Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Lấy nguồn lực nhà nước để khơi dậy, kích hoạt nguồn lực xã hội
Phát biểu tại “Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025” do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 28/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm 2025 là khơi thông mọi nguồn lực, lấy nguồn lực nhà nước để khơi dậy, dẫn dắt, kích hoạt nguồn lực xã hội; bảo đảm sự gắn kết giữa chiến lược, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nguồn lực của Nhà nước để thực hiện.
Bên cạnh đó, ngành thực hiện tốt nhiệm vụ tổng hợp, tham mưu với Đảng, Nhà nước về tổng kết 40 năm Đổi mới, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026-2030; cụ thể hóa, thể chế hóa bằng được tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về kỷ nguyên phát triển mới; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách đột phá, khả thi, hiệu quả cho giai đoạn phát triển tới của đất nước.Cùng với đó, theo dõi sát, nắm chắc tình hình, nâng cao năng lực phân tích, dự báo và thống kê để chủ động tham mưu, đề xuất; phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, đổi mới, linh hoạt, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn nữa.
Đặc biệt, ngành tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm tiến độ hoàn thành các chương trình, dự án, nhiệm vụ, đề án lớn trong năm 2025 để tập trung nguồn lực, thời gian cho các dự án, nhiệm vụ ưu tiên mới trong giai đoạn 2026-2030; đồng thời, hoàn thành mục tiêu đến hết năm 2025, Việt Nam có 3.000 km đường cao tốc, đến năm 2030 có 5.000 km và đầu tư các tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt đô thị, đường sắt kết nối với Trung Quốc, các dự án năng lượng hạt nhân, trí tuệ nhân tạo… Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường đối thoại kinh tế, thu hút các dự án FDI lớn, có tính lan tỏa, dẫn dắt cho các ngành, lĩnh vực kinh tế mới, chuỗi giá trị trong nước và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng chính sách đủ mạnh để kết nối kinh doanh, hợp tác cùng phát triển giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ tập trung nguồn lực cho các cực tăng trưởng, vùng động lực và hành lang kinh tế, tạo sức bật và lan tỏa ra các vùng, địa phương khác trên cả nước. Mặt khác, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu phát triển các mô hình kinh tế mới, các ngành, lĩnh vực mới, tạo động lực tăng trưởng mới; đi tắt đón đầu cùng xu thế phát triển của thế giới.
Ngoài ra, phát huy tối đa hiệu quả của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia, cả các trung tâm ở các vùng, địa phương, góp phần thúc đẩy xây dựng, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong nước; đồng thời, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ của nền kinh tế; phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất để tăng năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nhìn lại năm 2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngành kế hoạch - đầu tư, thống kê cũng đã gặt hái được nhiều kết quả nổi bật; đó là tư duy chủ động kiến tạo, tăng trưởng bứt tốc, phát triển đột phá, quyết định tương lai, lấy phát triển để duy trì ổn định, ổn định để thúc đẩy phát triển; tầm nhìn về thời điểm “hội tụ” các lợi thế, sức mạnh để cất cánh, phát triển mạnh mẽ và toàn diện, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã khẳng định quyết tâm tháo gỡ mọi rào cản thể chế, biến “điểm nghẽn của điểm nghẽn” thành “đột phá của đột phá” cho phát triển, khơi thông, giải phóng mọi nguồn lực của nền kinh tế; thể hiện rõ nét ở quá trình phân cấp mạnh mẽ, tạo sự chủ động, linh hoạt, phát huy hiệu quả nguồn lực công và năng lực quản lý cấp thực hiện trong Luật Đầu tư công (sửa đổi); chuyển mạnh từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” trong Luật sửa đổi, bổ sung 4 luật về đầu tư, trong đó, kiến tạo “luồng xanh” để rút ngắn thủ tục của các dự án đổi mới sáng tạo, bán dẫn, công nghệ cao trong khu công nghiệp đến 260 ngày để dự án sớm khởi công, đưa vào khai thác, vận hành. Quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên, không ngừng phát huy những thành tựu đạt được sau 40 năm Đổi mới, nhất là từ đầu nhiệm kỳ đến nay, giúp nước ta tích lũy thế và lực cho sự phát triển bứt phá trong giai đoạn tiếp theo.Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tập trung theo dõi sát, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo để chủ động, linh hoạt, kịp thời điều chỉnh trọng tâm ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành, phù hợp với diễn biến tình hình thực tế và yêu cầu phát triển đặt ra. Kết thúc năm 2024, Việt Nam có khả năng hoàn thành 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, tốc độ tăng trưởng khoảng 7%, vượt mục tiêu đề ra (6-6,5%).
