Cách nào ngăn ngừa ô nhiễm môi trường trong chế biến thủy sản?
Điều này đòi hỏi phải có các biện pháp, công nghệ thu gom, xử lý chất thải phù hợp để ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường.
Hải Phòng được biết đến với những thương hiệu lớn trong ngành thủy sản như Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long, Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu Hải Phòng – nhà máy chế biến thủy sản F42, Công ty, Xí nghiệp Chế biến thủy sản Seasafico… Đặc biệt, Hải Phòng phấn đấu đến năm 2030 trở thành Trung tâm chế biến thủy sản trọng điểm của cả nước.
Hải Phòng hiện có 156 cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm nông sản, thủy sản và muối. Trong số đó có 60 cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản. Các cơ sở chế biến chủ yếu quy mô nhỏ lẻ (hộ gia đình), quy trình sản xuất đơn giản, trang thiết bị còn thiếu, trình độ công nghệ chế biến chưa cao, sản phẩm xuất khẩu không đáng kể.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hải Phòng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đối với đa số các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản trên địa bàn thành phố không lớn do quy mô, sản lượng nhỏ. Nhưng về lâu dài việc tích tụ chất thải của các cơ sở sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nếu không có các biện pháp thu gom, xử lý chất thải phù hợp, theo đúng quy định.
Tỉnh Thanh Hóa cũng có 22 doanh nghiệp chuyên chế biến, kinh doanh thủy sản với tổng công suất khoảng 170 nghìn tấn nguyên liệu/năm. Trong số đó có 6 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Hầu hết các cơ sở, doanh nghiệp đã lập hồ sơ, thủ tục về môi trường; đã thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động theo nội dung đã cam kết trong hồ sơ, thủ tục về môi trường.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện đúng, đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, chưa đầu tư xây dựng đồng bộ hoặc có xây dựng nhưng không đúng tiêu chuẩn, công suất xử lý, không vận hành thường xuyên, chất thải chưa được thu gom và xử lý triệt để chất thải trước khi môi trường.
Theo ông Lê Minh Lương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Thanh Hóa, hạ tầng kỹ thuật phục vụ bảo vệ môi trường ở một số khu công nghiệp, khu sản xuất tập trung chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều cơ sở chế biến thủy, hải sản nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để, trong đó có các cơ sở chế biến thủy, hải sản.
“Cần tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, ông Lê Minh Lương cho hay.
Ông Nguyễn Công Thành, Viện Nghiên cứu Hải sản xác định, trọng tâm của phát sinh ô nhiễm trong chế biến thủy sản là vấn đề nước thải. Qua điều tra cho thấy, tỷ lệ các cơ sở chế biến thủy sản có hệ thống xử lý nước thải đến nay còn rất thấp so với yêu cầu. Do nhiều nguyên nhân chất lượng nước sau khi xử lý, của một số hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa đạt các tiêu chuẩn môi trường.
Nhằm hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp về công nghệ xử lý nước thải, đơn vị đã tiến hành khảo sát hiệu quả xử lý các thành phần ô nhiễm trong nước thải chế biến thủy sản bằng một số mô hình thực nghiệm.
Theo ông Nguyễn Công Thành, mô hình quản lý tổng hợp môi trường đối với làng nghề chế biến hải sản truyền thống được xây dựng trên cơ sở khắc phục, bổ sung những tồn tại, hạn chế trong quản lý, bảo vệ môi trường đang thực hiện tại làng nghề. Theo đó, nâng cao vai trò của trưởng thôn, Chủ tịch UBND xã kết hợp cùng cán bộ chuyên môn tài nguyên môi trường, các ngành của xã và tổ cán bộ chuyên môn vệ sinh môi trường thôn gắn kết với hộ gia đình.
