Căng thẳng Nga-Ukraine sẽ gây ra kịch bản tồi tệ nào cho nền kinh tế châu Âu?
Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga sau khi nước này triển khai chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến giá năng lượng toàn cầu tăng mạnh và niềm tin tiêu dùng sụt giảm tại châu Âu. Nga đang bị cắt đứt khỏi các thị trường tài chính ở phương Tây.
Giới chuyên gia dự đoán nền kinh tế châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Barclays đã giảm 1,7 điểm phần trăm trong dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Khu vực sử dụng dồng tiền chung euro (Eurozone) xuống 2,4%. Tiêu dùng tư nhân, đầu tư và xuất khẩu đều được dự đoán sẽ tăng chậm hơn trên khắp châu lục này.
Cùng lúc đó, giá năng lượng và các loại hàng hóa khác như lúa mỳ và kim loại lại tăng nhanh. Barclays đã nâng 1,9 điểm phần trăm trong dự báo lạm phát của Eurozone lên 5,6%. Nói cách khác, tình hình chiến sự tại Ukraine đang nhen nhóm cho một thời kỳ lạm phát đình trệ. Điều này đã từng có tiền lệ vào những năm 1970, khi một cú sốc về nguồn cung năng lượng đè nặng lên các nền kinh tế phát triển. Lạm phát đình trệ là một “cơn ác mộng” đối với giới hoạch định chính sách, vốn không có nhiều sự lựa chọn hữu hiệu để kìm hãm đà tăng giá mà không gây tổn thương cho nền kinh tế.Tại Mỹ, vào những năm 1970, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thời điểm đó là ông Paul Volcker cuối cùng đã buộc phải nâng lãi suất lên các mức chưa từng có tiền lệ để kiểm soát lạm phát.
Quay lại hiện tại, châu Âu giờ đây có thể đối mặt với điều còn tồi tệ hơn cả lạm phát đình trệ. Đó là nguy cơ xảy ra một đợt suy thoái với lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát. Barclays cho biết kể cả sau khi đã giảm mạnh các dự báo, thì nền kinh tế Eurozone có thể còn xấu hơn dự đoán. Ngân hàng này cảnh báo tình hình hiện tại rất bất ổn. Vậy kịch bản nào tồi tệ nhất đang chờ nền kinh tế châu Âu? Một lệnh cấm hoàn toàn đối với hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga có thể khiến giá dầu Brent lên 160 USD/thùng và đẩy Eurozone vào đợt suy thoái thứ ba kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, theo nhận định của Capital Economics. Chuyên gia kinh tế Caroline Bain dự đoán: "Một sự sụp đổ trong hoạt động thương mại năng lượng của Nga sẽ thúc đẩy chính sách phân phối điện theo định mức (power rationing) tại nhiều nơi ở châu Âu, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng và có thể làm gia tăng áp lực lạm phát trên toàn cầu”.Theo bà, giá năng lượng cao hơn còn thúc đẩy giá các mặt hàng nông nghiệp và kim loại.
Cần doanh thu từ năng lượng để tài trợ cho các chi tiêu của chính phủ và hỗ trợ nền kinh tế, Nga đã cảnh báo phương Tây về việc cấm nhập khẩu dầu của nước này.Phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết: “Rõ ràng là việc từ chối dầu của Nga sẽ dẫn đến những hậu quả mang tính thảm họa cho nền thị trường toàn cầu. Ông Novak cho biết sự gia tăng của giá dầu sẽ không thể dự đoán được, có thể lên đến 300 USD/thùng hoặc thậm chí còn cao hơn.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/3 đã công bố lệnh cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Các lãnh đạo của Liên minh châu Âu (EU) trong tuần này đã trình bày rõ lập trường rằng khối này chưa thể hành động như Mỹ, vì những tác động của nó đối với hộ gia đình và doanh nghiệp. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, EU đã nỗ lực gia tăng sức ép với Nga thông qua các biện pháp trừng phạt. Gần đây nhất, EU còn nhất trí bổ sung một số quan chức và những người có ảnh hưởng tại Nga vào danh sách trừng phạt, siết chặt các quy định về chuyển tiền điện tử và nhắm tới lĩnh vực hàng hải của nước này.Tuy nhiên, khối này không nhắm tới hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga vì nhiều thành viên còn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của quốc gia này.
Dù vậy, đây cũng không phải là tin tốt đối với các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), với cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 10/3. Các chuyên gia của Barclays cho rằng xung đột này sẽ khiến ECB phải “án binh” và có thể đưa ra một lập trường chính sách nới lỏng hơn, khi ngân hàng này sẽ làm bất cứ điều gì có thể (với bất cứ giá nào) để ngăn chặn cuộc đụng độ này trở thành một cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này có thể đồng nghĩa với việc sẽ không có đợt nâng lãi suất nào trước tháng 3/2023 và không có cam kết gì với việc chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng. Barclays còn dự đoán ECB sẽ cân nhắc mọi phương án để duy trì sự ổn định./.Tin liên quan
-
Tài chính
IMF phê duyệt khoản hỗ trợ khẩn cấp 1,4 tỷ USD cho Ukraine
20:32' - 09/03/2022
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phê duyệt gói hỗ trợ tài chính khẩn cấp 1,4 tỷ USD cho Ukraine để tài trợ chi tiêu và củng cố cán cân thanh toán.
-
Đời sống
Đưa công dân Việt Nam Ukraine sơ tán sang Warsaw (Ba Lan) về Việt Nam
20:10' - 09/03/2022
Các bộ, ngành, cơ quan đại diện Việt Nam tại Ba Lan phối hợp với Hãng Hàng không Bamboo Airways tổ chức chuyến bay đưa công dân Việt Nam và gia đình từ Ukraine sơ tán sang Warsaw (Ba Lan) về Việt Nam.
-
Kinh tế & Xã hội
Nga, Ukraine nhất trí ngừng bắn một ngày để sơ tán dân thường
17:33' - 09/03/2022
Ngày 9/3, Ukraine và Nga đã nhất trí lệnh ngừng bắn kéo dài nguyên một ngày xung quanh một loạt hành lang sơ tán để cho phép dân thường thoát khỏi cuộc giao tranh.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp gỗ ứng phó với những tác động từ căng thẳng Nga – Ukraine
15:58' - 09/03/2022
Dù tỷ trọng gỗ nhập khẩu từ Nga về Việt Nam không cao nhưng đều là các sản phẩm đặc thù như bạch dương, sồi Nga phục vụ sản xuất các mặt hàng tủ bếp, tủ nhà tắm xuất khẩu theo yêu cầu của khách hàng.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.