Bộ Công Thương xây dựng các kịch bản khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang
Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công Thương đã chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang.
Ngay sau đó, Canada và Mexico đã tiến hành các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ và tạm thời được miễn trừ mức thuế nhập khẩu trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, mức thuế và thời hạn áp dụng vẫn được giữ nguyên đối với Trung Quốc dẫn tới việc Trung Quốc áp thuế trả đũa và hạn chế xuất khẩu nhiều loại khoáng sản quan trọng tới Hoa Kỳ.
Trước diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các vụ thị trường nước ngoài, hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nắm bắt thông tin diễn biến tình hình thị trường, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam nhằm kịp thời tham mưu cho Chính phủ các phản ứng chính sách phù hợp. Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã chủ động xây dựng các kịch bản và phương án ứng xử khi căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang. Bộ Công Thương nhấn mạnh, ngành công thương luôn kiên định chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu; đa dạng hóa ngành hàng và sản phẩm. Cùng đó, lấy khoa học công nghệ làm đòn bẩy, nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng/hàm lượng cộng nghệ của sản phẩm được sản xuất, chế biến tại Việt Nam là mục tiêu. Đặc biệt, tận dụng những lợi thế sẵn có của Việt Nam, từng bước nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của thế giới cũng như thị trường quốc tế. Thời gian tới, ngành công thương dự kiến tập trung đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm hạn chế những rủi ro và thúc đẩy xuất khẩu. Cụ thể, tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng tận dụng lợi thế cạnh tranh, 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) và gần 70 cơ chế hợp tác song phương hiện có với các nước (Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp, Hội đồng thương mại...) để khai thác có hiệu quả các thị trường trọng điểm và thị trường truyền thống, phát triển thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới. Đặc biệt, tiếp tục triển khai mạnh mẽ chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tới các thị trường tiềm năng, thông qua việc nghiên cứu, phổ biến thông tin, cơ hội thị trường tới doanh nghiệp, đề xuất đàm phán các FTA mới với thị trường có nhiều tiềm năng, tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép thiết lập mới, tăng cường sự hiện diện của đại diện thương mại Việt Nam (các Thương vụ thuộc Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) tại các thị trường tiềm năng nhằm phục vụ phát triển hoạt động ngoại thương của đất nước, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại của Việt Nam, thương nhân Việt Nam trong hoạt động ngoại thương. Các đơn vị trong Bộ Công Thương phối hợp với cơ quan chức năng và thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình, biến động về kinh tế, chính trị, chính sách trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng tới thương mại với Việt Nam. Từ đó, kịp thời đưa ra cảnh báo cho cộng đồng doanh nghiệp và tham mưu cho Chính phủ phản ứng chính sách phù hợp. Bộ Công Thương cũng tăng cường cung cấp thông tin cập nhật về biến động và xu hướng của thị trường xuất/nhập khẩu lớn, kèm theo đánh giá về thách thức, cơ hội để doanh nghiệp xây dựng chiến lược/kế hoạch thích ứng phù hợp. Mặt khác, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành trong việc đẩy mạnh việc thực hiện đề án của Chính phủ về “Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ" nhằm tăng cường chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp; xử lý nghiêm các vi phạm. Ngành Công Thương tiếp tục tranh thủ xu thế chuyển dịch chuỗi cung ứng quốc tế cũng như lợi thế của Việt Nam để thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nước công nghiệp phát triển, trong các ngành công nghệ cao và lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ quan trọng. Đồng thời, tăng cường giám sát cấp phép dự án đầu tư mới, sàng lọc nghiêm ngặt vốn đầu tư nước ngoài để tránh trường hợp Việt Nam trở thành địa điểm trung chuyển, lợi dụng nguồn gốc xuất xứ của nước thứ ba. Cùng đó, triển khai việc hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng cụ thể, sát theo từng thị trường và ngành hàng, tập trung vào các nội dung. Cụ thể, tăng cường nhận thức của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu về các hướng tiếp cận mới với kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững. Việc này nhằm mục đích thay đổi tư duy sản xuất của doanh nghiệp, khuyến khích áp dụng công nghệ mới, tăng cường đổi mới sáng tạo, sử dụng năng lượng tái tạo để đáp ứng tiêu chuẩn và quy định ngày càng khắt khe của các nước phát triển. Ngành cũng khắc phục những hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay như thông tin thị trường, khả năng tự chủ nguyên phụ liệu, năng lực sản xuất để đảm bảo yêu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu. Huy động hệ thống chuyên gia để huấn luyện và phổ biến cho doanh nghiệp về tiêu chuẩn, quy định mới của thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại phù hợp với xu thế phát triển thị trường và tận dụng nguồn lực hỗ trợ phát triển thương mại ở những ngành hàng, khu vực thị trường phù hợp với thực tế. Đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp cũng như cảnh báo sớm và xử lý kịp thời với nguy cơ vụ kiện hoặc vụ việc phòng vệ thương mại nhằm hạn chế thấp nhất mức thiệt