Cảnh báo nguy cơ xuất hiện các biến thể mới do bất bình đẳng về vaccine ngừa COVID-19
Các nhà khoa học hàng đầu ở Anh ngày 28/1 đã đưa ra lời cảnh báo trên trong bức thư gửi Thủ tướng nước này Borris Johnson.
Khi biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 lần đầu tiên được phát hiện ở Botswana và Nam Phi, các chuyên gia y tế cho rằng việc các nước giàu tích trữ vaccine ngừa COVID-19 là nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của biến thể này.
Các chuyên gia y tế công cộng của Anh cảnh báo rằng "lối tiếp cận thiếu trách nhiệm này" có thể dẫn tới sự xuất hiện ngày càng nhiều các biến thể mới.
Trong bức thư gửi Thủ tướng Johnson, hơn 320 nhà khoa học ở Anh đã kêu gọi chính phủ nước này cho phép những nước có thu nhập thấp và trung bình sản xuất vaccine, tiến hành xét nghiệm và tự điều trị bệnh COVID-19; kêu gọi nhà lãnh đạo Anh đặt sức khỏe của người dân trên thế giới lên trên lợi ích thương mại của ngành dược phẩm, bằng cách thúc đẩy việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với các loại vaccine ngừa COVID-19.
Giáo sư Maryam Shahmanesh nhận định việc phớt lờ nhu cầu về vaccine của các nước có thu nhập thấp và trung bình, cũng như việc siết chặt hoạt động sản xuất vaccine toàn cầu bằng các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, Chính phủ Anh có nguy cơ kéo dài dịch bệnh và có thể cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới. Bà nhấn mạnh: "Chúng ta cần chấm dứt hoàn toàn thực trạng này nếu muốn chấm dứt đại dịch COVID-19".
Các nhà khoa học Anh đã đưa ra lời cảnh báo trên một tháng sau khi các nước nghèo buộc phải trả lại hơn 100 triệu liều vaccine được phân phối theo cơ chế COVAX, vì phần lớn trong đó đã hết hạn sử dụng.
Các nhà khoa học cũng kêu gọi Thủ tướng Johnson "sử dụng mọi công cụ hiện có" để khuyến khích các hãng dược phẩm chia sẻ công thức bào chế vaccine. Các nhà khoa học hy vọng các hãng dược phẩm như Pfizer, Moderna và AstraZeneca hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine hàng loạt cho các hãng dược phẩm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Hiện vẫn có 3 tỉ người trên thế giới chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên. Theo số liệu mới nhất, số lượng liều vaccine tăng cường đang được sử dụng ở các nước giàu còn nhiều hơn tổng lượng vaccine được sử dụng đến nay ở các nước nghèo.
Theo cựu Giám đốc Cơ quan Y tế vùng England, Nigel Crisp, một trong những người ký vào đơn gửi Thủ tướng Johnson, các bằng chứng khoa học đã chứng tỏ rằng cách tốt nhất để giữ an toàn trước các biến thể mới, là phải tiến hành tiêm chủng cho toàn bộ người dân trên thế giới.
Ông cho biết lượng vaccine được tặng cho những nước nghèo sẽ không bao giờ đủ để chấm dứt dịch bệnh trong khi năng lực sản xuất vaccine ở những nước cần vaccine và cần điều trị nhất, lại chưa được khai thác.
Ông nhấn mạnh cần phải chấm dứt tình trạng này vì mạng sống của người dân ở những nước nghèo, cũng như ở Anh.
Trong thư gửi Thủ tướng Johnson, còn có các nhà khoa học khác như các thành viên thuộc Nhóm Cố vấn khoa học về trường hợp khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh, Cơ quan An toàn y tế Anh (UKHSA) và một cố vấn trong Ủy ban hỗn hợp về vaccine và tiêm chủng của Anh (JCVI).../.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WTO kỳ vọng sớm có đột phá về dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ với vaccine ngừa COVID-19
13:15' - 29/01/2022
Các nước đang phát triển vốn bị tụt hậu trong công tác tiêm chủng đã thúc đẩy việc dỡ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine ngừa COVID-19.
-
Doanh nghiệp
Moderna thử nghiệm vaccine tăng cường đặc hiệu chống biến thể Omicron
11:14' - 27/01/2022
Moderna ngày 27/1 cho biết đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng vaccine mũi tăng cường ngừa COVID-19 được bào chế để chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ công bố số lượng vaccine chia sẻ với toàn cầu
08:03' - 27/01/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 26/1 thông báo Mỹ đã chia sẻ 400 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 với toàn cầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Đồng Tháp tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
13:41'
Theo Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong, lộ trình đến năm 2026, Đồng Tháp sẽ tinh giản 3.040/32.075 biên chế (cả khối Đảng và chính quyền), đạt 9,48%.
-
Kinh tế & Xã hội
Phát động cuộc thi “Đổi mới vì Tương lai dân số châu Á”
13:24'
“Đổi mới vì Tương lai dân số Châu Á” được tổ chức trong bối cảnh già hóa dân số ở khu vực Châu Á đang có xu hướng ngày càng tăng.
-
Kinh tế & Xã hội
Lễ diễu binh, diễu hành 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Thời gian, địa điểm, lịch trực tiếp
12:53'
UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
-
Kinh tế & Xã hội
Dự kiến ngày 1/7, kết thúc hoạt động của cấp huyện, chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp
11:03'
Bộ Nội vụ đang tập trung sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm giải quyết vướng mắc liên quan; phân định thẩm quyền, triển khai các công việc để khi tổ chức hành chính mới đi vào vận hành.
-
Kinh tế & Xã hội
Cháy nhà dân lúc nửa đêm, một người tử vong
10:18'
Ngày 3/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, cơ quan Công an đang điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ cháy xảy ra tại nhà dân ở phường Thanh Trì, Hoàng Mai (Hà Nội), khiến một người tử vong.
-
Kinh tế & Xã hội
Dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm: Chủ tịch Hà Nội yêu cầu làm rõ
07:53'
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay ngày 3/4/2025
05:00'
Bnews. Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 3/4, sáng mai 4/4 các trận đấu trong nước, quốc tế đêm nay và sáng mai được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. Lịch thi đấu ngoại hạng Anh, La Liga, Bundesliga.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Thủ tướng Thái Lan thăm gia đình công nhân của vụ sập tòa nhà 30 tầng
21:42' - 02/04/2025
Các nguồn tin cho biết tính đến nay vẫn còn 72 công nhân đang mất tích và đã có thêm một thi thể được tìm thấy vào đêm muộn 1/4.
-
Kinh tế & Xã hội
Động đất tại Myanmar: Chính quyền quân sự phân bổ khoảng 240 triệu USD cho các nỗ lực cứu trợ
21:25' - 02/04/2025
Người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing cho biết chính phủ nước này sẽ phân bổ 500 tỷ kyat (gần 240 triệu USD) cho các nỗ lực cứu trợ và phục hồi sau động đất.