Campuchia đồng ý nối lại việc nhập khẩu một số loại cá từ Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, ngày 8/2, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đã ra thông cáo báo chí về việc tiếp tục cho phép nhập khẩu các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là 4 loại cá da trơn gồm: cá tra, cá bớp, cá trê và cá quả từ các nước láng giềng chung biên giới với Campuchia, trong đó có Việt Nam.
Trước đó, ngày 19/1/2021, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đã gửi công thư tới Bộ trưởng Bộ Thương mại Campuchia Pan Sorasak nêu rõ việc các lô hàng cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu qua Campuchia không được thông quan và bị đẩy trở lại Việt Nam.
Theo điều XX của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại, các biện pháp hạn chế xuất/nhập khẩu chỉ được áp dụng trong các trường hợp ngoại lệ gồm (i) bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội; (ii) bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật; (iii) bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm, tác phẩm lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ quốc gia hoặc (iv) bảo vệ môi trường. Lệnh cấm nhập khẩu 4 loại cá nói trên của Campuchia có dấu hiệu đi ngược lại tinh thần tự do hóa thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Thông cáo của Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia ngày 8/2/2021 còn cho biết Bộ sẽ tiếp tục lấy ý kiến của Hiệp hội Nuôi trồng thủy sản Campuchia, các thương nhân xuất khẩu-nhập khẩu thủy sản và các cơ quan có thẩm quyền liên quan là đối tác thương mại của Campuchia để xây dựng và công nhận các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Trong cuộc trao đổi ngày 8/2 với phóng viên TTXVN, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Campuchia, ông Lê Biên Cương nhận định rằng phía Campuchia đã có thiện chí và phản ứng tích cực trước Công văn của Bộ Công Thương Việt Nam về việc thực hiện đúng tinh thần tự do hóa thương mại của WTO và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Theo ông Lê Biên Cương, có thể phía Campuchia đang cân nhắc áp dụng thêm biện pháp kỹ thuật phi thuế quan trong việc nhập khẩu các loại cá nói trên, trong đó có yêu cầu về giấy phép nguồn gốc/chất lượng sản phẩm này của Việt Nam.
Theo đánh giá của một số chuyên gia, thông qua cơ chế Ủy ban thúc đẩy nuôi trồng thủy sản Campuchia, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Campuchia đang nỗ lực giải quyết những khó khăn trong ngành nuôi trồng thủy sản nội địa nhằm phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành này, phù hợp với các nguyên tắc thương mại tự do, đảm bảo bảo vệ sức khỏe con người, động vật, môi trường và thúc đẩy tăng trưởng hoạt động thương mại.
Theo Bộ Công Thương, trong những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm giá trị thủy sản sang Campuchia. Tuy Campuchia không phải là thị trường lớn đối với thủy sản của Việt Nam nhưng nhu cầu nhập khẩu của thị trường tương đối ổn định, đóng góp tốt cho việc phát triển thương mại ở khu vực biên giới, tạo việc làm và thu nhập nhất định cho người dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thông tin mới nhất việc Campuchia ngừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn từ Việt Nam
08:48' - 06/02/2021
Ngày 5/2, Bộ Thương mại Campuchia có công văn phản hồi chính thức việc ngày 8/1/2021, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Campuchia ra thông báo dừng nhập khẩu 4 loại cá da trơn từ Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá da trơn sang Hoa Kỳ
18:22' - 06/11/2019
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chính thức công nhận Việt Nam là quốc gia đủ điều kiện xuất khẩu sản phẩm cá và cá Siluriformes (cá da trơn; trong đó có cá tra) sang Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoa Kỳ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát ATTP cá da trơn của Việt Nam
11:51' - 04/11/2019
Hoa Kỳ công nhận tương đương hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa kỳ là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành cá tra bền vững trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu tăng tốc cuộc cách mạng năng lượng để giảm phụ thuộc vào Nga
05:30'
Kế hoạch RePowerEU của được kỳ vọng sẽ cho phép Liên minh châu Âu (EU) giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga trong dài hạn và giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước EU không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga
20:41' - 20/05/2022
Các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã không đạt được thỏa thuận về lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga, được coi là phần cốt lõi của gói trừng phạt thứ sáu do khối này đề xuất hồi đầu tháng Năm.
-
Kinh tế Thế giới
Máy bay quân sự Mỹ hạ cánh "bất thường" xuống sân bay Nhật Bản
18:15' - 20/05/2022
Truyền thông địa phương ngày 20/5 đưa tin một máy bay vận tải Osprey của quân đội Mỹ đã "hạ cánh bất thường" tại một sân bay ở tỉnh Kagoshima, Tây Nam của Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc nối lại việc cấp thị thực du lịch ngắn hạn từ ngày 1/6
17:57' - 20/05/2022
Bộ Tư pháp Hàn Quốc nêu rõ quyết định này nhằm thu hút thêm du khách nước ngoài để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và tiếp thêm động lực cho các ngành liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia và Singapore hợp tác xây dựng cảng container quốc tế
15:45' - 20/05/2022
Khu công nghiệp (KCN) Kendal rộng 2.700 ha ở tỉnh Trung Java - liên doanh giữa Indonesia và Singapore - đang trong quá trình mở rộng với kế hoạch xây dựng một cảng container quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cắt giảm lãi suất tham chiếu do tác động của dịch COVID-19
14:57' - 20/05/2022
Trung Quốc ngày 20/5 thông báo sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt nhằm “hỗ trợ” những người mua nhà và các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.
-
Kinh tế Thế giới
G7 thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu
09:09' - 20/05/2022
Các Bộ trưởng phát triển G7 đã quyết định thành lập liên minh vì an ninh lương thực toàn cầu nhằm hỗ trợ thế giới chống lại cuộc khủng hoảng lương thực đang rình rập.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đàm phán mua dầu mỏ của Nga để tăng dự trữ chiến lược
06:50' - 20/05/2022
Ngày 19/5, hãng Bloomberg dẫn nguồn thạo tin tiết lộ Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
-
Kinh tế Thế giới
Ukraine tiếp tục hợp tác với Nga về xuất khẩu khí đốt như thế nào?
06:30' - 20/05/2022
Đường ống dẫn khí đốt mang nguồn năng lượng này từ Nga đến châu Âu thông qua Ukraine tiếp tục mang lại lợi ích cho Ukraine, bất chấp cuộc xung đột của nước này với Nga.