Cần bỏ cơ chế xin- cho khi bảo tàng tự chủ tài chính
Dù là địa phương có nguồn thu khá cao nhưng Thành phố Hồ Chí Minh vẫn khó có thể đầu tư đầy đủ cho 7 bảo tàng trực thuộc thành phố, dẫn đến thời gian qua các bảo tàng gặp khó khăn trong công tác sưu tập, trưng bày và bảo quản hiện vật do thiếu kinh phí.
Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, các bảo tàng nên tiến tới tự chủ tài chính nhằm tự chủ cung ứng dịch vụ để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bảo tàng tự chủ tài chính, thành phố vẫn cần tạo ra các cơ chế hợp lý hơn nữa.
Bảo tàng vẫn có thu khi tự chủ tài chính
Với mô hình tự chủ tài chính hoàn toàn của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh từ năm 2014 đã minh chứng các bảo tàng vẫn có thể "đứng vững” khi không có nguồn ngân sách của nhà nước.
Có thể thấy rõ điều này khi so sánh các nguồn thu của bảo tàng năm 2016 và năm 2013 – năm trước khi tự chủ tài chính. Nguồn thu từ phí tham quan của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh năm 2016 đạt hơn 13 tỷ đồng tăng 62,1% so với năm 2013 và nguồn thu từ các dịch vụ tại bảo tàng năm 2016 đạt 3,8 tỷ tăng 223% so với năm 2013.“Có những dịch vụ chúng tôi thấy rất thiết thực và cần được khai thác như in ấn phẩm về bảo tàng, phối hợp các đơn vị khác tổ chức hội thảo, trưng bày để có thêm kinh phí hay mở các dịch vụ phục vụ ăn, uống cho khách…Tuy nhiên do còn được trợ cấp của nhà nước, chúng tôi chần chừ chưa muốn làm. Nhưng khi toàn bộ ngân sách nhà nước dành cho bảo tàng đã bị ngưng cấp, lúc đó chúng tôi mới buộc phải làm để có thể “sống” và đồng thời đáp ứng nhu cầu của du khách.
Nhờ mạnh dạn triển khai các dịch vụ mà từ 2015 đến nay, đơn vị đã dần dần ổn định nguồn thu, duy trì tốt các khoản chi thường xuyên, phục vụ tốt công tác chuyên môn, đảm bảo được đời sống của cán bộ viên chức, người lao động”, ông Châu Phước Hiệp – Phó Giám đốc Bảo tàng Chứng tích chiến tranh chia sẻ.
Thành công của Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã tác động rất lớn đến các bảo tàng còn lại. Tuy nhiên, cho đến nay trong số các bảo tàng còn lại chưa có bảo tàng nào mạnh dạn tiến tới tự chủ hoàn toàn.Nhiều ý kiến cho rằng, với những điều kiện về cơ sở vật chất và đặc thù khác nhau không phải bảo tàng nào cũng có thể mở rộng khai thác các dịch vụ. Chẳng hạn, đối với những bảo tàng về danh nhân như Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Tôn Đức Thắng sẽ khó mở các dịch vụ ăn, uống ngay trong khuôn viên bảo tàng.
Hay khi tự chủ tài chính nguồn thu chủ yếu phụ thuộc vào việc bán vé tham quan, nhưng những bảo tàng chuyên môn như Bảo tàng Mỹ Thuật khá kén người xem. Thông thường, khách có am hiểu về mỹ thuật mới ghé bảo tàng tham quan.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: Chúng tôi có lượng khách nước ngoài tham quan rất đông cũng như đã khai thác có hiệu quả các dịch vụ để tăng nguồn thu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi chúng tôi nỗ lực thực hiện mới dần dần chuyển sang tự chủ hoàn toàn trong tương lại.Cần có lộ trình và cơ chế hợp lý
Nhằm khuyến khích các bảo tàng mạnh dạn thực hiện tự chủ hoàn toàn, thành phố cần tạo ra các cơ chế hợp lý như quy định thời gian chuyển tiếp, cấp ngân sách thông qua từng hợp đồng giữa thành phố với bảo tàng… Đồng thời để các bảo tàng tự chủ hơn nữa trong mọi hoạt động rất cần thành phố có chính sách tạo điều kiện cho các bảo tàng phát triển các dịch vụ hỗ trợ cũng như tổ chức, quản lý bảo tàng.
