Campuchia trước nguy cơ bị trừng phạt kinh tế vì vấn đề chính trị


EU đã bày tỏ quan ngại về sự xói mòn các quyền dân chủ và cảnh báo những hậu quả kinh tế mà nước này phải đối mặt. Trong khi đó, Mỹ đã rút lại toàn bộ khoản tiền tài trợ cho Ủy ban Bầu cử Quốc gia với lập luận rằng cuộc bầu cử 2018 sẽ không công bằng và minh bạch.
Mỹ và EU có tầm quan trọng lớn đối với Campuchia với các thị trường nhập khẩu chiếm khoảng 65% lượng hàng hóa của nước này. Những ảnh hưởng trong việc Mỹ và EU rút lại các khoản hỗ trợ tài chính có thể gây tổn hại cho đời sống người dân tại đây.Riêng EU đã từng lên kế hoạch chi khoảng 410 triệu euro cho đất nước này trong khoảng thời gian từ 2014-2020. Tuy nhiên, ông Hun Sen vẫn tỏ ra ngang ngạnh và thách thức Mỹ cắt mọi viện trợ.Trong một cuộc trả lời phỏng vấn thẳng thắn khác thường vào ngày 29/11, Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt đặt câu hỏi liệu Chính phủ Campuchia có “mong muốn thành thực” để thiết lập mối quan hệ tốt với Mỹ hay không, trong khi Thủ tướng Hun Sen tiếp tục khẳng định Mỹ đứng đằng sau một một cuộc “cách mạng”.Trong 40 phút trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Đại sứ Heidt nói rằng Vương quốc Campuchia đã cho Mỹ thấy “những dấu hiệu rõ ràng” rằng họ không “muốn quan tâm tới một mối quan hệ tích cực”.Khi đề cập đến việc hoãn một chương trình tập trận chung nhằm cứu hộ nhân đạo trên biển, ông Heidt nói: “Kể từ khi tôi đến đây, nói một cách thành thực, Chính phủ Khmer đã có rất nhiều bước đi chống lại Mỹ. Vì vậy, tôi cảm thấy không hề có mong muốn thành thật từ Chính phủ Khmer để có một mối quan hệ tốt với Mỹ”.Chính phủ Campuchia đã biện hộ cho việc bỏ tù thủ lĩnh đảng đối lập Kem Sokha và việc giải tán Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) bằng cách nói rằng đảng này đã âm mưu cùng với Mỹ để tiến hành một cuộc “cách mạng màu”.Trong khi đó, ông Hun Sen và một loạt nhà lãnh đạo hàng đầu của Campuchia thường xuyên lặp lại lời kêu gọi trong những tháng vừa qua đối với di sản của cuộc chiến tranh do Mỹ để lại, dẫn tới việc Mỹ đã rút ngân khoản hỗ trợ công tác tháo dỡ mìn ở phía Đông Campuchia.Tuy nhiên, những đe dọa trừng phạt này dường như khó có thể gây sức ép đối với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ngược lại, vị thủ tướng, cầm quyền quốc gia Đông Nam Á này hơn 3 thập kỷ qua, đã thách thức Mỹ cắt toàn bộ viện trợ đối với nước này. Phán quyết của Tòa án tối cao giải thể CNRP và “xóa tên” 118 thành viên của đảng này, bao gồm cả những nghị sỹ quốc hội, ra khỏi các hoạt động chính trị trong vòng 5 năm, được thực hiện theo yêu cầu của chính quyền Hun Sen. CNRP bị cáo buộc âm mưu cấu kết với nước ngoài, trong đó có Mỹ, để tiến hành cuộc cách mạng màu. Việc giải tán đảng đối lập dường như là động thái của ông Hun Sen nhằm loại bỏ mối đe dọa trước khi diễn ra cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào năm tới, trong một nỗ lực nhằm kéo dài quyền lực của ông. CNRP đã thu hút được sự quan tâm của cử tri trong thời gian qua.Trong cuộc bầu cử địa phương hồi tháng 6 vừa qua, CNRP đã nhận được sự ủng hộ của khoảng 3 triệu người dân Campuchia, tương đương với 44% số cử tri. Dù cáo buộc phản quốc đối với CNRP là có thật hay chỉ là động cơ chính trị, thì CNRP, vốn bị coi là mối đe dọa lớn đối với đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền của ông Hun Sen trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, giờ đã chỉ còn là dĩ vãng. Cắt đứt hỗ trợ phát triển kèm theo các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể gây phương hại Chính phủ Campuchia, song chúng không nhất thiết buộc Chính phủ Campuchia phải thay đổi hành động trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử.Trước hết, các biện pháp trừng phạt hiếm khi có tác dụng. Các biện pháp trừng phạt hiệu quả đòi hỏi việc triển khai hàng loạt chiến lược gắn kết với nhau cũng như sự hợp tác với tất cả các bên tham gia, bao gồm các chủ thể là quốc gia và phi quốc gia. Thế nhưng, điều này không đúng với Campuchia khi Pnom Penh có mối quan hệ kinh tế-thương mại đa dạng và quan hệ gần như đồng minh với Trung Quốc.Trong khi đó, quy tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên thuộc khối ASEAN và mối quan hệ củng cố của Phnom Penh với Nga cũng có tác dụng như “phao cứu sinh” cho Campuchia trước các biện pháp cô lập về ngoại giao.Ví dụ, hai hạm đội tàu chiến Thái Bình Dương của Nga bao gồm tàu khu trục lớp Ulaloy đã cập cảng Sihanoukville và tiến hành tập trận hải quân chung tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia hồi đầu tháng này. Vì vậy, nếu lệnh trừng phạt thực sự được áp đặt, thì Trung Quốc, Nga và thậm chí cả các nước ASEAN khác có thể sẽ tung phao cứu sinh cho Phnom Penh. Thứ hai, các biện pháp trừng phạt chỉ làm phương hại nhiều hơn đến người dân hơn là giới lãnh đạo. Các xe tăng Mỹ có thể đã không ồ ạt tiến vào các cửa ngõ ở thủ đô Baghdad năm 2003 nếu các biện pháp trừng phạt có tác dụng với nhà lãnh đạo Saddam Hussein.Tương tự, Triều Tiên có lẽ đã không tồn tại đến ngày hôm nay nếu các lệnh trừng phạt quốc tế do Mỹ đứng đầu có tác dụng. Đôi khi, các biện pháp trừng phạt lại vô tình trở thành động lực cũng như chỉ dẫn cho đối tượng bị trừng phạt cách thức tồn tại và thậm chí “sống tốt” trong điều kiện này.Từ quan điểm của CPP, không có biện pháp trừng phạt nào khắc nghiệt hơn những trừng phạt mà nước này trải qua hồi những năm 1980, thời điểm mà Campuchia đã bị các nước phương Tây cô lập về mặt ngoại giao và kinh tế.
