CDC Mỹ cảnh báo tốc độ lây lan của biến thể "Omicron tàng hình"
Ngày 15/3, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn gọi là "Omicron tàng hình”, đang là biến thể lây lan chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này, chiếm 25% số ca mắc mới, tăng mạnh so với mức 10% của một tuần trước đó.
Kể từ tháng 1 vừa qua, Omicron dường như là biến thể chủ đạo tại Mỹ. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, dòng phụ BA.2 đang dần nổi lên.
Theo CDC Mỹ, các bang ở Đông Bắc hiện ghi nhận tỷ lệ nhiễm "Omicron tàng hình" cao nhất. Trong khi đó, khu vực trải rộng từ New York và New Jerrsey ghi nhận 39% số ca bệnh nhiễm biến thể này. Tỷ lệ này tại New England đã là 38,6%.
Thống kê trên được công bố trong bối cảnh dòng phụ BA.2 đang gây quan ngại tại nhiều nước trên thế giới, trong số này nhiều quốc gia đối mặt với làn sóng dịch mới sau khi dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát dịch.
Quan chức cấp cao của CDC Mỹ, Tiến sĩ Deborah Dowell, cho rằng sự khác biệt chính giữa BA.1 và BA.2 đã cho phép một số nhà nghiên cứu "nhanh chóng phân biệt các dòng phụ này."
Giống như biến thể Alpha, xuất hiện vào năm 2020, dòng BA.1 thiếu đoạn gene S. Chính nhờ đặc điểm này, vốn không xuất hiện ở trường hợp nhiễm biến thể Delta, các chuyên gia đã nhanh chóng phân biệt các trường hợp nhiễm biến thể Omicron và ước tính được tốc độ gia tăng số ca mắc nhiễm Omicron vào thời điểm đó.
BA.2 có nhiều điểm chung với Omicron, nhưng đoạn gene S của nó không biến mất, khiến xét nghiệm PCR khó phân biệt và đây là lý do giới khoa học đặt cho nó là “Omicron tàng hình”. Sau khi dòng phụ BA.1 đã gần như chiếm ưu thế trong số các ca mắc mới tại Mỹ vào đầu năm nay, sự khác biệt về gene đang giúp các nhà nghiên cứu nhanh chóng phân tích sự gia tăng ca nhiễm dòng phụ BA.2.
Theo bà Dowell, mặc dù số ca nhiễm BA.2 dường như đang tăng tại Mỹ, song gần như nó không gia tăng với tốc độ nhanh chóng như các quốc gia khác. Thời gian số ca nhiễm mới tăng gấp đôi ở Mỹ dường như đang chậm lại.
Nghiên cứu sơ bộ tại các quốc gia khác, gồm Qatar và Đan Mạch, cho thấy dòng phụ BA.2 không có khả năng gây ra tình trạng tái nhiễm đối với những người từng nhiễm BA.1.
Các phát hiện ban đầu tại Nam Phi và Anh cho rằng dòng phụ BA.2 dường như gây ra nguy cơ bệnh nặng hoặc “lẩn tránh” miễn dịch của vaccine, tương tự như dòng phụ BA.1.
Do vậy, việc theo dõi sự lây lan của BA.2 được xem là quan trọng, một phần vì điều này có thể thay đổi đáng kể phương pháp điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất.
Dòng phụ BA.2 dường như vẫn duy trì "sự nhạy cảm" với Evusheld, thuốc kháng thể đơn dòng của AstraZeneca.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ gần đây đã khuyến nghị rằng cần tăng gấp đôi liều lượng thuốc Evusheld trong điều trị các bệnh nhân COVID-19 nhiễm BA.1.
Đối với sotrovimab, một loại thuốc kháng thể đơn dòng do GlaxoSmithKline và Vir Biotechnology sản xuất, các thí nghiệm cho thấy BA.2 có thể làm giảm đáng kể hiệu quả của việc điều trị.
Tiến sĩ Derek Eisnor, quan chức liên bang chịu trách nhiệm việc phân phối thuốc COVID-19 tại Bộ Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ, thừa nhận các biến thể mới đặt ra những thách thức mới cho các phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng.
Cho đến nay, thuốc kháng virus của hãng Pfizer và Merck dường như vẫn hiệu quả trong điều trị các trường hợp nhiễm BA.2./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Số ca mắc mới COVID-19 tại Australia tăng mạnh do dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron
08:29' - 16/03/2022
Số ca nhiễm mới dịch COVID-19 tại Australia trong ngày 16/3 đã tăng gấp 3 lần so với ngày hôm trước, với 30.402 trường ghi nhận tại bang New South Wales và 9.426 trường hợp ghi nhận tại bang Victoria.
-
Kinh tế & Xã hội
Giới chuyên gia y tế Thái Lan cảnh báo về dòng phụ mới của biến thể Omicron
12:59' - 14/03/2022
Giới chuyên gia y tế Thái Lan đã lên tiếng cảnh báo sau khi Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) phát hiện một dòng phụ mới của biến thể Omicron.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Phản hồi thông tin của TTXVN: Chất thải bị chôn lấp trái phép tại Đà Nẵng là tro xỉ
14:28'
Hiện nay lực lượng chức năng liên ngành thành phố Đà Nẵng đã lấy mẫu kiểm tra, yêu cầu đơn vị thi công đào toàn bộ chất thải đã chôn lấp lên, vận chuyển về tập kết tạm tại bãi rác Khánh Sơn.
-
Kinh tế & Xã hội
Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia: Cần khung chính sách hỗ trợ hợp tác xã mở rộng thị trường
14:23'
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi sản xuất xanh cho phát triển bền vững" do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng chủ trì
-
Kinh tế & Xã hội
Hình ảnh hợp luyện các lực lượng vũ trang chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
12:48'
Sáng 11/4, Tiểu ban diễu binh, diễu hành các lực lượng vũ trang tổ chức hợp luyện chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Đi xe buýt tại TP. Hồ Chí Minh không cần tiền mặt
12:36'
Sáng 11/4, Sở Giao thông công chánh TP. Hồ Chí Minh đã triển khai hệ thống vé điện tử Open-Loop trên xe buýt và ra mắt thẻ MultiPass thanh toán liên thông cho giao thông công cộng thành phố.
-
Kinh tế & Xã hội
Đề xuất đầu tư tuyến đường kết nối Bình Phước với Đồng Nai
12:30'
Ngày 11/4, Sở Xây dựng tỉnh Bình Phước đã có báo cáo đề xuất quy mô đầu tư tuyến đường tỉnh ĐT.753 kết nối tỉnh Đồng Nai qua cầu Mã Đà.
-
Kinh tế & Xã hội
Hậu Giang quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công
12:28'
Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Văn Huyến yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công để thực hiện trong năm 2025 với khối lượng thực hiện sẽ tiệm cận đạt 100%.
-
Kinh tế & Xã hội
Sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định vào Báo Nam Định
12:26'
Ngày 11/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định về việc sáp nhập Đài Phát thanh và Truyền hình Nam Định vào Báo Nam Định và công tác cán bộ.
-
Kinh tế & Xã hội
Hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh
12:25'
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Hà Vịnh Tiền cho biết, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đã vượt 200 tỷ USD trong bốn năm liên tiếp.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ thu hồi tư cách pháp lý của nhiều sinh viên nước ngoài
11:15'
Tính đến ngày 10/4, có ít nhất 118 sinh viên nước ngoài đang theo học tại các trường đại học ở Texas bị thu hồi tư cách pháp lý.