Châu Phi và nỗi lo thiếu hụt tài trợ nước ngoài
Theo tạp chí Le Nouvel Economiste của Pháp, Ethiopia đã từ lâu được hưởng lợi nhờ mối quan hệ gần gũi với phương Tây, Trung Quốc và các cường quốc mới nổi. Kể từ năm 2000, Ethiopia đã nhận được nhiều khoản vay từ Trung Quốc hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào khác, ngoại trừ Angola. Đến năm 2004, các chủ nợ phương Tây và đa phương đã xóa hơn 3 tỷ USD nợ cho Ethiopia. Năm 2014, quốc gia này đã thực hiện khoản vay đầu tiên trên thị trường vốn quốc tế. Các nhà sản xuất châu Á đã thiết lập nhà máy trong các khu công nghiệp của Ethiopia để tiếp cận các thị trường phương Tây mà không phải chịu thuế quan (Ethiopia áp dụng chính sách miễn thuế). Gần đây nhất, quốc gia này đã nhận hàng tỷ đô la đầu tư từ Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Mặc dù cuộc nội chiến khốc liệt ở Tigray đã khiến một số nước phương Tây tạm ngừng quan hệ với Ethiopia, nhưng các mối quan hệ này đã phần nào hồi phục vào năm 2024 khi IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố những khoản vay mới vào tháng 7/2024.
Nhưng Ethiopia chỉ là một số ít các nước châu Phi có điều kiện thuận lợi như thế. Ông Mamo Mihretu, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ethiopia, người được coi là kiến trúc sư của nhiều cuộc cải cách nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho quốc gia này, đang bày tỏ sự lo ngại về những cơn gió ngược mà các nước châu Phi phải đối mặt. Ông lưu ý, sự chênh lệch ngày càng lớn giữa số tiền cho vay từ nước ngoài và số tiền phải hoàn trả nợ đang dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đối với nhiều quốc gia ở “lục địa đen”. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy các quốc gia châu Phi ngày càng gặp khó khăn hơn trong việc thu hút những khoản đầu tư mới cần thiết.Mới đây, nhiều người còn cho rằng thế kỷ XXI dường như là một thời kỳ thuận lợi cho châu Phi trong các vấn đề quốc tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thúc đẩy nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên của lục địa này. Toàn cầu hóa đã khuyến khích những nhà đầu tư hướng tới các thị trường mới nổi và cả những thị trường sắp nổi. Việc xóa nợ rộng rãi vào giữa những năm 2000 cho phép các chính phủ có điều kiện vay mượn. Họ đã ký hợp đồng vay không chỉ từ WB và các quốc gia phương Tây mà còn từ những chủ nợ thương mại. Giữa năm 2007 và 2020, 21 quốc gia châu Phi đã vay trên các thị trường vốn toàn cầu. Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương lớn nhất, cho các nước châu Phi vay hơn 180 tỷ USD kể từ năm 2000, theo cơ sở dữ liệu do Đại học Boston quản lý.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Tác động từ vụ nổ cảng Shahid Rajaee của Iran
06:30'
Sự gián đoạn của cảng Shahid Rajaee có thể gây tác động kinh tế và an ninh lớn hơn đối với Iran và các tuyến thương mại trong khu vực.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ biến động giá dầu mỏ
05:30'
Theo EIA, khó có quốc gia nào vượt qua kỷ lục sản lượng của Mỹ trong tương lai gần, vì chưa nước nào đạt công suất 13 triệu thùng/ngày.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài cuối: Thích nghi với trạng thái “bình thường mới”
06:30' - 28/04/2025
Theo nhật báo Le Figaro, trong bối cảnh thương mại toàn cầu ẩn chứa nhiều rủi ro như hiện nay, gần như tất cả các khoản đầu tư đều có khả năng bị xem xét giảm xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Doanh nghiệp Pháp ứng phó với cuộc chiến thương mại – Bài 1: Làn sóng cắt giảm đầu tư
05:30' - 28/04/2025
Động thái tăng thuế quan của Mỹ đang tạo ra những thách thức lớn đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể dẫn đến biến động lớn về sức tiêu thụ ô tô và nhiều mặt hàng công nghiệp, tiêu dùng khác nhau.
-
Phân tích - Dự báo
Nguy cơ leo thang căng thẳng thương mại EU-Mỹ
06:30' - 27/04/2025
Ủy ban châu Âu (EC) vừa có động thái mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm "nắn gân" các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới khi tuyên bố mức phạt kỷ lục đối với Apple và Meta.
-
Phân tích - Dự báo
Tại sao Mỹ tăng thuế đối với cà chua nhập khẩu từ Mexico?
05:30' - 27/04/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố sẽ áp thuế 20,91% đối với hầu hết cà chua nhập khẩu từ Mexico, với lý do giá cả “không công bằng”.
-
Phân tích - Dự báo
Một kỷ nguyên mới đầy bất ổn đối với kinh tế thế giới
06:30' - 26/04/2025
IMF, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu xuống 2,8% trong năm 2025 và 3% năm 2026, từ mức dự báo trước đó là 3,3% cho cả hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Ngã rẽ quan trọng của ngành thép Anh
05:30' - 26/04/2025
Ngành thép Anh đang đối mặt với hàng loạt khó khăn, từ bán phá giá, chi phí sản xuất tăng cho đến thuế quan 25% mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành với thép, nhôm nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ ra tín hiệu sẵn sàng hạ nhiệt thuế quan với Trung Quốc
08:41' - 25/04/2025
Cổ phiếu Mỹ tăng giá nhờ hy vọng rằng hai nước có thể hạ thấp các rào cản thương mại lớn mà họ đã dựng lên trong tháng qua...