Cập nhật Kế hoạch đảm bảo cung ứng điện trong năm 2024
Bộ Công Thương vừa có báo cáo Thủ tướng cập nhật Kế hoạch cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024. Theo đó, các tháng cuối năm 2023, cung ứng điện sẽ được đảm bảo, nhưng sang đến năm 2024, thiếu điện vẫn có thể xảy ra vào tháng 6 và tháng 7.
*Chủ động ứng phó những điều kiện bất lợi Theo tính toán cập nhật của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống trong các tháng còn lại (từ tháng 9 đến 12) ước đạt 95,6-97,2 tỷ kWh, tăng trưởng từ 9,9-11,8% so với cùng kỳ năm 2022. Lũy kế cả năm 2023, tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống ước đạt 281,9-283,6 tỷ kWh, tăng từ 5,1-5,7% so với cùng kỳ năm 2022, đạt từ 99,1-99,6% so với Kế hoạch năm 2023 được duyệt. Về cân đối điện năng, Bộ Công Thương đánh giá, với việc đảm bảo cung ứng than cho phát điện, sự cố các nhà máy nhiệt điện được khắc phục, mực nước hồ chứa thuỷ điện được cải thiện, việc cung ứng điện trong các tháng còn lại của năm 2023 về cơ bản sẽ được đảm bảo, đáp ứng đủ điện cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, các tổ máy nhiệt điện miền Bắc phải bảo dưỡng sửa chữa theo kế hoạch để chuẩn bị sẵn sàng cho phát điện mùa khô năm 2024 và công suất dự phòng miền Bắc ở mức thấp tại một số thời điểm trong các tháng cuối năm 2023. Vì vậy, để chủ động ứng phó những điều kiện bất lợi trong cung ứng điện có thể xảy ra trong các tháng cuối năm 2023, Bộ Công Thương nhấn mạnh cần phải tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành, tiết kiệm điện và đẩy nhanh tiến độ đưa các công trình nguồn, lưới truyền tải vào khai thác. Để đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định, đồng thời đảm bảo cung cấp điện trong các tháng còn lại của năm 2023, Bộ Công Thương sẽ yêu cầu EVN chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành hồ chứa thủy điện cập nhật thường xuyên và bám sát tình hình thủy văn các hồ chứa thủy điện để có kế hoạch vận hành hồ chứa tối ưu và hiệu quả, đồng thời tuân thủ quy định và các quy trình vận hành liên hồ, đơn hồ, đảm bảo an ninh cung cấp điện thời gian tới. EVN chỉ đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và các đơn vị truyền tải điện tăng cường ứng trực, kiểm tra, rà soát lưới điện truyền tải thuộc quyền quản lý nhằm phát hiện nhanh và xử lý kịp thời các bất thường thiết bị, hạn chế tối đa khả năng xảy ra sự cố hoặc phải tách thiết bị ra khỏi vận hành; rà soát đảm bảo sự làm việc bình thường của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động của lưới truyền tải điện. Bộ Công Thương yêu cầu các Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than – Khoáng sản và các đơn vị phát điện chỉ đạo tất cả các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ vận hành thiết bị của nhà máy, không để xảy ra sự cố chủ quan. Đồng thời tăng cường kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện; rà soát đảm bảo làm việc bình thường của hệ thống rơ le bảo vệ, tự động của nhà máy điện. Ngoài ra, đảm bảo vật tư dự phòng cho các thiết bị của nhà máy điện; đẩy nhanh tiến độ khắc phục sự cố và đưa vào vận hành các tổ máy nhiệt điện bị sự cố dài ngày; khẩn trương khắc phục các sự cố ngắn ngày. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các Chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện đảm bảo cung cấp đủ than, khí cho sản xuất điện.*Đối mặt thiếu điện
Với tình hình cung ứng điện năm 2024, theo tính toán cập nhật của EVN, việc cân đối cung-cầu điện năm 2024 được tính toán với dự báo tăng trưởng phụ tải điện cơ sở ở mức 8,96%, 2 kịch bản lưu lượng nước về: bình thường (tần suất nước về 65%); cực đoan (tần suất nước về 90%). Trong đó, cập nhật tiến độ các nguồn điện mới như Ialy mở rộng và các nguồn điện nhập khẩu từ Lào... Với phương án lưu lượng nước về bình thường, hệ thống điện quốc gia về cơ bản đáp ứng cung ứng điện nhưng do công suất dự phòng của hệ thống điện miền Bắc thấp nên vẫn phải đối mặt với tình trạng căng thẳng về công suất đỉnh tại một số thời điểm (từ 13-16h, 19h-22h) trong ngày của các ngày nắng nóng. Đối với trường hợp lưu lượng nước về cực đoan, việc đảm bảo cung cấp điện đặc biệt đối với khu vực miền Bắc sẽ gặp khó khăn hơn, có thể xuất hiện tình trạng thiếu công suất (khoảng 420-1.770 MW) trong một số giờ cao điểm các tháng 6 và tháng 7. Tại báo cáo này, Bộ Công Thương cũng cho biết, sẽ tập trung vào các giải pháp vận hành và đầu tư xây dựng để đảm bảo kế hoạch cấp điện cụ thể như trên. Đồng thời, Bộ này kiến nghị Thủ tướng xem xét một số giải pháp và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan đảm bảo việc tích nước để đảm bảo cho các nhà máy thủy điện hoạt động linh hoạt, thông suốt; xem xét, chỉ đạo kịp thời tháo gỡ khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng; sớm có quyết định đối với các công trình nguồn điện đã có chủ đầu tư, tuy nhiên, chậm triển khai đầu tư xây dựng… Ngoài ra, đẩy nhanh việc lựa chọn nhà đầu tư khi Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII được phê duyệt, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo EVN, TKV, PVN và các đơn vị có liên quan khẩn trương triển khai đầu tư xây dựng các công trình điện đã được phê duyệt./.- Từ khóa :
- cung ứng điện
- thiếu điện
- bộ công thương
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo cung ứng, tránh thiếu điện cục bộ
21:37' - 29/09/2023
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày hôm nay 29/9 đã có Công điện 6718/CĐ-BCT về việc đảm bảo cung ứng điện cuối năm 2023 và các năm tiếp theo.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57'
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32'
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22'
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44'
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36'
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04'
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia)
12:39'
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, sáng 22/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm và phát biểu tại Trường Đại học quốc gia Malaya (Malaysia).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện chính sách phát triển năng lượng nguyên tử
12:17'
Qua 15 năm triển khai, Việt Nam phải triển khai các điều ước quốc tế đã đặt ra yêu cầu nội luật hóa, hoàn thiện chính sách, pháp luật năng lượng nguyên tử.