Bên cạnh đó, thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt nhiều kết quả rõ nét nhờ đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm, cách thức tổ chức triển khai. Về thể chế, tư duy xây dựng pháp luật đã chuyển đổi theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, tư duy quản lý không cứng nhắc nhằm giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Cùng với đó, nhiều chính sách, giải pháp được triển khai đồng bộ, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, thích ứng với các xu hướng mới toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI toàn cầu vốn đang suy giảm và cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các quốc gia. Đặc biệt, Chính phủ và Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới NVIDIA đã ký kết thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển và Trung tâm Dữ liệu trí tuệ nhân tạo (AI). Đây là sự kiện mang tính bước ngoặt lịch sử đối với Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển AI hàng đầu ở châu Á. Cùng đó, việc xử lý các doanh nghiệp, ngân hàng yếu kém, dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả đạt kết quả tích cực. Thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các ngành, lĩnh vực mới như kinh tế số, tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chíp, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp công nghệ cao… và các mô hình kinh tế mới như trung tâm tài chính quốc tế, khu vực, khu thương mại tự do… tại một số địa phương. “Đây là những kết quả quan trọng, tạo đà, khí thế mới để phấn đấu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025, chuẩn bị cho giai đoạn tăng trưởng cao 2026-2030 và hiện thực hóa tầm nhìn của Tổng Bí thư về kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 (Phần 1)
19:08' - 27/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025.
-
DN cần biết
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Phước Bình 2, tỉnh Đồng Nai
18:07' - 27/12/2024
Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Nghị quyết về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động đoàn đại biểu Quốc hội
22:39' - 28/12/2024
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tp. Hồ Chí Minh chuẩn bị thông xe một phần dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50
18:59' - 28/12/2024
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 50 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đang gấp rút thi công để sớm đưa vào khai thác phục vụ người dân, nhất là phần đường song hành Quốc lộ 50.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chinh: Cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia
18:57' - 28/12/2024
Thủ tướng Chính phủ lưu ý Tập đoàn phải xây dựng chiến lược phát triển và Đề án cơ cấu lại Petrovietnam theo mô hình Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng quốc gia.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tranh thủ thời cơ phục hồi, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế
14:32' - 28/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy triển khai các công trình kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng số...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ngành Kế hoạch và Đầu tư thực hiện 5 tiên phong để cùng cả nước về đích
13:15' - 28/12/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo ngành Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục làm tốt hơn nữa trong công tác điều hành kế hoạch và điều phối kinh tế vĩ mô.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất 10 giải pháp cải cách, phát triển kinh tế năm 2025
12:23' - 28/12/2024
Sáng 28/12, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Cao Huy giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ
12:17' - 28/12/2024
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 1669/QĐ-TTg điều động, bổ nhiệm ông Cao Huy, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
-
Kinh tế Việt Nam
Vốn FDI chất lượng cao: Động lực mới cho kinh tế Bình Dương
11:34' - 28/12/2024
Những ngày cuối năm 2024, Bình Dương đã đón tiếp nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đến khảo sát và xúc tiến đầu tư, nổi bật trong đó là Tập đoàn IHI (Nhật Bản) và Daewoo E&C (Hàn Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2025, Bộ Công Thương sẽ tăng tỷ lệ cung ứng hàng Việt trên nền tảng số
11:03' - 28/12/2024
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đổi mới, tổ chức kết nối cung cầu hàng hóa giữa doanh nghiệp Việt Nam và kênh phân phối trong nước trên môi trường trực tuyến.