hại xảy ra cho Việt Nam. Hơn nữa, hỗ trợ nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đảm bảo sự thích nghi với thị trường và xu hướng phát triển; tăng cường áp dụng thương mại điện tử trong xuất khẩu hàng hóa xuyên biên giới. Tiếp tục triển khai mạnh mẽ Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam với người Việt ở trong nước và với kiều bào ở nước ngoài. Riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, Bộ Công Thương cho rằng, quan hệ kinh tế, thương mại của hai nền kinh tế mang tính chất bổ trợ, cơ cấu xuất khẩu và ngoại thương của hai nước không cạnh tranh trực tiếp mà có sự bổ sung cho nhau, phù hợp với nhu cầu nội tại của mỗi nước. Hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu là cạnh tranh với các nước thứ ba, không cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp Hoa Kỳ trên thị trường Hoa Kỳ. Ngược lại, còn tạo điều kiện để người tiêu dùng của Hoa Kỳ được sử dụng hàng hóa của Việt Nam. Theo Bộ Công Thương, thời gian tới trụ cột kinh tế, thương mại sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong tổng thể quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam và Hoa Kỳ. Các vấn đề tồn tại trong kinh tế thương mại song phương nếu có sẽ được chủ động trao đổi thông qua cơ chế đối thoại chính sách của Hội đồng Thương mại và Đầu tư Việt Nam - Hoa Kỳ (TIFA) là cơ chế đang được duy trì thường xuyên, liên tục và hiệu lực, hiệu quả, ở tất cả các cấp. Qua đó, nhằm củng cố lòng tin chiến lược giữa hai quốc gia, kiến tạo tầm nhìn chung góp phần định hướng dài hạn và ổn định lộ trình phát triển quan hệ kinh tế, thương mại song phương. Để tiếp tục phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới nhiều biến động và khó khăn, ngoài nỗ lực từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành còn phải dựa vào sự nhạy bén, chủ động bám sát thị trường và khả năng thích ứng, tìm tòi và phát triển năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ngành tiếp tục chủ động xây dựng lộ trình và giải pháp nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, lao động, môi trường. Mặt khác, chú trọng kiểm soát xuất xứ nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và đánh giá thận trọng việc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp của những nước đang có căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ.- Từ khóa :
- bộ công thương
- phòng vệ thương mại
- hoa kỳ
- cạnh tranh
- áp thué
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động Nghị quyết 02/NQ-CP
10:45' - 08/02/2025
Chương trình hành động của ngành công thương nhằm triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung phân công cho ngành tại Nghị quyết số 02/NQ-CP (Nghị quyết số 02).
-
DN cần biết
Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư về kinh doanh xuất khẩu gạo
15:55' - 05/02/2025
Dự thảo Thông tư quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo được Bộ Công Thương xây dựng sau khi Nghị định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo ban hành đầu năm 2025.
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương kiểm tra nguồn cung xăng dầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ
15:55' - 25/01/2025
Ngày 25/1, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Công Thương kiểm tra, làm việc về tình hình cung ứng xăng dầu Tết Ất Tỵ 2025 tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nhiều quyết sách kinh tế đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới
17:13'
Đợt 1 Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV kết thúc vào ngày 29/5 đã thể hiện sự quyết tâm của các đại biểu quốc hội và trách nhiệm của các cơ quan chuẩn bị trình và cơ quan thẩm định.
-
Kinh tế Việt Nam
Nắm bắt thời cơ vàng phát triển khu công nghiệp xanh
16:51'
Bằng việc áp dụng công nghệ xanh và giải pháp tiết kiệm năng lượng, các khu công nghiệp xanh có tiềm năng giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả sản xuất
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng danh mục công nghệ chiến lược phải bám sát các chiến lược quốc gia
16:26'
Sáng 29/5, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông qua Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội
15:34'
Chiều 29/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, với đa số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Phòng tạo bệ phóng cho doanh nghiệp tư nhân vươn tầm quốc tế
15:33'
Hải Phòng cam kết hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp tư nhân, hướng tới mục tiêu hình thành lực lượng doanh nghiệp mạnh, vươn tầm khu vực và thế giới, đóng vai trò dẫn dắt kinh tế địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn EE hợp tác xây dựng tại Việt Nam trung tâm phân phối LNG cho toàn khu vực
13:24'
Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế nhanh và bền vững, không hy sinh tiến bộ, công bằng và môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất khuyến khích phát triển thị trường mua bán nợ
13:20'
Sáng 29/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi công mở rộng cao tốc La Sơn - Hòa Liên lên 4 làn xe
13:19'
Dự án đầu tư mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn La Sơn - Hòa Liên có tổng chiều dài khoảng 65 km đi qua huyện Phú Lộc, thành phố Huế và huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng tốc thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng
13:18'
Để hoàn thành dự án vào tháng 7/2026 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chủ đầu tư cho rằng cần có giải pháp kỹ thuật rút ngắn thời gian xử lý kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.