắt giảm và đơn giản hóa 123 thủ tục hành chính thuộc 17 lĩnh vực quản lý nhà nước ngành công thương, tại 40 văn bản quy phạm pháp luật gồm: 9 nghị định, 1 quyết định Thủ tướng, 2 Thông tư liên tịch và 28 Thông tư trong năm 2017. Tính đến thời điểm hiện nay, chỉ tính riêng con số thủ tục hành chính tại văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành, Bộ Công Thương đã thực hiện đơn giản hóa được 56 thủ tục hành chính trong số 452 thủ tục hành chính và sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2017. Để tiếp tục thực hiện phương án đã đặt ra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn khẩn trương xây dựng dự thảo để hoàn thành phương án trong năm 2017 trên tinh thần đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và quản lý nhà nước. Về nội dung đơn giản hóa thủ tục hành chính, việc bãi bỏ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính của Bộ Công Thương thời gian qua đều chú trọng 4 tiêu chí: đơn giản, minh bạch, hiện đại và chuẩn hóa.Mục tiêu nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh ở cả 3 khía cạnh tiết kiệm chi phí, tạo sự công bằng và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bên cạnh việc bãi bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính, Bộ Công Thương cũng đã tích cực hiện đại hóa để nâng tất cả các thủ tục của ngành lên cấp độ 3 và cấp độ 4; tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, tránh nguy cơ sách nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính. Ông Nguyễn Thế Quang cũng cho rằng, mặc dù đánh giá công tác kiểm soát thủ tục hành chính trong ngành đã đạt được nhiều kết quả nhưng Bộ Công Thương sẽ không dừng lại ở đây. Trong nỗ lực chung của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp về những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính của ngành để tiếp tục sủa đổi hoặc kiến nghị sủa đổi các quy định, thủ tục hành chính của ngành cho phù hợp. Ông Phạm Đình Thưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) chia sẻ, trong năm 2017, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến góp ý của cộng đồng doanh nghiệp về thủ tục hành chính, Bộ Công Thương đã trực tiếp xử lý ngay nhiều nội dung liên quan đến bãi bỏ, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của người dân và doanh nghiệp. Bên cạnh Hội nghị lấy ý kiến, Bộ Công Thương còn tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với thủ tục hành chính thường xuyên trên trang thông tin kstthc.moit.gov.vn và số điện thoại đường dây nóng 042220.2115 . Theo ông Phạm Đình Thưởng, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động thường xuyên về kiểm soát thủ tục hành chính như kiểm soát chất lượng các thủ tục hành chính quy định tại dự thảo văn bản pháp luật.Cùng với đó là nâng số dịch vụ công trực tuyến của Bộ từ 155 dịch vụ công trực tuyến lên 177 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4, chiếm hơn 39% tổng số thủ tục hành chính của Bộ Công Thương.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương công bố cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh lớn chưa từng có
20:42' - 21/09/2017
Con số này được Bộ Công Thương đưa ra sau hơn hai tuần các đơn vị tiến hành rà soát cắt giảm, đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực Bộ quản lý.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương xem xét cắt giảm trên 50% điều kiện kinh doanh
20:38' - 15/09/2017
Tại cuộc họp chiều 15/9, Tổ công tác về cải cách hành chính cùng đại diện các Vụ, Cục đã trình Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh báo cáo rà soát, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh trực tiếp giám sát cải cách hành chính của Bộ Công Thương
19:39' - 06/09/2017
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, các đơn vị cần rà soát ngay các thủ tục, điều kiện kinh doanh đã được cắt giảm trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả như thế nào.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.