Tuy nhiên, CPP khi ấy đã nỗ lực để tồn tại và giờ đây tự tin vượt qua các biện pháp trừng phạt một lần nữa nếu bị áp đặt. Ngoài ra, CPP có thể đã tính toán kỹ lưỡng lộ trình cho cuộc bầu cử năm 2018.
Trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia sang Trung Quốc thấp hơn so với kim ngạch xuất khẩu của nước này sang EU, Mỹ và Nhật Bản.Tuy nhiên, chính phủ do CPP đứng đầu vẫn có thể dựa vào những đối tác không phải là phương Tây như Trung Quốc trong ngắn và trung hạn, để có đủ thời gian loại bỏ các mối đe dọa hiện hữu từ phía đảng đối lập và để củng cố quyền lực sau cuộc bầu cử 2018. Đến thời điểm ấy, căng thẳng có thể sẽ lắng dịu, tạo điều kiện để các cuộc đàm phán chính trị có thể được tiến hành.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam có nên mua điện có điều kiện từ Lào và Campuchia?
19:14' - 02/12/2017
Theo gợi ý của đại diện Trung tâm Stimson, Việt Nam cần tăng cường hợp tác với Lào và Campuchia để thúc đẩy lập kế hoạch cấp khu vực đầu tư vào năng lượng tái tạo và mua bán điện xuyên biên giới.
-
Kinh tế Thế giới
APEC 2017: Thủ tướng Samdech Hun Sen dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Campuchia tham dự
08:17' - 09/11/2017
Theo Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cao cấp của Campuchia tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 ngày 10/11 tại Đà Nẵng.
-
Kinh tế Thế giới
Campuchia sửa đổi luật bầu cử
12:48' - 12/10/2017
Ngày 12/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Campuchia đã đồng ý chuyển đề nghị sửa đổi, bổ sung 4 luật bầu cử cho Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội xem xét, nghiên cứu.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc - Nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Campuchia
06:30' - 11/08/2017
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của Campuchia hiện nay, trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN là nguồn cung cấp FDI chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giảm kiểm tra hải quan với nhiều hàng hóa giữa Anh-EU
21:09' - 19/05/2025
Chính phủ Anh cho biết, thỏa thuận kinh tế mới với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giảm bớt việc kiểm tra hải quan đối với các sản phẩm thực phẩm và thực vật để "cho phép hàng hóa lưu thông tự do trở lại".
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc du khách miễn thị thực từ năm 2028
20:25' - 19/05/2025
Chính phủ Nhật Bản sẽ áp dụng hệ thống sàng lọc trước khi nhập cảnh đối với du khách đến từ các quốc gia được miễn thị thực từ năm tài chính 2028 nhằm thúc đẩy ngành du lịch đang phát triển mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ-Hàn lên kế hoạch đàm phán thuế quan cấp chuyên viên lần hai
19:46' - 19/05/2025
Hàn Quốc và Mỹ sẽ thảo luận kỹ thuật lần thứ hai về chương trình thuế quan tại Washington trong tuần này.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đưa vào hoạt động tuyến tàu chở hàng kết nối với ASEAN
19:45' - 19/05/2025
Chi nhánh Quảng Tây của Tập đoàn Bưu chính Trung Quốc vừa tổ chức chuyến tàu chuyên chở 700 tấn ván ép từ cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) đến ga An Viên của Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc đối mặt với thách thức
17:46' - 19/05/2025
Tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc chậm lại trong tháng Tư, giữa bối cảnh cuộc chiến thương mại đe dọa làm chậm đà phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025
16:03' - 19/05/2025
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật cắt giảm thuế toàn diện của Mỹ vượt qua rào cản đầu tiên
12:29' - 19/05/2025
Tối 18/5 theo giờ Mỹ (tức sáng 19/5 theo giờ Việt Nam), Ủy ban Ngân sách Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế toàn diện được Tổng thống Donald Trump đề xuất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc áp thuế chống bán phá giá nhựa lên tới gần 75%
11:14' - 19/05/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo nước này sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với các mặt hàng nhựa kỹ thuật POM copolymer nhập khẩu từ Đài Loan (Trung Quốc), Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh nghiệm đắt giá từ thành phố "ma"
09:20' - 19/05/2025
Trung Quốc xác định đô thị hóa là con đường tất yếu để hiện đại hóa đất nước và là động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong tương lai.