Cao tốc Bắc - Nam sẽ khả thi cho từng đoạn trọng yếu
Chiều 8/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về Chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.
Nhiều ý kiến của các đại biểu cho rằng, hiện đang khó khăn về vốn nên dự án sẽ khả thi hơn nếu lựa chọn từng đoạn trọng yếu để đầu tư. Bên hành lang Quốc hội, phóng viên TTXVN đã ghi lại ý kiến của các đại biểu xung quanh vấn đề này.
* Đại biểu Phạm Quang Dũng (Đoàn Hà Nam): Khả thi cho từng đoạn Dự án đường cao tốc Bắc - Nam về chiến lược trong kế hoạch trung hạn được đưa vào đầu tư phát triển là đúng đắn. Chủ trương là vậy và nhà nước đã có cơ chế hỗ trợ để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.Theo tôi, dự án này sẽ có khả thi cho từng đoạn, nhưng khi lựa chọn đầu tư từng đoạn một thì nên phân kỳ đầu tư, tuy nhiên lo ngại lớn nhất là nhà nước có đủ nguồn lực để đồng hành cùng doanh nghiệp hay không.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ quyết định lựa chọn đầu tư cho đoạn nào, họ sẽ phải nghiên cứu rất kỹ cho việc này. Và hơn ai hết, các nhà đầu tư bỏ tiền ra thì họ phải nghiên cứu thị trường rất kỹ. Do vậy, tôi cho rằng chỉ khi nhà đầu tư quyết định và lựa chọn đầu tư cùng với sự hỗ trợ của nhà nước thì lúc đó là phù hợp nhất. Khó khăn nhất hiện nay chính là nguồn vốn, trong khi hiện nay, khả năng tín dụng trong nước kể cả trung hạn và dài hạn thì chỉ đáp ứng phần nào chứ không thể đáp ứng hết toàn bộ số này được. Và đương nhiên dự án lớn này cần có nhà đầu tư nước ngoài, chứ huy động trong nước sẽ khó khả thi. Tôi cho rằng nhà đầu tư nước ngoài rất thích đầu tư vào hạ tầng ở Việt Nam, nhưng khâu thủ tục còn khó khăn. Trong khi đó, nhà đầu tư trong nước thì vốn lại có hạn, do đó cần sự phối hợp giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. *Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn Tp. Hồ Chí Minh): Tăng cường giám sát thực hiện dự án Việc xã hội hoá trong đầu tư là cần thiết, BOT là một chủ trương đúng mà nhiều quốc gia đã áp dụng. Vấn đề là khi triển khai và giám sát làm sao để tránh việc bị lợi dụng, làm sai lệch chủ trương đúng của nhà nước. Tôi ủng hộ chủ trương này nhưng cần tăng cường sự giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và của cả hệ thống chính trị. Đừng để mọi chuyện xong rồi mới thực thi thì dẫn đến bất ổn.Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng cho dự án, tôi cho rằng, nên giao cho địa phương kết hợp với chủ đầu tư để thực hiện. Bởi địa phương sát với dân nhất và có điều kiện tổ chức nhất. Do vậy, giao cho địa phương giải phóng mặt bằng là hợp lý nhất.
Về quản lý đầu tư, đây là dự án xuyên suốt thì không nên phân cấp cho địa phương mà để cho Trung ương quản lý để triển khai một cách thống nhất đồng bộ. Bởi ngoài việc tổ chức đầu tư thì còn vấn đề tổ chức quản lý, đặc biệt hiện Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt và định hướng là tổ chức thu phí tự động. Do vậy, công nghệ đó phải đồng bộ. Thực tế, hiện có nhiều dự án do nhiều chủ đầu tư khác nhau triển khai dẫn đến việc thu phí đang gặp khó khăn. Hiện nay, ở giai đoạn 1 đã tìm ra một số nhà đầu tư có năng lực rồi. Vậy ở giai đoạn 2, nhà đầu tư liệu có năng lực hay không đây cũng là một khó khăn. Tại giai đoạn 1 đã huy động khoảng 171.000 tỷ đồng cho kết cấu hạ tầng của giao thông. Vậy trong giai đoạn từ nay đến 2020 cần khoảng 118.000 tỷ đồng; trong đó, có 55.000 tỷ đồng nếu Quốc hội thông qua. Vậy còn thiếu 63.000 tỷ đồng nữa cần phải huy động. Vấn đề đặt ra là nguồn vốn nước ngoài có đổ vào đây hay không ? Nếu chúng ta có cơ chế thoả đáng thì rất có thể nhà đầu tư nước ngoài sẽ vào, nhưng vẫn phải tính bài toán huy động nguồn vốn trong nước. * Đại biểu Đặng Hoàng Tuấn (Đoàn Long An): Chỉ đầu tư các tuyến đường trọng yếuDự án cao tốc Bắc - Nam là một chủ trương lớn của nhà nước để phát triển đồng bộ về các loại hình vận tải. Hiện nay, áp lực trên Quốc lộ 1 từ Bắc vào Nam đã quá tải. Mặc dù vừa qua có dự án cải tạo, nâng cấp nhưng vẫn không đáp ứng được so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội quá lớn về vận tải hàng hoá.Do đó, việc xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam là cần thiết, nhưng đòi hỏi Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải phải thu xếp, cân đối nguồn vốn đầu tư. Bởi hiện nguồn vốn đầu tư giai đoạn trung hạn thì không đáp ứng được.
