Bolivia chỉ trích mô hình phát triển kinh tế tư bản
Ngày 30/11, phát biểu tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP21) tại thủ đô Paris (Pháp), Nhà lãnh đạo Bolivia tố cáo chính chủ nghĩa tư bản đã gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và cho rằng sự sống trên Trái Đất sẽ bị hủy hoại nếu các quốc gia không thay đổi mô hình phát triển kinh tế tư bản.
Ông kêu gọi tất cả các chính phủ, đặc biệt là các cường quốc tư bản ngừng ngay việc hủy hoại Trái Đất.
Ông nhấn mạnh: "Chúng ta không thể giữ im lặng vì im lặng là đồng lõa và chúng ta không thể nói về một sự thận trọng khi chúng ta đang đứng trước ngưỡng cửa của sự hủy diệt chắc chắn sẽ xảy ra”.
Tổng thống theo đường lối cánh tả Morales là một trong những người đi đầu trong việc kêu gọi các nước trên thế giới đạt được một thỏa thuận trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như yêu cầu các nước giàu phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ Trái Đất.
Thậm chí, Tổng thống Ecuador Rafael Correa đã đề xuất việc thành lập một tòa án công lý quốc tế về môi trường.
Trong một phát biểu trước đó tại hội nghị COP21, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã chỉ trích các nước phát triển cố tình đẩy gánh nặng trách nhiệm hạn chế lượng khí phát thải carbon sang các nước nghèo. Ông nhấn mạnh về mặt lịch sử, các quốc gia phát triển luôn phải chịu trách nhiệm về môi trường khí hậu, thời tiết "bất ổn" hiện nay.
Tổng thống Mugabe cho rằng thật phi lý khi các quốc gia phát triển - những nước thải ra môi trường lượng lớn khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính - không chỉ do dự trong việc hỗ trợ các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, mà còn muốn đẩy gánh nặng này sang các nước nghèo./.
TTXVN- Từ khóa :
- COP21
- Bolivia
- biến đổi khí hậu
- phát triển
- kinh tế
- tư bản
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tiếp tục hạn chế xuất khẩu với chip Trung Quốc
15:09'
Mỹ có kế hoạch áp lệnh trừng phạt lớn thứ ba đối với ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc, hạn chế xuất khẩu cho 140 công ty, trong đó có Naura Technology Group, Piotech và SiCarrier Technology.
-
Kinh tế Thế giới
Dự đoán của Bloomberg về kịch bản thuế quan của ông Trump
15:09'
Trong kịch bản của mình, Bloomberg Economics dự đoán sẽ có ba đợt tăng thuế quan, bắt đầu từ mùa Hè năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy đình chỉ khai khoáng biển sâu
14:00'
Na Uy đã đình chỉ các kế hoạch cấp giấy phép khai thác khoáng sản dưới biển sâu vào năm tới, do vấp phải sự phản đối của các nhóm môi trường và tổ chức quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố các lựa chọn nhân sự về chính trị-an ninh
08:14'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong các ngày 30/11 và 1/12, Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố lựa chọn nhân sự cho các vị trí phụ trách chính trị, an ninh trong chính quyền mới.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore
21:17' - 01/12/2024
Chiều 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam ở Singapore.
-
Kinh tế Thế giới
Điện hạt nhân: Động lực thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh của Trung Quốc
16:28' - 01/12/2024
Điện hạt nhân là ngành công nghiệp chiến lược công nghệ cao ít carbon, sạch. Việc phát triển năng lượng hạt nhân đã trở thành lựa chọn chung của nhiều nước nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
PMI sản xuất tháng 11/2024 của Trung Quốc lập mức cao mới
14:27' - 01/12/2024
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11/2024 vẫn bùng nổ tháng thứ hai liên tiếp, lập mức cao mới trong 7 tháng.
-
Kinh tế Thế giới
Dự án phát điện quang nhiệt kiểu tháp quy mô lớn nhất Trung Quốc hòa lưới
14:22' - 01/12/2024
Dự án phát điện quang nhiệt tháp quy mô lớn nhất của Trung Quốc tại thành phố Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc đã phát điện toàn bộ công suất và chính thức hòa lưới điện.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11' - 01/12/2024
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.