Cần thiết thay đổi cách quản lý với thương mại điện tử
Với những thay đổi vượt ra khỏi các khuôn mẫu kinh doanh truyền thống, các chuyên gia cho rằng cần có sự thay đổi về tư duy quản lý cũng như cơ chế quản lý hiện hành để tạo không gian cho thương mại điện tử phát triển lành mạnh, hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi ích cho doanh nghiệp cũng như cộng đồng.
Bà Lê Thị Hà, Trưởng phòng Chính sách- Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, (Bộ Công Thương) cho rằng, cần rà soát, nghiên cứu, đánh giá toàn diện hạ tầng chính sách về thương mại điện tử, sửa đổi Luật Thương mại năm 2005 theo hướng bổ sung một số quy định khung mang tính cơ bản về thương mại điện tử như khái niệm hoạt động thương mại điện tử, nguyên tắc hoạt động, các hành vi bị cấm, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thao gia hoạt động thương mại điện tử… Văn bản pháp lý cao nhất trực tiếp điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử hiện nay là Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có quy định về các hình thức hoạt động thương mại điện tử nhưng chỉ nhắc đến các hoạt động diễn ra trên website. Năm 2015, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 59/2015/TT-BCT, theo đó đối tượng chủ sở hữu các ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động cũng phải tuân thủ mọi quy định pháp luật như website thương mại điện tử. Tuy nhiên, để thống nhất quy định về quản lý thương mại điện tử, cần có phương án bổ sung các đối tượng điều chỉnh trong Nghị định 52/2013/NĐ-CP theo hướng bao quát các mô hình thương mại điện tử cho phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Nhà nước cần hoàn thiện Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại điện tử và có chế tài hợp lý để giảm thiểu các hành vi gian lận, lừa đảo, ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh và niềm tin của người tiêu dùng. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhấn mạnh, thương mại điện tử phát triển dựa trên nền tảng của công nghệ, mà công nghệ thì thay đổi rất nhanh nên nhiều quy định quản lý đã không còn phù hợp. Theo đó, việc xây dựng và điều chỉnh pháp luật về thương mại điện tử nên hướng tới hệ sinh thái thương mại điện tử và phải tạo ra một nền tảng mang tính tích hợp để doanh nghiệp và người mua có thể thực hiện mọi thao tác mua - bán, thanh toán, giải quyết tranh chấp một cách nhanh chóng, dễ dàng. Cùng quan điểm, theo ông Vũ Quốc Tuấn, đại diện sàn thương mại điện tử Lazada, xu hướng chung của thương mại điện tử thế giới, mà điển hình là các doanh nghiệp thương mại điện tử thành công như Amazone, Alibaba… đều phát triển theo hệ sinh thái, còn các trang thương mại điện tử đơn lẻ đang có chiều hướng giảm dần. Về việc kiểm soát chất lượng hàng hóa, ông Vũ Quốc Tuấn chia sẻ, do đặc thù của các giao dịch qua không gian mạng nên việc người mua không hài lòng với sản phẩm là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những tình trạng trên và tạo niềm tin cho người tiêu dùng, các sàn giao dịch thương mại điện tử thường áp dụng cơ chế phản hồi cho người đã mua hàng. Theo đó, người mua hàng có thể phản hồi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ đã sử dụng và những phản hồi này là cơ sở để những người khác tham khảo trước khi lựa chọn. Đối với người tiêu dùng, trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch thương mại điện tử nào cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về sản phẩm, càng có nhiều thông tin, người tiêu dùng càng dễ dàng lựa chọn sản phẩm mình cần và hạn chế tối đa các tranh chấp phát sinh sau đó. Ông Lê Anh Huy - Phó Tổng giám đốc Công ty Sen Đỏ chia sẻ, việc người mua đặt hàng rồi nhận được một sản phẩm kém chất lượng hơn hoặc thậm chí khác hoàn toàn so với sản phẩm mẫu không phải là hiếm trong thương mại điện tử. Để hỗ trợ khách hàng đảm bảo các quyền lợi của mình, các sàn thương mại điện tử lớn đang thực hiện cơ chế bảo vệ khách hàng. Cụ thể, sau khi nhận hàng, người mua sẽ có khoảng thời gian nhất định, tùy theo mặt hàng để xem xét chất lượng, tính năng của sản phẩm. Nếu không hài lòng, khách hàng chỉ cần bấm vào thao tác khiếu nại trên ứng dụng và sàn thương mại điện tử sẽ giải quyết vấn đề. Chỉ khi nào người mua hài lòng với sản phẩm thì sàn thương mại điện tử mới chuyển tiền hàng cho người bán. Theo ông Lê Anh Huy, đây là giải pháp kiểm soát chất lượng hàng hóa hiệu quả mà niều sản giao dịch thương mại điện tử thế giới đang áp dụng. Cơ chế này khiến người bán hàng có ý thức hơn trong việc giới thiệu, mô tả sản phẩm và chịu trách nhiệm về những thông tin đã cung cấp cho khách hàng, đồng thời cũng tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Một vấn đề khác cần có định hướng rõ ràng đó là cơ chế giải quyết tranh chấp trong giao dịch thương mại điện tử. Thiệt hại của mỗi người mua trong một giao dịch thương mại điện tử thường không quá lớn, do đó người mua thường không muốn kiếu nại, thậm chí muốn cũng không biết thưa kiện với ai. