Các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 17/10, lũ trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế và khu vực Tây Nguyên đang lên; trên các sông ở Quảng Nam, Quảng Ngãi có dao động.
Mực nước lúc 13 giờ ngày 17/10 trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là 7,36 m, dưới báo động 1 là 0,14 m; sông Gianh tại Mai Hóa là 5,28 m, trên báo động 2 là 0,28 m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 2,91 m, trên báo động 3 là 0,21 m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn là 6,93 m, trên báo động 3 là 0,93 m; sông Bồ tại Phú Ốc là 4,5 m, ở mức báo động 3; sông Hương tại Kim Long là 3,2 m, dưới báo động 3 là 0,3 m; sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 8,14 m, trên báo động 2 là 0,14 m; sông Thu Bồn tại Câu Lâu là 2,27 m, trên báo động 1 là 0,27 m; sông Srêpôk tại Bản Đôn là 171,38 m, trên báo động 1 là 0,38 m. Các sông ở Nghệ An và Quảng Ngãi còn dưới mức báo động 1. Từ 13 giờ ngày 17/10 đến 23 giờ ngày 17/10, lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Nghệ An, từ Quảng Bình đến Thừa Thiên - Huế tiếp tục lên; các sông ở Quảng Nam lên lại; các sông ở Quảng Ngãi và khu vực Tây Nguyên có dao động. Từ tối đến đêm 17/10, mực nước trên sông Gianh tại Mai Hóa lên mức 6,0 m, dưới báo động 3 là 0,5m; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy lên mức 3,4 m, trên báo động 3 là 0,7 m; sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn lên mức 7,3 m, trên báo động 3 là 1,3 m; sông Bồ tại Phú Ốc dao động ở mức 4,8 m, trên báo động 3 là 0,3 m (với dự kiến xả hồ Hương Điền là 2000 m3/s); sông Hương tại Kim Long dao động ở mức 3,7 m, trên báo động 3 là 0,2m (với dự kiến xả hồ Bình Điền và Tả Trạch là 2700 m3/s); sông Vu Gia tại Ái Nghĩa lên mức 9,2m, trên báo động 3 là 0,2 m (với lưu lượng xả dự kiến của các hồ là 3000 m3/s); sông Thu Bồn tại Câu Lâu ở mức 2,5 m, trên báo động 1 là 0,5 m (với lưu lượng xả dự kiến của hồ sông Tranh 2 là 800 m3/s).Đến sáng 18/10, mực nước tại Câu Lâu ở mức 2,6 m, trên báo động 1 là 0,6m. Mực nước trên sông Ngàn Sâu, các sông ở khu vực Tây Nguyên dao động ở mức báo động 1 và trên báo động 1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam và khu vực Tây Nguyên, đặc biệt tại các huyện: Hương Sơn, Hương Khê, Vụ Quang, Đức Thọ (Hà Tĩnh); Minh Hóa, Tuyên Hóa, Lệ Thủy, Quảng Trạch, Quảng Ninh, Bố Trạch (Quảng Bình); Hướng Hóa, Đăkrông, Cam Lộ và phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng (Quảng Trị); A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền (Thừa Thiên - Huế); Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang, Phước Sơn, Nông Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Nam Trà My, Bắc Trà My (Quảng Nam). Nguy cơ ngập lụt vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam, đặc biệt tại huyện Cẩm Khê, thị xã Kỳ Anh, thành phố Hà Tĩnh (Hà Tĩnh); các huyện: Quảng Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy và thành phố Đồng Hới (Quảng Bình); các huyện: Hướng Hóa, Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị (Quảng Trị); các huyện: Hương Thủy, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền và thành phố Huế, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế); các huyện: Duy Xuyên, Nông Sơn và thành phố Hội An (Quảng Nam). Nguy cơ cao xảy ra mất an toàn tại các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhỏ xung yếu. Cấp độ rủi ro thiên tai do lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất cấp 3. Theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, những biện pháp phi công trình được kết hợp một cách hài hoà với biện pháp công trình, hỗ trợ biện pháp công trình sẽ phát huy hiệu quả cao trong việc đối phó với lũ quét. Các biện pháp phi công trình bao gồm: Lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ quét (xác định vùng nguy cơ cao; nguy cơ trung bình và vùng ít có khả năng xảy ra lũ quét).Bản đồ này là một trong những căn cứ quan trọng để đề ra các biện pháp phòng, tránh lũ quét.
Quản lý sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng vùng đất hạn chế phát triển trong vùng có nguy cơ lũ quét cao; đối với các khu dân cư đã phát triển thiếu quy hoạch trước đây thì cần được quy hoạch lại, chính quyền cần lập kế hoạch tái định cư, đưa đân ra khỏi vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất./.
>>>Mưa lớn, đường vào Thủy điện Rào Trăng 3 xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mưa lớn, đường vào Thủy điện Rào Trăng 3 xuất hiện nhiều điểm sạt lở mới
09:52' - 17/10/2020
Sáng 17/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, do điều kiện thời tiết diễn biến xấu, có mưa lớn, gây khó khăn cho lực lượng tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.
-
Kinh tế Việt Nam
Công điện về cứu nạn trong vụ sạt lở đất tại Tiểu khu 67 và khu vực Thủy điện Rào Trăng 3
18:13' - 16/10/2020
Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn vừa gửi công điện về việc cứu nạn, khắc phục hậu quả sạt lở đất tại Tiểu khu 67 và Nhà máy Thủy điện Rào Trăng 3.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương: Các hồ thủy điện đang vận hành, đảm bảo an toàn theo quy định
17:27' - 16/10/2020
Bộ Công Thương, cho biết, thời gian qua, Bộ đã thực hiện các giải pháp để đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện.
-
Chứng khoán
Một công ty thủy điện có lợi nhuận quý III tăng hơn 6 lần
09:48' - 16/10/2020
Công ty cổ phần Sông Ba (mã chứng khoán: SBA) có lợi nhuận ròng tăng 525,41%, tương ứng hơn 6 lần so với cùng kỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Liên kết chuỗi giá trị hướng đến xuất khẩu sản phẩm lợi thế
19:20' - 23/11/2024
Ninh Thuận đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để từng bước xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09' - 23/11/2024
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07' - 23/11/2024
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03' - 23/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04' - 23/11/2024
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39' - 23/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.