Đến giữa tháng 11/2014, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh mới có quyết định chính thức về tự chủ nhưng ngay từ đầu tháng 1/2014, toàn bộ ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị đã bị ngưng. Việc chuyển đổi đột ngột như vậy đã để lại những hậu quả lớn cho Bảo tàng Chứng tích chiến tranh.10 nhân viên nghỉ việc đồng thời. Đời sống cán bộ viên chức – người lao động có lúc xuống thấp đến mức gây hoang mang (trong năm đầu tiên tự chủ thu nhập tăng thêm chỉ có 290.000 đồng/tháng từ giám đốc đến bảo vệ). Nhiều chỉ tiêu hoạt động chuyên môn bị giảm sút về số lượng lẫn chất lượng.
“Vì vậy trong tương lai, các bảo tàng bạn, các đơn vị sự nghiệp khác khi chuyển đổi sang tự chủ toàn phần rất cần có lộ trình, có thời kỳ chuyển tiếp khoảng từ 3 đến 6 năm để thích nghi dần với cơ chế tự chủ toàn phần để không gây “sốc” cho lãnh đạo lẫn cán bộ viên chức – người lao động.Trong thời gian chuyển tiếp đó, các bảo tàng có thể tích lũy tài chính; chỉnh đốn, bổ sung bộ máy nhân sự, đặc biệt là các chức danh công tác liên quan đến tài chính, pháp luật; xây dựng chương trình công tác phù hợp với yêu cầu mới, trong đó có các hoạt động dịch vụ hợp pháp.”, bà Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Bảo Tàng Chứng tích chiến tranh nhận định.
Cũng theo các chuyên gia, khi các bảo tàng tự chủ tài chính không có nghĩa thành phố sẽ không đầu tư cho các bảo tàng. Mà thành phố nên quản lý và hỗ trợ các bảo tàng thông qua hình thức cấp ngân sách hoạt động cho các bảo tàng theo từng hợp đồng giữa thành phố với bảo tàng.Hàng năm, các bảo tàng lập các dự án kế hoạch hoạt động, thành phố sẽ xem xét từng dự án, ký hợp đồng để bảo tàng thực hiện. Thành phố cũng có thể không cấp đầy đủ kinh phí khi dự án không đạt yêu cầu.
Ngược lại, các nguồn thu được từ thực hiện các dự án, bảo tàng hoàn toàn có quyền tự chủ thu, chi. Với cơ chế quản lý này, các bảo tàng vẫn được thành phố hỗ trợ nếu làm tốt đồng thời thành phố vẫn quản lý được hoạt động chuyên môn của các bảo tàng.
Ngoài ra, để các bảo tàng thực sự tự chủ về mọi mặt đặc biệt là về tài chính, thành phố nên bỏ cơ chế xin – cho.
Chẳng hạn, đối với Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, dù đã có nguồn thu tự chủ không phải là ngân sách nhà nước và mọi kế hoạch hoạt động chuyên môn đã được thông qua nhưng khi cần chi tiền cho một hoạt động chuyên môn nào đó vẫn phải gửi đơn xin phép không khác so với lúc chưa tự chủ tài chính hoàn toàn./.
>>> Không đặt nặng tinh giản biên chế với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Các trường đại học tự chủ tài chính tăng mạnh học phí năm học 2017-2018
18:07' - 23/07/2017
Phải tự hạch toán, tính đúng tính đủ để lấy thu bù chi nên học phí của các trường tự chủ tài chính khá cao và sẽ tăng lên theo lộ trình hàng năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Không đặt nặng tinh giản biên chế với đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
18:25' - 04/03/2017
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng đẩy mạnh xã hội hóa, giảm được số hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tạo thêm việc làm cho lao động xã hội là vấn đề nên khuyến khích.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Bổ sung diện tích rào chắn phục vụ khoan hầm dự án đường sắt đô thị
08:21'
Sở Xây dựng Hà Nội đã cấp phép bổ sung diện tích rào chắn thi công và phân luồng tổ chức giao thông phục vụ thi công hạng mục thi công gia cố nền đất tại khu vực giếng đứng trên đường Kim Mã.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV: Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
08:19'
Sáng 23/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung: đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.