Vì vậy, buộc phải thực hiện hình thức xã hội hoá, nhưng cũng cần phải xem xét lại. Bởi thời gian vừa qua người dân đã không đồng tình cao đối với hình thức BOT của các dự án giao thông. Một số vị trí, một số tuyến đường nâng cấp đặt trạm thu phí không hợp lý nên người dân không hưởng ứng.
Tuy nhiên, thời gian qua nhờ thực hiện chủ trương xã hội hoá, đầu tư theo hình thức BOT đã đem lại hiệu quả lớn; cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông. Nhưng chúng ta cũng cần phải xem xét lại từ khâu lập dự án ban đầu cũng như kêu gọi đầu tư cho phù hợp tránh tình trạng người dân phản đối. Cụ thể, phải công khai, minh bạch về đầu tư dự án. Bên cạnh đó, phải tổ chức đấu thầu công khai rộng rãi. Như vậy thì dư luận xã hội mới không hoài nghi về BOT. Cách làm hiện nay chỉ định thầu là một bất cập, theo quy định của Luật Đấu thầu là không phù hợp. Do vậy, để thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam đòi hỏi Chính phủ phải quyết liệt hơn trong việc lập dự án, công khai dự án và đặc biệt là phải tổ chức đấu thầu công khai, rõ ràng. Để triển khai dự án này có hiệu quả, đòi hỏi phải có thời gian và lộ trình dài vì hiện còn nhiều công trình và dự án khác cũng quan trọng. Thực tế, cao tốc Bắc Nam đã triển khai nhiều đoạn rồi, giờ chỉ đầu tư các tuyến đường trọng yếu để kết nối, do đó không nhất thiết từ nay đến năm 2020 phải đầu tư toàn tuyến kết nối từ Bắc vào Nam luôn./. >> Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam sẽ được phân kỳ đầu tưTin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quyền tố cáo
13:32' - 08/11/2017
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 8/11, các đại biểu Quốc hội nghe tại hội trường Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tố cáo (sửa đổi) và thảo luận ở tổ về nội dung này.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo số 12 kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV
20:35' - 07/11/2017
Ngày 7/11, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì. Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên họp.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Không tiếp tay cho "tham nhũng vặt"
16:47' - 07/11/2017
Cử tri Nguyễn Văn Ba (cựu chiến binh ở xã Trung Hưng, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) cho rằng, ý kiến thảo luận của các đại biểu về hiện tượng "tham nhũng vặt" là vấn đề nhức nhối mà dư luận quan tâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV: Tham nhũng - vấn đề nhức nhối của quốc gia
20:23' - 06/11/2017
Ngày 6/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại
16:18'
Ngày 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất nhóm chính sách ưu tiên để công nhân, người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội
14:31'
Sáng 24/5, các đại biểu thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
14:30'
Đoàn Thông tấn xã Việt Nam do Phó Tổng Giám đốc Đoàn Thị Tuyết Nhung dẫn đầu vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Lộ lọt, mua bán dữ liệu cá nhân là nguyên nhân của nhiều tội phạm
13:59'
Theo các đại biểu Quốc hội, việc lộ lọt dữ liệu cá nhân, mua bán thông tin cá nhân đang diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi và là nguyên nhân của nhiều tội phạm.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại Thành phố Hồ Chí Minh
13:31'
Sáng 24/5/2025, tại trường Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra Lễ viếng nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo an ninh, an toàn tại Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
13:20'
Lực lượng chức năng đã triển khai phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trong những ngày diễn ra Lễ Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp làm gì để "chung sống" với thuế đối ứng của Hoa Kỳ?
12:13'
Việc Hoa Kỳ áp dụng chính sách thuế đối ứng với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam không chỉ là thách thức trước mắt mà còn đặt ra yêu cầu lâu dài trong việc thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân
11:41'
TTXVN xin giới thiệu bài viết: "Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân" của PGS, T.S Nguyễn Văn Bích, nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Siết chặt quản lý đất đai khi hợp nhất và sắp xếp đơn vị hành chính
10:46'
Nam Định đang siết chặt quản lý đất đai nhằm tránh tình trạng lợi dụng thời điểm hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính để lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất đai, xây dựng công trình trái phép.