Hiện Viện Nghiên cứu hải sản đang áp dụng mô hình quản lý tổng hợp môi trường tại: làng nghề chế biến hải sản khô xã Gio Việt, Gio Linh, tỉnh Quảng Trị; làng nghề chế biến nước mắm xã Phong Hải, Phong Điền, Thừa Thiên Huế...
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Công Thành đề xuất cần định kỳ đánh giá thực trạng trong quản lý, bảo vệ môi trường, đánh giá nguồn và lượng thải trong chế biến thủy sản. Đồng thời cần xây dựng, hướng dẫn và nhân rộng thực hiện các giải pháp quản lý, biện pháp kỹ thuật bảo vệ môi trường trong các làng nghề chế biến thủy sản, cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ hoàn thành tiêu chí nông thôn mới, an toàn thực phẩm.
Có các nghiên cứu xây dựng, áp dụng và hỗ trợ cơ sở chế biến thủy sản giảm thiểu nguồn thải, những công nghệ xử lý tiên tiến, tăng hiệu quả xử lý, giảm chi phí và thân thiện với môi trường.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, Cục Thủy sản, nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường…, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.
Theo đó, đến năm 2030, nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.../.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tăng thu nhập từ chế biến cá khô
08:10' - 16/08/2023
Với nghề chế biến cá khô Vàm Láng, mỗi năm sử dụng 5.000 tấn cá các loại, trị giá trên 50 tỷ đồng, cung cấp cho thị trường 1.500 tấn khô cá mối, cá lưỡi trâu, cá chỉ vàng, cá đổng, cá lù đù…
-
Kinh tế & Xã hội
Tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm, doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
15:36' - 04/08/2023
UBND tỉnh Cà Mau đang nỗ lực chỉ đạo các sở, ngành, địa phương kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nuôi tôm và các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Ứng dụng khoa học công nghệ giúp nuôi tôm hiệu quả
15:43'
Nghề nuôi tôm nước lợ tỉnh Bến Tre phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, đặc biệt là nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và gần đây nhất là nuôi tôm công nghệ cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Long An khởi động đề án một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao
15:27'
Ðề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1490/QĐ-TTg ngày 27/11/2023, trong đó có 12 tỉnh, thành vùng Ðồng bằng sông Cửu Long tham gia; quy mô đến 2025 là 300.000 ha, đến 2030 là 1 triệu ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng 3 tuyến đường giao thông
15:14'
UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực tiếp cận Bệnh viện Phụ sản Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện Nhi Trung ương cơ sở 2, huyện Quốc Oai.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội rà soát, công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ
13:56'
Kế hoạch này nhằm nâng cao nhận thức về Luật Đường bộ và trách nhiệm của các cấp, ngành, nhân dân trong thi hành Luật Đường bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy kho đựng đồ của quán bar Titan tại phố trung tâm - Hai Bà Trưng (Hà Nội)
12:04'
Bước đầu, lực lượng chức năng xác định không có thiệt hại về người. Khu vực bị cháy là kho chứa đồ ở tầng trên cùng của căn nhà.
-
Kinh tế & Xã hội
Sóng gió mới ập đến tập đoàn đa ngành hàng đầu Ấn Độ
12:03'
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã ban hành lệnh triệu tập tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani liên quan đến cáo buộc hối lộ tại Mỹ, một phần trong bản cáo trạng liên bang gây chấn động nhắm vào ông.
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng khẩn trương hoàn thành hồ sơ 2 dự án cao tốc trong tháng 11
10:52'
Hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương sau khi hoàn thành sẽ kết nối thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Nâng chế tài xử phạt về hành vi buôn lậu thuốc lá để tăng tính răn đe
10:34'
Trong các tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, Cục Quản lý thị trường thành phố Cần Thơ sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa để ngăn chặn hành vi buôn lậu, gian lận thương mại của các đối tượng.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Trị mong Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan sớm hình thành
10:24'
“Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Đensavan” sẽ khai thác tối đa lợi thế là tỉnh đầu cầu của EWEC về phía Việt Nam trong tình hình mới.