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng thể, với hàng ngìn người mua phải chấp nhận bị thiệt hại thì đó là vấn đề lớn, ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của thương mại điện tử. Các chuyên gia cho rằng, cần có quy định xác nhận các giao kết trong giao dịch thương mại điện tử có giá trị pháp lý tương đương với hợp đồng mua bán trực tiếp để xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp. Mặt khác, nên hướng tới việc giải quyết các trahh chấp trong thương mại điện tử nói riêng và giao dịch thương mại nói chung thông qua cơ chế hòa giải hoặc trọng tài thương mại. Thêm vào đó, trong cuộc đua cạnh tranh giữa các doanh nghiệp thương mại điện tử doanh nghiệp nào càng có nhiều dữ liệu thì cơ hội thành công càng lớn. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý cần phải có giải pháp để cân bằng lợi ích trong việc xây dựng nền tảng dữ liệu lớn phục vụ nhu cầu phát triển thị trường của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo quyền thông tin cá nhân của mọi công dân. Chỉ khi nào quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia được đảm bảo một cách hài hòa mới tạo ra nền tảng để thương mại điện tử phát triển bền vững/.>>> Thương mại điện tử: Dư địa phát triển lớn nhưng không ít thách thức
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Công nghệ và sáng tạo sẽ giúp thương mại toàn cầu tăng trưởng
21:28' - 03/10/2018
Theo Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo, công nghệ và sáng tạo sẽ giúp thương mại toàn cầu tăng trưởng 1,8-2%/năm đến năm 2030.
-
Chuyển động DN
Amazon sẽ tăng lương khởi điểm cho công nhân Mỹ lên 15 USD/giờ
15:14' - 03/10/2018
"Người khổng lồ" về bán lẻ Amazon ngày 2/10 thông báo sẽ tăng mức lương khởi điểm cho công nhân Mỹ lên 15 USD/giờ.
-
Chuyển động DN
Alibaba khẳng định sức bật ngoạn mục từ châu Á
11:13' - 02/10/2018
Được khởi dựng tại một căn hộ nhỏ ở Hàng Châu, tập đoàn thương mại điện tử của Trung Quốc Alibaba ngày nay đã phát triển thành một trong những tập đoàn đa ngành và có giá trị nhất trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Đặt mục tiêu bàn giao 75% mặt bằng thi công cao tốc Chợ Mới - Bắc Kạn trong tháng 5
11:40'
Theo kế hoạch của chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Xây dựng), sau khi huy động công trường, lập bản vẽ thi công, trong tháng 4, tháng 5/2025 sẽ triển khai thi công ngay nền, kết cấu phần dưới.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành Đề án phát triển công nghiệp đường sắt và đào tạo nhân lực trong tháng 6
11:40'
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ, cơ quan, liên quan rà soát các chính sách để huy động các tập đoàn, tổng công ty lớn tham gia việc đầu tư, phát triển hệ thống đường sắt.
-
Kinh tế Việt Nam
Lâm Đồng thành lập Cụm công nghiệp Đạ Oai quy mô hơn 40 ha
10:58'
Ngày 8/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã có quyết định thành lập Cụm công nghiệp Đạ Oai (huyện Đạ Huoai mới) có tổng diện tích 40,79 ha với kinh phí đầu tư cơ sở hạ tầng trên 172 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9%
10:01'
Nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao trong các kỳ nghỉ lễ, Tết đầu năm; số lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao là các nhân tố đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành thương mại, dịch vụ...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp dụng thuế quan mới ít nhất 45 ngày
07:44'
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Đoàn đàm phán đề nghị Hoa Kỳ xem xét, hoãn áp dụng chính sách thuế quan mới ít nhất 45 ngày để hai bên có thời gian trao đổi, đàm phán...
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Hội nhập để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vượt lên
22:01' - 07/04/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tăng cường kết nối kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam với các nước để thích ứng tốt hơn với tình hình mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự Hội nghị Đầu tư thường niên 2025 ở UAE
21:40' - 07/04/2025
Ngày 7/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự AIM Congress lần thứ 14 tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab (Arập) Thống nhất (UAE).
-
Kinh tế Việt Nam
Quý I, vốn doanh nghiệp đăng ký bổ sung vào nền kinh tế gấp hơn 2 lần
20:49' - 07/04/2025
Tổng vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt 1.386.700 tỷ đồng, gấp gần 2,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Biến khó khăn thành cơ hội để cơ cấu lại thị trường, ngành hàng
20:37' - 07/04/2025
Chiều 7/4, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc làm việc với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng lắng nghe ý kiến đề xuất, bàn giải pháp trước chính sách thuế suất của Mỹ.