Bộ Giao thông Vận tải họp khẩn với 19 tỉnh phía Nam về tổ chức vận tải
Chiều tối 7/7, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể chủ trì cuộc họp trực tuyến đột xuất giữa Bộ Giao thông Vận tải và UBND 19 tỉnh khu vực phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Tây và miền Đông Nam Bộ để triển khai tổ chức vận tải hàng hóa, hành khách trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Để đảm bảo phòng chống dịch, Tp. Hồ Chí Minh đã cho đóng cửa 3 chợ đầu mối lớn kết nối với các khu vực lân cận. Bên cạnh đó, việc áp dụng các quy định về y tế đối với người lái xe và người phục vụ trên phương tiện ở các địa phương cũng dẫn đến tình trạng ùn ứ tại các trạm kiểm soát phòng, chống dịch, khiến hàng hóa lưu thông vào Tp. Hồ Chí Minh bị ách tắc, gây thiếu hàng hóa cục bộ; ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất trên toàn địa bàn liên quan… Thực hiện ý kiến kết luận, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp trực tuyến với Tp. Hồ Chí Minh và 7 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về phòng chống, dịch COVID-19 vào ngày 4/7 vừa qua; trong đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu các hướng tuyến, phân luồng giao thông.Đăc biệt Thủ tướng đã yêu cầu cần quy định thời gian cụ thể, rõ ràng cho các phương tiện giao thông để không xảy ra tình trạng ách tắc, bảo đảm duy trì ổn định vận tải hàng hóa và hành khách, đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch.
Tại cuộc họp, theo báo cáo của ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải, các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo phân luồng, đảm bảo giao thông phục vụ phòng, chống dịch COVID-19.Các địa phương sẽ tổ chức phân luồng, tuyến vận tải hàng hóa, bảo đảm thường xyên thông suốt 24/24; tăng cường lực lượng để giải quyết nhanh nhất, không để tình trạng ùn tắc tại các chốt kiểm soát dịch bệnh, các điểm khai báo y tế, đồng thời bảo đảm an toàn dịch bệnh cho lái xe.
Tinh thần chung của các địa phương và các đại biểu đều khẳng định, trong bối cảnh diễn biến phức tạp như hiện nay, cần phải hạn chế vận tải hành khách và tạo mọi điều kiện thuận lợi lưu thông hàng hóa ra vào Tp. Hồ Chí Minh và các địa phương phía Nam. Trong phân luồng tổ chức giao thông, đối với từng tuyến thì quy định rõ những tuyến đường nào được phép lưu thông; đội ngũ lái xe và đội ngũ phục vụ trên xe vận tải phải được ưu tiên tiêm vaccine… Thông tin từ các địa phương phía Nam, hiện nay, về cơ bản, các hoạt động vận tải hành khách công cộng, hành khách hợp đồng, xe buýt, xe taxi, tuyến cố định liên tỉnh đã tạm dừng trong vòng 15 ngày tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh.Các địa phương có tuyến vận tải khách đường thủy cũng đã yêu cầu giảm số lượng chuyên chở để đảm bảo nguyên tắc 5K, tập trung tạo điều kiện thuận lợi cho vận tải hàng hóa, tổ chức các luồng tuyến cho hoạt động vận tải hàng hóa.
