Các nhà quản lý quỹ đầu tư tại Anh đánh giá cao triển vọng đầu tư vào Việt Nam
Theo bài viết, Việt Nam đang là một trong những “con cưng” của thị trường đầu tư mới nổi. Với khoảng 50% dân số dưới 35 tuổi và tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng, Việt Nam là một trong những nền kinh tế cận biên năng động nhất thế giới và không phải chịu tác động nặng nề từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 như các quốc gia khác.
Một số nhà quản lý quỹ đầu tư bày tỏ sự quan tâm đến thị trường Việt Nam và hiện có hoạt động kinh doanh ở đây, đơn cử như ngân hàng tư nhân Bordier & Cie của Thụy Sĩ.
Bài viết dẫn lời ông Khanh Vu, đồng quản lý Quỹ Vietnam Opportunity thuộc Quỹ đầu tư VinaCapital, nhận định điểm chính làm nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam là Việt Nam đang tiếp bước các nền kinh tế “con hổ châu Á” đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì vậy, quỹ đạo tương lai ở 3 khía cạnh thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu tiêu dùng và của cải của người dân Việt Nam là khá rõ ràng. Hơn nữa, về cơ bản, Việt Nam là “con hổ châu Á” duy nhất còn lại để đầu tư khi xét trên mức độ phát triển kinh tế của các “con hổ châu Á” khác.
Bà Emily Fletcher, Giám đốc đầu tư nổi tiếng của BlackRock Frontiers, đánh giá Việt Nam là nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong thị trường cận biên, đã trải qua quá trình phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ trong 2 thập kỷ qua. Việt Nam nhận thấy lợi ích của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn 149 tỷ USD trong 20 năm qua, một phần nhờ quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung. Điều này thúc đẩy lĩnh vực sản xuất chế tạo, giúp xuất khẩu hằng năm tăng trưởng ở mức 2 con số, trung bình đạt 15,8%. Trong nước, nhân khẩu học cũng tạo thuận lợi cho tăng trưởng bền vững.
Giám đốc Quỹ Vietnam Holding, Craig Martin, dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 5.000 USD vào năm 2025 và đến năm 2035, có thể sẽ có thêm 35 triệu người trong nhóm thu nhập trung bình trên cả nước. Theo ông Martin, điều này "mang lại triển vọng thú vị cho các nhà đầu tư".
Việt Nam là một nền kinh tế rất cởi mở từ góc độ thương mại, với hơn 200% GDP là xuất khẩu và nhập khẩu. Trong 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi từ một nhà xuất khẩu nguyên liệu thô thành nhà sản xuất hàng hóa thành phẩm và bán thành phẩm, cũng như xuất khẩu các dịch vụ (như công nghệ thông tin).
Trong khi đó, Giám đốc Quỹ đầu tư Pacific Horizon, ông Ewan Markson-Brown, nhận định với mức thu nhập tương đối thấp, Việt Nam nổi bật là một trong số các quốc gia thành công trong ứng phó với đại dịch COVID-19" khi chỉ ghi nhận hơn 1.000 ca mắc bệnh với 35 ca tử vong.
Về phần mình, Giám đốc Vietnam Holding Craig Martin nhấn mạnh công tác dập dịch của Việt Nam đã nhận được sự khen ngợi và ngưỡng mộ từ nhiều quốc gia khác. Theo ông, dù "còn quá sớm để kết luận đâu là yếu tố then chốt làm nên thành công, nhưng chắc chắn sự gắn kết xã hội và sự chung sức của mọi người là một phần quan trọng tạo nên phản ứng kiên cường.
Đừng quên Việt Nam là một trong những nạn nhân đầu tiên của dịch SARS năm 2003 và thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh do cúm gia cầm và cúm lợn, vì vậy, Việt Nam đã chuẩn bị các biện pháp ứng phó, quy trình và truyền thông tốt để đối phó với các dịch bệnh mới”./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Trao quyền nhiều hơn cho phụ nữ vì kinh tế Việt Nam phát triển bền vững
22:06' - 22/10/2020
Ngày 22/10, Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2020 có chủ đề “Rung chuông Vì một nền kinh tế thịnh vượng và bền vững” đã diễn ra tại Hà Nội.
-
Kinh tế Việt Nam
Những gam màu sáng cho kinh tế Việt Nam
14:52' - 02/10/2020
Trước những diễn biến khả quan hơn của kinh tế thế giới, sự phục hồi khá nhanh của Trung Quốc, kinh tế Việt Nam có cơ sở để hy vọng về sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và rõ nét hơn trong thời gian tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới chuyên gia kinh tế Singapore đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam
12:29' - 30/09/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, các chuyên gia kinh tế Singapore trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán nhận định kinh tế Việt Nam đã hồi phục trong quý III/2020 dù tăng trưởng yếu hơn dự báo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động sản xuất tại châu Á đình trệ
20:20' - 01/07/2022
Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ vào tháng Sáu vừa qua, do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung từ việc phong tỏa xã hội nghiêm ngặt ở Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Thâm hụt thương mại của Hàn Quốc cao nhất trong vòng 25 năm
18:08' - 01/07/2022
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MOTIE) ngày 1/7 công bố số liệu xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm, trong đó ghi nhận cán cân thương mại thâm hụt 10,3 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Eurozone tăng lên mức kỷ lục mới
17:43' - 01/07/2022
Giá tiêu dùng tại 19 nước thành viên Eurozone trong tháng 6 tăng 8,6%, vượt mức kỷ lục trước đó là 8,1% ghi nhận trong tháng 5.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức hai nước châu Âu
16:24' - 01/07/2022
Chiều 1/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Hungary, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland từ 26/6-30/6.
-
Kinh tế Thế giới
EU thắt chặt quy định sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài
12:54' - 01/07/2022
Các nhà lập pháp Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về những quy định mới cho phép sàng lọc các nhà đầu tư nước ngoài.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Mỹ tiếp tục tăng cao
11:34' - 01/07/2022
Chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE)-chỉ số được Fed sử dụng làm thước đo lạm phát đã tăng 6,3% trong tháng 5 so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
EU và Australia đẩy nhanh đàm phán FTA
11:06' - 01/07/2022
Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đẩy nhanh các cuộc đàm phán về Thỏa thuận Thương mại tự do (FTA) với Australia sau cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Anthony Albanese và Ủy viên EU Ursula von der Leyen.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát của Malaysia ở mức thấp nhất thế giới
10:58' - 01/07/2022
Tỷ lệ lạm phát của Malaysia vẫn nằm trong số nước thấp nhất trên thế giới do chính phủ đã thực thi các biện pháp kiểm soát giá hàng hóa và nhu yếu phẩm.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ gặp trở ngại lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
10:22' - 01/07/2022
Ngày 30/6, Tòa án Tối cao Mỹ ra phán quyết rằng Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) không được ban hành những quy định có ảnh hưởng sâu rộng nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính của các nhà máy điện.