Cần giải bài toán về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi
Bên hành lang Quốc hội, phóng viên TTXVN có cuộc trao đổi với đại biểu Trần Đình Gia (đoàn Hà Tĩnh), Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh xung quanh dự thảo Luật Chăn nuôi và các giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.
Phóng viên: Theo ông ngành chăn nuôi của Việt Nam đang có những thuận lợi, khó khăn gì?Đại biểu Trần Đình Gia: Nói về thuận lợi, trước hết phải nói là ngành chăn nuôi của Việt Nam có truyền thống; thứ 2 những vật nuôi của Việt Nam đa dạng đã góp phần phục vụ tốt nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Thứ 3 là điều kiện tự nhiên của chúng ta với nhiều vùng miền khí hậu khác nhau nên rất thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển.Bên cạnh đó, việc chỉ đạo đối với ngành chăn nuôi đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư. Đây là những cơ sở cho ngành chăn nuôi phát triển.Tuy nhiên, ngành chăn nuôi cũng có những khó khăn nhất định. Lâu nay cơ sở pháp lý điều chỉnh ngành chăn nuôi mới dừng lại ở pháp lệnh, do đó việc quy định quản lý ngành này chưa được chặt chẽ. Lần này Quốc hội bàn để ban hành Luật Chăn nuôi là hết sức cần thiết, mặc dù tôi cho rằng thời điểm này mới bàn đến là hơi muộn.Thứ 2, trong dự thảo Luật Chăn nuôi, đối tượng tác động và phạm vi điều chỉnh cơ bản đã bao quát hết được những nội dung cần phải điều chỉnh của ngành chăn nuôi. Ví dụ như quản lý về giống, về thức ăn chăn nuôi, cơ chế chính sách… đặc biệt là đã có những quy định về những điều cấm trong chăn nuôi. Ngoài ra, dự thảo Luật Chăn nuôi cũng đã có quy định về giải pháp huy động các thành phần, nguồn lực trong xã hội tham gia phát triển ngành chăn nuôi.Tôi tin tưởng rằng sau khi luật này được ban hành sẽ có những điều chỉnh để ngành chăn nuôi của chúng ta phát triển đúng hướng, đặc biệt là phải khắc phục được những tồn tại lâu nay, ví dụ như sản phẩm chăn nuôi không đáp ứng được những quy chuẩn, tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm (vượt tiêu chuẩn về kháng sinh..).Về quản lý thức ăn chăn nuôi, tôi cho rằng đây cũng là vấn đề nhức nhối lâu nay, gần như cuộc tiếp xúc cử tri nào cũng có ý kiến về chất lượng thức ăn chăn nuôi. Lần này dự thảo Luật đã có những quy định chặt chẽ về vấn đề này.Thứ 3, những ảnh hưởng của ngành chăn nuôi đối với môi trường cũng đã được dự thảo Luật Chăn nuôi đưa vào, ví dụ như nếu chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu vực dân cư, chăn nuôi quy mô trang trại… cũng đã có những quy định chặt chẽ về vấn đề vệ sinh môi trường…
Tuy nhiên, dự thảo Luật Chăn nuôi mới được thảo luận lần đầu, tôi tin tưởng rằng qua thảo luận lần này các đại biểu Quốc hội sẽ có nhiều ý kiến đóng góp cho ban soạn thảo. Tôi hy vọng khi Luật Chăn nuôi được ban hành sẽ đáp ứng được việc quản lý cũng như khuyến khích ngành chăn nuôi của chúng ta phát triển trong thời gian tới.Phóng viên: Thời gian vừa qua giá thực phẩm ví dụ thịt lợn đã có lúc xuống rất thấp gây khó khăn cho người nuôi, theo ông cần có những giải pháp nào để hạn chế tình trạng này?Đại biểu Trần Đình Gia: Có 3 việc cần phải xem xét, thứ nhất là thực hiện tốt quy hoạch ngành chăn nuôi với quy mô phù hợp. Thứ hai, cần xây dựng dự báo nhu cầu sản phẩm của chăn nuôi và thứ ba là mở rộng thị trường.Chúng ta phải xác định Việt Nam với hơn 90 triệu dân là thị trường rất rộng lớn cần tập trung khai thác. Tuy nhiên để có đầu ra ổn định cho các sản phẩm chăn nuôi thì ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng cùng phải xác định hướng mở rộng thị trường xuất khẩu. Ví dụ, năm ngoái thị trường thịt lợn xuất khẩu sang Trung Quốc khó khăn do chúng ta không xuất được theo chính ngạch, điều này cũng góp phần làm giảm giá thị lợn trong nước rất sâu, gây tổn thất kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi.Tóm lại, để có đầu ra ổn định cho ngành chăn nuôi thì cần phải làm tốt quy hoạch, dự báo chính xác và tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu.Phóng viên: Vậy theo ông để đẩy mạnh xuất khẩu thì cần có những giải pháp nào?Đại biểu Trần Đình Gia: Để sản phẩm chăn nuôi có thể xuất khẩu sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… thì sản phẩm chăn nuôi phải được sản xuất ở quy mô trang trại. Tiếp theo cần phải xác định mặt hàng nào có thể xuất khẩu và có thế mạnh. Vấn đề này theo tôi Nhà nước phải làm để khuyến cáo với bà con. Vấn đề tiếp theo là phải thực hiện quy hoạch quy mô nuôi và thu hút hút các nguồn lực, trong đó có nguồn lực nhà nước hỗ trợ.