Chảy máu chất xám, Mỹ trả giá đắt?
Trong nhiều thập kỷ, các trường đại học của Mỹ đã thu hút những sinh viên xuất sắc và các nhà nghiên cứu sáng giá nhất thế giới, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những đòn tấn công từ chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào các cơ sở giáo dục hàng đầu như Đại học Harvard, cùng với nỗ lực cản trở sinh viên quốc tế, đang đe dọa một trụ cột trong vai trò lãnh đạo toàn cầu của nước Mỹ.
Trong bài viết mới đây trên trang Project Syndicate, bà Anne O. Krueger, cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) và cũng là cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng những cuộc công kích của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắm vào Đại học Harvard và sinh viên quốc tế của trường đã gây sốc cho thế giới.
Trong nhiều thập kỷ, các đại học hàng đầu như Đại học Harvard đã là nền tảng của “quyền lực mềm” Mỹ. Nhiều sinh viên ưu tú nhất thế giới đã khao khát được học tập tại các cơ sở giáo dục của Mỹ, và các nhà nghiên cứu hàng đầu đã tìm cách gia nhập đội ngũ giảng dạy tại đây. Đại học Harvard được đánh giá là đỉnh cao của giáo dục đại học tại Mỹ và toàn cầu.Nhiều người từng học tập tại Mỹ sau đó trở về nước và nắm giữ các vị trí nổi bật trong chính phủ, giới học thuật và khu vực tư nhân. Tính đến năm 2024, đã có 70 nguyên thủ quốc gia từng theo học đại học tại Mỹ.
Cho đến gần đây, giới chính trị Mỹ nhìn chung đều thừa nhận những lợi ích này. Một hệ thống vận hành hiệu quả – Chương trình Sinh viên và Khách trao đổi (SEVP) – đã cho phép các cơ sở giáo dục được chứng nhận tuyển sinh sinh viên nước ngoài. Chương trình này còn cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp được ở lại tối đa ba năm để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, hiện nay chính quyền của Tổng thống Trump đã cố gắng tước quyền tuyển sinh sinh viên quốc tế của Đại học Harvard.
Sự sụt giảm số lượng sinh viên quốc tế không chỉ làm suy yếu các dự án nghiên cứu – vốn cần đến đội ngũ trợ lý tài năng – mà còn phá vỡ chuỗi cung ứng nhân tài toàn cầu, làm suy giảm chất lượng và chiều sâu của hoạt động khoa học trên phạm vi quốc tế.Bà O. Krueger nhấn mạnh: thành công của các trường đại học Mỹ gắn chặt với năng lực đổi mới của nền kinh tế Mỹ. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, hơn một nửa các công ty khởi nghiệp tại Mỹ có định giá trên 1 tỷ USD có ít nhất một nhà sáng lập được sinh ra ở nước ngoài – và trong số đó, một nửa đến Mỹ đầu tiên với tư cách sinh viên.
Một số người ủng hộ ông Trump lập luận rằng việc ngăn sinh viên nước ngoài nhập học tại Đại học Harvard và các đại học tư thục khác sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn cho sinh viên Mỹ. Nhưng tác động có lẽ sẽ không đáng kể. Trên thực tế, vì sinh viên quốc tế thường phải đóng học phí toàn phần, việc họ rút lui sẽ làm suy giảm nguồn lực dành cho học bổng và hỗ trợ tài chính – vốn đang giúp chính sinh viên Mỹ được học tập với chi phí thấp hơn.Những khoản doanh thu bị mất đó chẳng thấm vào đâu so với những đóng góp rộng lớn hơn của Đại học Harvard và hệ thống giáo dục đại học. Giáo dục đại học từ lâu đã là một ngành xuất khẩu quan trọng của Mỹ, với số lượng sinh viên quốc tế đến nước này nhiều hơn hẳn so với số người Mỹ đi du học. Chỉ riêng trong năm học 2023-2024, sinh viên nước ngoài đã đóng góp ước tính 44 tỷ USD cho nền kinh tế Mỹ.Theo một số chuyên gia phân tích, bằng cách tấn công vào những biểu tượng giáo dục hàng đầu, chính quyền Tổng thống Trump đang làm suy yếu một trong những “viên ngọc quý” của nước Mỹ và giáng đòn chưa từng có vào động cơ của năng lực cạnh tranh quốc gia.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Khi dầu mỏ trở thành rủi ro chiến lược
06:30' - 09/07/2025
Nếu cuộc khủng hoảng tại Trung Đông kéo dài hoặc một cuộc khủng hoảng khác bùng lên, đây có thể là một bước ngoặt mới định hình thị trường dầu mỏ toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,9%
14:42' - 08/07/2025
Với diễn biến tích cực trong quý II/2025, Ngân hàng UOB (Singapore) điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2025 lên 6,9%, thay vì mức 6% trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Chính sách tiền tệ trong sương mù
06:30' - 08/07/2025
Các ngân hàng trung ương lớn trên toàn cầu đã gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng chính sách lãi suất do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump khiến viễn cảnh thuế quan luôn mịt mờ.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ và EU chạy nước rút trước thời hạn áp thuế ngày 9/7
05:30' - 08/07/2025
Khi lệnh tạm hoãn áp thuế đối ứng của Mỹ sắp kết thúc, các nhà đàm phán Mỹ và EU vẫn đang tranh luận về thỏa thuận thương mại sơ bộ, nhằm trì hoãn giải quyết những tranh chấp thương mại song phương.
-
Phân tích - Dự báo
Tín hiệu cho một trật tự tài chính toàn cầu mới?
06:30' - 07/07/2025
Nhận thức lâu đời về đồng USD và trái phiếu kho bạc Mỹ là nơi trú ẩn an toàn có nguy cơ bị thay đổi vĩnh viễn.
-
Phân tích - Dự báo
Nông nghiệp Hàn Quốc: Từ ‘sự cố táo vàng’ đến chiến lược sống còn
05:30' - 07/07/2025
Tờ “Korea JoongAng Daily” mới đây có bài viết về biến đổi khí hậu đang gây ra những thách thức chưa từng thấy đối với nông nghiệp Hàn Quốc, từ thời tiết khắc nghiệt đến giá lương thực bất ổn.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu giằng co giữa tham vọng khí hậu và thực tế kinh tế
06:30' - 06/07/2025
EC vừa chính thức đề xuất mục tiêu giảm 90% khí thải nhà kính vào năm 2040 so với mức của năm 1990, tiếp nối lộ trình đưa Liên minh châu Âu (EU) hướng tới mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
-
Phân tích - Dự báo
Khi kho vàng Manhattan trở thành dấu hỏi địa kinh tế
05:30' - 06/07/2025
Theo báo The Straits Times, Mỹ vốn luôn tự hào vì sở hữu kho vàng lớn nhất thế giới.
-
Phân tích - Dự báo
Giải cứu thép nội địa - nhiệm vụ không dễ với Canada
06:30' - 05/07/2025
Bộ Tài chính Canada sẽ hạn chế lượng thép nước ngoài nhập khẩu bằng cách áp thuế đối với các mặt hàng vượt quá ngưỡng quy định từ những quốc gia không có FTA với Canada.