Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ bảo vệ chính sách nhập cư của chính quyền mới
“Biên giới đã đóng cửa” - tuyên bố này được một quan chức hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra ngày 21/3 nhằm phản bác những chỉ trích xung quanh chính sách của chính quyền mới khiến số người di cư đến khu vực biên giới phía Nam của Mỹ giáp Mexico tăng vọt, trong đó có hàng nghìn trẻ em không có người thân đi cùng.
Phát biểu trong chương trình “This Week” của kênh ABC, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas cho biết thông điệp của chính quyền Tổng thống Biden dành cho những người có ý định vượt biên vào Mỹ rất đơn giản, đó là: “Bây giờ không phải là lúc để đến (Mỹ). Đừng đến. Đó là một cuộc hành trình nguy hiểm”.
Ông Mayorkas nhấn mạnh: “Chúng tôi đang tìm kiếm các cách thức an toàn, có trật tự và nhân văn để giải quyết nhu cầu của những trẻ em dễ bị tổn thương”.
Trước đó, Bộ trưởng Mayorkas thừa nhận Mỹ đang phải đối mặt với làn sóng người di cư ở khu vực biên giới lớn hơn bất kỳ thời điểm nào trong hai thập kỷ qua, tuy nhiên ông cho rằng những đợt tăng đột biến như vậy “không phải là mới” vì đã từng xảy ra vào các năm 2019, 2014 và trước đó.
Dự kiến, Tổng thống Biden sẽ đến thị sát khu vực biên giới giáp Mexico và thúc đẩy thông điệp kêu gọi người di cư ngừng đến Mỹ.
Tuyên bố của Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cùng với một số nghị sĩ của đảng hồi tuần trước đã đến thị sát khu vực biên giới tại bang Texas và cáo buộc Tổng thống Biden gây ra “cuộc khủng hoảng”.
Trong nhiều năm qua, tình trạng nhập cư trái phép là vấn đề nan giải tại Mỹ. Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, nhiều chính sách hà khắc đã được thực hiện nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp.
Tuy nhiên, ngay ngày đầu tiên lên nắm quyền, Tổng thống Biden đã ký một loạt sắc lệnh đảo ngược một số chính sách nhập cư gây tranh cãi của cựu Tổng thống Trump, theo đó ngừng xây dựng bức tường dọc biên giới với Mexico và đề xuất luật giúp gần 11 triệu người sống bất hợp pháp tại Mỹ được cấp quốc tịch.
Quyết định trên của ông Biden vấp phải sự phản đối phản đối mạnh mẽ của đảng Cộng hòa khi cho rằng chính sách của ông sẽ khiến số người di cư tìm cách vượt biên trái phép vào Mỹ tăng mạnh và sẽ gây nên một cuộc khủng hoảng ở biên giới.
Số người nhập cư trái phép vào Mỹ bị bắt giữ tại khu vực biên giới chung với Mexico trong tháng 2 đã tăng 28% so với tháng 1 vừa qua.
Cụ thể, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) đã bắt giữ khoảng 100.000 người, trong đó có gần 9.500 trẻ không có người thân đi cùng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ cam kết người di cư bất hợp pháp cũng được tiếp cận vaccine
06:38' - 03/02/2021
Chính phủ Mỹ cam kết rằng những người di cư bất hợp pháp cũng được tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 như những công dân khác.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ dành 4 tỷ USD giúp Trung Mỹ phát triển để ngăn chặn làn sóng di cư
11:22' - 24/01/2021
Ngày 23/1, Tổng thống Mexico Andrés Manuel López Obrador cho biết tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết dành 4 tỷ USD giúp các nước Trung Mỹ phát triển kinh tế-xã hội nhằm ngăn chặn làn sóng di cư.
-
Kinh tế Thế giới
Tân Tổng thống Mỹ thay đổi chính sách về vấn đề người di cư
14:27' - 22/01/2021
Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thu hồi một số chính sách về người di cư gây tranh cãi nhất của người tiền nhiệm Donald Trump, mở ra hy vọng cho hàng triệu người trong diện cư trú bất hợp pháp tại Mỹ.
-
Đời sống
Số người di cư toàn cầu giảm 30%
08:24' - 18/01/2021
Theo báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, đại dịch COVID-19 đã khiến số người di cư trên toàn cầu giảm 30%, tương đương khoảng 2 triệu người, trong thời gian từ năm 2019-2020.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada công bố gói ngân sách hơn 100 tỷ CAD để phục hồi kinh tế
10:05'
Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland ngày 19/4 đã công bố kế hoạch chi tiêu trị giá 101,4 tỷ CAD (80,9 tỷ USD) nhằm giúp kinh tế nước này phục hồi từ đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Canada sẽ chi tiêu ở mức cao nếu dịch COVID-19 kéo dài
09:35'
Trong kế hoạch ngân sách năm 2021, Chính phủ Canada dự kiến duy trì chi tiêu ở mức cao để ứng phó với đại dịch COVID-19 và giải quyết bất bình đẳng xã hội, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Vụ kiện dẫn độ CFO Huawei: Bà Mạnh Vãn Châu đề nghị hoãn phiên tranh tụng
08:56'
Luật sư của bà Mạnh Vãn Châu muốn tổ chức phiên tranh tụng vào ngày 3/8 tới, thay vì vào cuối tháng 4 như dự kiến.
-
Kinh tế Thế giới
Vaccine ngừa COVID-19 có phải là cứu cánh cho kế hoạch "bong bóng du lịch"?
06:30'
Thế giới vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về các loại vaccine đã được phê duyệt, tiêm vaccine ngừa COVID-19 không có nghĩa có thể thoải mái đi lại giữa các nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế quý I/2021 của Hàn Quốc sẽ phục hồi như trước đại dịch
18:19' - 19/04/2021
Tăng trưởng kinh tế quý I/2021 của Hàn Quốc dự kiến sẽ phục hồi trở lại như trước đại dịch nhờ xuất khẩu và đầu tư phục hồi nhanh chóng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc có thể tham gia giám sát xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima
16:50' - 19/04/2021
Hàn Quốc có thể tham gia nhóm do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dẫn đầu giám sát việc Nhật Bản xả nước nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
-
Kinh tế Thế giới
Nhóm nhà đầu tư kêu gọi các ngân hàng đặt ra mục tiêu về khí thải nghiêm ngặt hơn
15:40' - 19/04/2021
Một số ngân hàng cho biết họ đã có kế hoạch tăng cường đầu tư vào năng lượng xanh và các hoạt động khác nhằm chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít carbon.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện mới sử dụng than đá
15:11' - 19/04/2021
Ấn Độ có thể xây dựng các nhà máy điện than mới với lý do chi phí thấp, bất chấp những lời kêu gọi ngày càng tăng từ các nhà môi trường nhằm ngăn chặn sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Trung Quốc nhất trí hợp tác ngăn biến đổi khí hậu
13:52' - 19/04/2021
Trung Quốc là nước phát thải lượng CO2 lớn nhất thế giới, tiếp đến là Mỹ. Hai nước phát thải gần một nửa lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch đang làm Trái Đất ấm lên.