Điều quan trọng nhất là cần tăng cường quản lý nhà nước để đảm bảo chăn nuôi đúng với quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng các điều kiện để có thể xuất khẩu. Đó là 3 yếu tố tôi cho rằng rất cần thiết. Ngoài ra, Nhà nước phải làm tốt chức năng tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường ở nước ngoài.Nếu việc này mà để người dân, doanh nghiệp loay hoay làm thì rất khó. Có thể nói về khâu tìm kiếm thị trường lâu nay chúng ta rất hạn chế. Người dân lúng túng, mò mẫm, nếu không làm tốt vấn đề này thì không thể đưa sản phẩm của chúng ta ra nước ngoài.Bên cạnh đó, về nguồn vốn, tôi cho rằng Nhà nước phải lo một số khâu trong quy trình phát triển của ngành chăn nuôi. Đặc biệt phải có chính sách về tín dụng để khuyến khích người dân tham gia phát triển ngành chăn nuôi. Ví dụ như ưu đãi về lãi suất vay, chính sách về đất đai để giải quyết chăn nuôi tập trung cho người dân cùng với quy hoạch, tiêu chuẩn như thức ăn, giống vật nuôi…Phóng viên: Xin cám ơn ông!Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng khi tái đàn lợn
16:37' - 06/06/2018
Ngành chăn nuôi tỉnh Bạc Liêu đang khuyến cáo người dân thận trọng khi quyết định tái đàn lợn, nhất là ồ ạt tái đàn khi giá lợn đang tăng mạnh gần đây.
-
Kinh tế tổng hợp
Khuyến cáo người chăn nuôi không găm hàng chờ giá lợn tăng cao
15:23' - 25/05/2018
"Trước mắt, bà con cũng không nên có ý định găm hàng chờ giá lên cao mới bán. Bởi, rất có thể vừa tốn chí phí thức ăn mà chưa chắc đã bán được giá tốt như hiện tại”, ông Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.
-
Kinh tế tổng hợp
Vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phạt đến 200 triệu đồng
19:25' - 11/05/2018
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản là 1 năm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc tiến độ cao tốc Bắc–Nam qua Đà Nẵng, Quảng Ngãi
21:35' - 09/07/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình yêu cầu Đà Nẵng, Quảng Ngãi bàn giao mặt bằng toàn tuyến cao tốc Bắc–Nam (Hòa Liên–Túy Loan, Quảng Ngãi–Hoài Nhơn, Hoài Nhơn–Quy Nhơn, Quy Nhơn–Chí Thạnh) trước 15/7.
-
Kinh tế Việt Nam
Lào Cai đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
21:34' - 09/07/2025
Chiều 9/7, UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp du lịch nhân kỷ niệm 65 năm Ngày Du lịch Việt Nam (9/7/1960 - 9/7/2025).
-
Kinh tế Việt Nam
Bắc Ninh bàn giải pháp đẩy nhanh tiến độ dự án Cảng hàng không quốc tế Gia Bình
21:15' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn chủ trì hội nghị rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh sẵn sàng giải phóng mặt bằng cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
20:42' - 09/07/2025
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua TP. Hồ Chí Minh dài 17km, TP. Hồ Chí Minh đã sẵn sàng thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho dự án này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch phát triển kinh tế tư nhân
20:27' - 09/07/2025
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký Quyết định 1938/QĐ-BCT ban hành kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân.
-
Kinh tế Việt Nam
Sở hữu 681 tài nguyên, TP HCM hướng đến trung tâm du lịch hàng đầu Đông Nam Á
19:25' - 09/07/2025
Chiều 9/7, Sở Du lịch Tp Hồ Chí Minh cho biết, sau khi hợp nhất với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu cũ, trên địa bàn Thành phố sở hữu 681 tài nguyên có khả năng trở thành điểm đến du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn đàn kinh tế tư nhân 2025: Doanh nghiệp Tây Nam Bộ đón “thời cơ vàng”
19:24' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại phường Long Xuyên (tỉnh An Giang), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2025 chính thức khai mạc vòng đối thoại địa phương cụm Tây Nam Bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát động thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu
18:09' - 09/07/2025
Chiều 9/7, tại Ban Chỉ huy công trường, Đồng Tháp phát động phong trào thi đua đẩy nhanh tiến độ thi công cao tốc Cao Lãnh – An Hữu thành phần 2, hướng tới mốc hoàn thành vào quý III/2026.
-
Kinh tế Việt Nam
An Giang: Cơ hội để doanh nghiệp Việt kết nối giao thương vào thị trường Australia
18:07' - 09/07/2025
Lần đầu tiên, An Giang tổ chức kết nối giao thương trực tiếp và trực tuyến với doanh nhân Việt tại Australia, mở ra cơ hội đưa hàng nông sản, dược phẩm, công nghệ cao vươn ra toàn cầu.