Bộ trưởng Bộ Công Thương: Nghiên cứu chính sách gỡ khó XNK qua cửa khẩu
Ngày 23/1 (tức 29 tháng Chạp), Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã tới thăm và làm việc với Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hoá nội địa dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.
Khảo sát thực tế tại cửa khẩu Hữu Nghị, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định, Lạng Sơn là một trong những tỉnh biên giới có địa hình phức tạp, dễ xảy ra các vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Do đó, Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia 389 cũng như Bộ Công Thương thời gian qua đã có những chỉ đạo sát sao nhằm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm; trong đó có tỉnh Lạng Sơn.
Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao những nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, lực lượng quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389, Sở Công Thương cũng như các cơ quan chức năng tại địa phương thời gian qua đã phối hợp chặt chẽ để phát hiện và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh tại khu vực biên giới.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng cho rằng, cần tiếp tục nhìn nhận lại các vấn đề còn tồn tại như kim ngạch xuất khẩu của tỉnh giảm là do đâu, vận chuyển, buôn bán hàng lậu sẽ phải giải quyết thế nào để ngăn chặn dứt điểm...
Một trong những vấn đề được người đứng đầu ngành công thương quan tâm là việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của tỉnh Lạng Sơn năm 2019 giảm so với những năm trước.
Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt 4,75 tỷ USD, đạt 91% kế hoạch. Trong đó xuất khẩu giảm 14% so với năm 2018.
Ông Phùng Quang Hội- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết, từ năm 2017 trở lại đây, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra sôi động. Song sang năm 2019, hoạt động xuất nhập khẩu bắt đầu có những khó khăn.
Việc kim ngạch xuất khẩu giảm một phần là từ đầu năm 2019 trở lại đây, Trung Quốc tiếp tục có những thay đổi về chính sách và thực thi chính sách về thương mại biên giới.
Vì thế, tỉnh đã tăng cường quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, siết chặt khâu thực thi các quy định về quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, an toàn thực phẩm, truy suất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng, nhà máy đóng gói.
Cùng đó, thắt chặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch biên giới; quản lý chặt chẽ các mặt hàng chưa có trong danh mục được phép xuất khẩu vào Trung Quốc…
Về kiểm tra, kiểm soát thị trường, năm 2019 với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chống buôn lậu nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn giảm so với năm 2018.
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu là đồ điện, hàng may mặc sẵn, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, thực phẩm tươi sống. Cụ thể, trong năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 6.322 vụ (bằng 99,65% so với năm 2018).
Riêng trong tháng 1/2020, các lực lượng chức năng đã kiểm tra 626 vụ (bằng 131,51% so với tháng 12/2019, bằng 100,81% so với cùng kỳ); hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại biên giới trên địa bàn Lạng Sơn diễn ra khá ổn định.
Tuy nhiên, do tác động từ chính sách quản lý ngày càng chặt chẽ của Trung Quốc về các tiêu chuẩn quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc hàng hóa là nông sản, hoa quả, trái cây nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc.
Do vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2019 qua các cửa khẩu của Lạng Sơn đã sụt giảm so với các năm trước. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua địa bàn đạt gần 3,4 tỷ USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2018.
Về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, ngay từ tháng 11/2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Công Thương triển khai chương trình dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường.
Theo đó, toàn bộ hệ thống doanh nghiệp cung ứng và phân phối hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng chuẩn bị đầy đủ hàng hóa, phục vụ, đảm bảo về chất lượng và giá cả, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là hàng hóa tiêu dùng thiết yếu được đưa về phục vụ rộng khắp tới các xã, thôn, bản.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề xuất, kiến nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các đoàn làm việc trao đổi, đàm phán với Trung Quốc bổ sung thêm một số mặt hàng nông sản, thủy sản thế mạnh của Việt Nam nói chung và một số mặt hàng nông sản, hoa quả của tỉnh Lạng Sơn nói riêng được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.
Ngoài ra, phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức hội đàm, thống nhất với Trung Quốc cho phép nhập khẩu các mặt hàng nông sản qua các cửa khẩu khác của tỉnh Lạng Sơn như: Chi Ma, Na Hình, Bình Nghi để góp phần tăng khả năng thông quan xuất khẩu nông sản của cả nước.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng, năm nay, xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ có những diễn biến khó lường.
Chính vì vậy, để đạt được chỉ tiêu tổng kim ngạch cả nước 300 tỷ USD cũng như đạt mục tiêu mà tỉnh đề ra, ngay từ bây giờ Lạng Sơn cần tiếp tục cùng với các bộ, ngành Trung ương nâng cao năng lực xuất nhập khẩu hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản, hoa quả tươi sang Trung Quốc.
Mặt khác, Lạng Sơn phải chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ đó phát huy vị lợi thế và tiềm năng kinh tế cửa khẩu; nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng khu vực cửa khẩu.
Riêng với chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của nhân dân vẫn tiếp tục tăng cao nên hoạt động buôn lậu sẽ có những diễn biến phức tạp.
Bởi vậy, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lạng Sơn phải chỉ đạo các lực lượng nắm tình hình, đấu tranh, ngăn chặn hàng hóa nhập lậu ngay từ biên giới.
