Các công ty châu Âu để mắt đến thị trường năng lượng Iran
Các công ty năng lượng châu Âu cho biết họ đang chờ đợi thỏa thuận hạt nhân mà Iran đạt được với sáu cường quốc thế giới (gồm năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh và Nga cùng với Đức) hôm 14/7 được thực thi để họ có cơ hội tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí đốt của quốc gia Trung Đông này.
Ngay sau khi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Iran được hoàn tất, một loạt công ty và doanh nghiệp năng lượng lớn như DNO ASA (Na Uy), Royal Dutch Shell (Hà Lan/Anh), Total (Pháp), BP (Anh) và Eni (Italy, I-ta-li-a)) đã thể hiện sự quan tâm lớn đến các dự án dầu khí mới của Iran, coi đây là những cơ hội kinh doanh hấp dẫn.
Các quan chức Bộ Dầu mỏ Iran cho hay nước này có thể phát triển gần 50 dự án dầu mỏ và khí đốt trị giá 185 tỷ USD. Theo Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Namdar Zanganeh, Tehran sẽ tăng công suất xuất khẩu dầu thô thêm nửa triệu thùng mỗi ngày trong vòng 2 tháng sau khi các lệnh trừng phạt được bãi bỏ và thêm 1 triệu thùng/ngày sau 6 tháng.
Iran cũng có kế hoạch xây dựng đường ống dẫn khí đốt xuyên quốc gia thứ chín của mình để xuất khẩu khí đốt sang Thổ Nhĩ Kỳ và từ đó sang thị trường châu Âu.
Tháng 6/2010, các đại diện đặc biệt của Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã phê chuẩn dự án xây dựng đường ống dài 1.850 km với số vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ euro để xuất khẩu trực tiếp khí đốt của Iran. Với công suất vận chuyển khí đốt tự nhiên khoảng 110 triệu m3/năm, đường ống thứ chín này dự kiến được xây dựng trong thời gian 3 năm.
Các nguồn không chính thức cho biết, ngoài Thụy Sỹ, Hy Lạp ngỏ ý muốn mua khí đốt của Iran. Các quốc gia khác gồm Đức, Ba Lan, Nhật Bản, Áo, Oman, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq đã trực tiếp tham gia các thương thuyết mua bán khí đốt với Tehran.
Hãng thông tấn FNA chính thức của Iran mới đây dẫn lời Thứ trưởng Bộ Dầu mỏ Iran Ali Majedi cho hay, bộ này có các chương trình xuất khẩu khí đốt tự nhiên quy mô lớn sang thị trường châu Âu. Ông Majedi nói thêm châu Âu rất quan tâm đến việc nhập khẩu khí đốt của Iran để giảm bớt sự độc quyền của Nga.
Iran sở hữu trữ lượng khí đốt thuộc hàng lớn nhất thế giới, song nước này hiện chỉ sản xuất hơn 700 triệu m3 khí/ngày, chủ yếu phục vụ nhu cầu trong nước. Theo đánh giá của các quan chức châu Âu và giới phân tích, Iran là một trong những nhà cung cấp năng lượng an toàn nhất.
- Từ khóa :
- Iran
- năng lượng
- dầu mỏ
- khí đốt
- nước ngoài
- đầu tư
- BP
- Shell
- Total
- Trung Đông
- châu Âu
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu đã bắt đầu lo cho mùa Đông tới
16:19'
Châu Âu đã vượt qua được cuộc khủng hoảng năng lượng sau xung đột tại Ukraine, nhưng các doanh nghiệp và hộ gia đình đã bắt đầu nghĩ về việc làm thế nào để "sống sót" qua mùa Đông tới.
-
Kinh tế Thế giới
Khách quốc tế đến Thái Lan có thể vượt 30 triệu lượt trong năm 2023
16:19'
Tổng cục Du lịch Thái Lan (TCT) dự báo lượng du khách nước ngoài tới thăm “xứ sở Chùa Vàng” có thể vượt 30 triệu lượt trong năm nay, cao hơn đáng kể so với con số dự báo chính phủ đưa ra trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Argentina muốn thúc đẩy thương mại cân bằng và đa dạng với Trung Quốc
09:38'
Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Santiago Cafiero nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy “thương mại song phương cân bằng và đa dạng hơn”.
-
Kinh tế Thế giới
Nga cấm giao hàng theo hợp đồng áp giá trần dầu mỏ của phương Tây
08:22'
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký nghị định về thủ tục thực hiện sắc lệnh Tổng thống liên quan áp giá trần dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Đảng Nhân dân Campuchia thông qua nhiều quyết sách quan trọng
14:01' - 30/01/2023
Đại hội đại biểu toàn quốc bất thường của Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền đã thông qua nhiều quyết sách quan trọng liên quan công tác lãnh đạo và định hướng phát triển đất nước trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Algeria cấp thị thực tại chỗ để kích cầu du lịch
10:23' - 30/01/2023
Hiện những du khách tham gia các chuyến đi do các công ty du lịch Algeria tổ chức có thể xin thị thực khi đến, tại sân bay hoặc tại các cửa khẩu biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Nga khẳng định sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức
21:44' - 29/01/2023
Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng liên lạc với Thủ tướng Đức Olaf Scholz, dù hiện tại một cuộc điện đàm giữa hai bên chưa có trong lịch làm việc của nhà lãnh đạo Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẽ thúc đẩy tiêu dùng và nhập khẩu
21:21' - 29/01/2023
Trung Quốc sẽ thúc đẩy phục hồi tiêu dùng như động lực chính của nền kinh tế và thúc đẩy nhập khẩu, giữa bối cảnh nhu cầu toàn cầu hạ nhiệt trước nguy cơ suy thoái của các nền kinh tế lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan và Lào đàm phán về hình thành tuyến đường sắt xuyên biên giới
18:55' - 29/01/2023
Thái Lan và Lào đang đàm phán về việc hình thành tuyến đường sắt kết nối giữa ba nước Trung Quốc-Lào-Thái Lan trong vòng từ 3-5 năm tới nhằm cắt giảm khoảng 30-50% chi phí vận chuyển hàng hóa.