Theo lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh, hiện nay, các loại hình phương tiện công cộng đã cơ bản tạm dừng, sắp tới, các xe hợp đồng, xe ôm cũng sẽ dừng chỉ còn lại xe vận tải hàng hóa. Trước mắt, Sở đề xuất tập trung ưu tiên vận chuyển hàng hóa với các vùng Đông Nam Bộ và các hoạt động vận tải hàng hóa qua cảng Cát Lái.Thành phố sẽ tạo 5 luồng xanh để phương tiện lưu thông, phải đăng ký qua Sở Giao thông Vận tải để được cấp QR CODE thông qua các trạm kiểm soát; hạn chế thuyền viên lên bờ, lên bờ phải có giấy xét nghiệm. Thành phố cũng đề nghị hạn chế đường sắt, hàng không trong vòng 2 tuần tới.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh đề nghị các Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố sớm cung cấp danh sách các xe đưa đón công nhân kết nối với Tp. Hồ Chí Minh để thực hiện. Tại cuộc họp, các địa phương cũng thống nhất sẽ tuân thủ quy định về kiểm soát y tế của Bộ Y tế. Tuy nhiên, yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải chủ động lên kế hoạch, sắp xếp phương tiện và chủ động xét nghiệm cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tránh ùn ứ tại các trạm kiểm soát dịch bệnh do chờ xét nghiệm… Theo ông Nguyễn Văn Huyện, trong thời gian chờ Chính phủ có nghị quyết về việc lùi thời gian lắp camera, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã yêu cầu Sở Giao thông Vận tải các địa phương tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh vận tải ô tô trên địa bàn khẩn trương lắp đặt camera trên phương tiện để tiếp tục triển khai các giải pháp tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong hoạt động kinh doanh vận tải. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đang phối hợp với Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) xây dựng thí điểm hệ thống xử lý dữ liệu hình ảnh từ camera, dự kiến thử nghiệm từ ngày 15/7 để phân tích dữ liệu nhận diện các trường hợp vi phạm của lái xe và hành khách trên xe; trong đó, có hành vi không đeo khẩu trang trên xe, chở quá người quy định, dừng đỗ không đúng quy định; sử dụng nhóm Zalo để trao đổi, xử lý nhanh các vấn đề ùn tắc tại các chốt kiểm soát phía Nam. Kết luận tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các tỉnh, thành phố, lãnh đạo các địa phương trong triển khai hiệu quả mọi giải pháp để phòng, chống dịch và không để đứt gãy các hoạt động lưu thông hàng hóa. Để đảm bảo nhiệm vụ sản xuất hàng hóa của địa phương và cung ứng nhu yếu phẩm cần thiết cho nhân dân, Bộ trưởng đề nghị các địa phương phải thống kê nhu cầu vận tải hàng hóa, số lượng phương tiện vận tải để có giải pháp quản lý. Liên quan đến việc quản lý phương tiện, phải có giải pháp nhanh nhất, thuận tiện nhất, ứng dụng công nghệ để rút ngắn thời gian qua trạm kiểm soát; đồng thời, phải thông báo, thống nhất với nhau về việc quản lý luồng xanh giữa các địa phương, đảm bảo kết nối hiệu quả trong kiểm soát các tuyến di chuyển.Đặc biệt, giao trách nhiệm cho doanh nghiệp vận tải chủ động trong việc xét nghiệm cho nhân viên lái xe, phục vụ bốc xếp và có chế tài xử lý nghiêm với các doanh nghiệp vi phạm về luồng tuyến.
Bộ trưởng đề nghị các địa phương ưu tiên tiêm phòng vaccine cho đội ngũ lái xe, thuyền viên, nhân viên phục vụ trên phương tiện. Đối với vận chuyển chuyên gia và công nhân, yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng ký phương tiện, số lượng công nhân, lộ trình để các Sở Giao thông Vận tải cấp phép và quản lý; phải quy định về cắt giảm số lượng vận chuyển, áp dụng các quy định giãn cách y tế phù hợp để đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả. “Cần có sự thống nhất giải quyết vướng mắc theo cơ chế phối hợp, xây dựng các nhóm liên lạc qua các phương tiện công nghệ để trao đổi thuận lợi, nhanh chóng, tích cực… Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, quán triệt rộng rãi để người dân hạn chế tối đa đi lại, có giải pháp kiểm soát việc di chuyển bằng phương tiện cá nhân”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế huy động gần 10 nghìn cán bộ, nhân viên y tế chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh
21:47' - 07/07/2021
Bộ Y tế huy động gần 10 nghìn cán bộ, nhân viên y tế chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thay đổi nhân lực để đảm bảo sức chiến đấu cho đội ngũ y tế tại Thành phố.
-
Doanh nghiệp
Tạm dừng đường bay Tp. Hồ Chí Minh- Phú Quốc từ 0h ngày 8/7
21:17' - 07/07/2021
Bộ Giao thông Vận tải cho biết Bộ vừa chấp thuận việc tạm dừng các chuyến bay chở khách từ Tp. Hồ Chí Minh đến Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) và ngược lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban chỉ đạo cung ứng hàng hoá cho Tp.Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
20:54' - 07/07/2021
Chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã triệu tập cuộc họp khẩn với yêu cầu cấp bách cung ứng đủ nguồn hàng thiết yếu đến người dân tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Dương bổ nhiệm nhiều nhân sự mới
11:43'
Sáng 22/11, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh chủ trì Hội nghị trao quyết định cho các cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thống nhất chủ trương xây 3 cây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
10:26'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu qua sông Hồng nêu trên bằng nguồn vốn ngân sách.