Bên cạnh đó, các lực lượng chống buôn lậu đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, xuất nhập cảnh trái phép; tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, chiến sỹ trực tiếp làm nhiệm vụ chống buôn lậu, quyết tâm không để xảy ra tình trạng cán bộ tham nhũng, tiếp tay cho buôn lậu, thiếu tinh thần trách nhiệm.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng để có thể ban hành chính sách hợp tác kinh tế quốc tế hợp lý, để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa với Trung Quốc qua các cửa khẩu của tỉnh.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, cần tăng cường xuất khẩu theo con đường chính ngạch thay vì tiểu ngạch. Đối với các yêu cầu về nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc phải chấp nhận luật chung, khi đã xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc các điều kiện tiêu chí của nước bạn, chúng ta phải đáp ứng.
“Nếu chúng ta không vượt qua hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc thì đừng nói đến việc tiếp cận với thị trường quốc tế”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh chỉ rõ.
Từ thực tiễn tích cực trong thời gian qua, những kiến nghị của tỉnh, các bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu cụ thể để tham mưu, báo cáo Chính phủ trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách để thương mại qua biên giới phải thực sự là công cụ phục vụ cho phát triển của địa phương, cũng như quan hệ hợp tác phát triển với nước bạn, đồng thời phục vụ cho bảo vệ an ninh, chủ quyền.
Đặc biệt, tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế để giải quyết kịp thời nhu cầu thực tiễn phát triển, tạo thuận lợi, đồng bộ trong chính sách của 2 bên, đảm bảo nâng cao năng lực của lực lượng chức năng tại cửa khẩu, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật phát 2 nước.
Bộ trưởng khẳng định, trong năm 2020 và những năm tới, Bộ Công Thương sẽ chủ động phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lạng Sơn để có những phương án cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
Cùng ngày, Bộ trưởng đã cùng với lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn đi thị sát, kiểm tra tình hình thị trường những ngày sát Tết Nguyên đán 2020 tại chợ Đông Kinh (Lạng Sơn)./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Thị trường ngày 29 Tết: Không có tình trạng khan hàng, tăng giá
19:31' - 23/01/2020
Qua ghi nhận tình hình trong ngày 29 Tết - ngày nghỉ đầu tiên của kỳ nghỉ lễ Tết Nguyên đán Canh Tý, nhu cầu mua sắm Tết tại hầu hết các tỉnh, thành phố khá nhộn nhịp và tăng cao so với ngày thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Nhu cầu tiêu thụ điện dịp Tết sẽ giảm thấp so với ngày thường
18:27' - 23/01/2020
Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0) cho biết, theo quy luật thì dự kiến nhu cầu tiêu thụ điện trong dịp Tết Nguyên đán sẽ giảm thấp so với ngày bình thường.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương đã hoàn thiện hồ sơ phê chuẩn Hiệp định EVFTA
18:02' - 22/01/2020
Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện châu Âu đã họp bỏ phiếu khuyến nghị cho các Nghị sĩ về việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 7
09:45'
Hoa Kỳ hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai, là thị trường xuất khẩu lớn nhất và là một trong những nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Điện lực (sửa đổi) cần giải quyết kịp thời, đồng bộ nhiều vấn đề
07:38'
Dự án Luật Điện lực (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến, hoàn thiện và dự kiến sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua trong vòng 1 kỳ họp tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm một công ty Việt Nam mở rộng hợp tác lao động với Đức
21:08' - 26/11/2024
Dự án cam kết cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho học viên Việt Nam, đảm bảo hỗ trợ toàn diện từ thủ tục hành chính, nơi ở, đến việc làm sau tốt nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.600 tỷ đồng
20:46' - 26/11/2024
Dự án được triển khai tại xã Thanh Nguyên và xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày được Nhà nước cho thuê đất.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Không cho phép miễn thuế nhập khẩu đối với hàng giá trị nhỏ
19:08' - 26/11/2024
ại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng. Luật Thuế giá trị gia tăng gồm 4 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thanh Oai (Hà Nội) phát triển đô thị xanh, sinh thái ở cửa ngõ phía Nam Thủ đô
19:07' - 26/11/2024
Thanh Oai có vị trí chiến lược trong phát triển phía Tây Nam Hà Nội. Địa phương "cửa ngõ" của Thủ đô được định hướng sẽ trở thành quận xanh, sinh thái đến khoảng năm 2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ động chiến lược quản trị nhân sự trong doanh nghiệp
18:46' - 26/11/2024
Với 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam hiện đang ở quy mô nhỏ, vừa và siêu nhỏ, khu vực này hiện đang đóng góp khoảng 60%GDP của cả nước và tạo ra khoảng 30% việc làm cho toàn xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo đảm sự linh hoạt thực hiện dự án đầu tư xây dựng đô thị và nông thôn
18:11' - 26/11/2024
Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn gồm 5 chương, 59 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đã sử dụng 5,9 triệu liều vaccine dịch tả lợn châu Phi
16:19' - 26/11/2024
Nhiều tỉnh đã từng có dịch bệnh rất nghiêm trọng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Ninh… nhưng sau 1-2 tháng sử dụng vaccine, dịch bệnh đã được kiểm soát, khống chế tốt.