Chiến lược mới với Iran liệu có đẩy Mỹ vào thế cô lập? (Phần 2)
Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) mà Iran ký với nhóm P5+1, bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga, Anh và Liên minh châu Âu (EU). Trước khi ký kết, họ từng chấp nhận tuân thủ lệnh cấm vận thứ cấp mà Mỹ áp đặt chống Iran để buộc Tehran chấp nhận đàm phán, vì tin rằng Mỹ có một tầm nhìn chiến lược rõ ràng và khả thi để kiềm chế chương trình hạt nhân mà nước cộng hòa Hồi giáo này theo đuổi.
Giờ đây, Washington sẽ phải đối mặt với trận chiến căng thẳng để có được sự ủng hộ quốc tế trong bước đi cứng rắn nhằm vào Iran.
Nếu Mỹ không tạo được mặt trận thống nhất, lập trường của Iran sẽ ngày một được củng cố. Tệ hơn, Tehran có thể sẽ không tuân thủ triệt để JCPOA và có cớ để quy kết trách nhiệm này cho Mỹ. Quyết định của ông Trump cũng có thể sẽ kích động những thay đổi trong nội bộ Iran, làm phương hại đến lợi ích của Mỹ.Phái ôn hòa muốn tiếp tục JCPOA gặp khó khăn trong việc thuyết phục dư luận trong nước, trong khi ngược lại, phái cứng rắn mà đứng đầu là Giáo chủ Khamenei sẽ có "cơ hội vàng" để chứng minh cho giới chóp bu chính trị và dân chúng Iran thấy được rằng tuyệt đối không thể tin tưởng được vào Mỹ.
Thêm dầu vào lửa, việc ông Trump coi IRGC là “người bảo trợ” cho chủ nghĩa khủng bố cũng lại là cách tiếp cận sai lầm, dù Washington muốn loại trừ các hoạt động của IRGC đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Là một trong những đối tượng bị cấm vận ngặt nghèo nhất trên thế giới, nhưng IRGC trong lịch sử luôn có khả năng bành trướng vai trò đối với nền kinh tế Iran.Việc Donald Trump cho rằng IRGC “bảo trợ khủng bố” có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực đối với các công ty có hoạt động kinh doanh hợp pháp với các thực thể của Iran không thuộc diện cấm vận. Xu thế này sẽ càng hạn chế khả năng Mỹ gây sức ép buộc Iran tiếp tục tuân thủ JCPOA hoặc thực thi các bước đi kiềm tỏa Iran.
Về mặt chính trị, hành động của D. Trump thậm chí còn có thể giúp nâng cao hình ảnh, vị thế của IRGC tại Iran. Lực lượng chính quy của IRGC có hàng trăm nghìn lính, cùng với đó là đội quân bán quân sự trực thuộc IRGC với cả triệu người. Không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng và vai trò của lực lượng này trong xã hội Iran.Chính Tổng thống Hassan Rouhani cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuyên bố ủng hộ IRGC. Thái độ thù địch của Mỹ đối với IRGC sẽ cản trở đáng kể mục tiêu mà ông Rouhani theo đuổi nhằm hạn chế vai trò của lực lượng này trong nền kinh tế.
Việc Tổng thống George W. Bush liệt Iran vào “trục ma quỷ” hồi năm 2002 đánh dấu bước chuyển tiêu cực đối với mối quan hệ Mỹ-Iran vốn đã có thừa sự thù địch. Nay chiến lược mới của D. Trump cũng gây ra hệ quả và hiệu ứng tương tự. Trước thời điểm quy kết Iran, chính quyền Bush đã có hợp tác hiệu quả trên chiến trường Afghanistan với Iran dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống theo đường lối cải cách Mohamad Khatami.
Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Bush vào ngày 29/2/2002 cùng nhiều nhân tố phức tạp khác đã làm suy yếu vị thế trong nước của Khatami và những đồng minh chính trị khác, vốn ủng hộ tăng cường đối thoại với phương Tây. Không chỉ vậy, cái gọi là “trục ma quỷ” mà Mỹ đưa ra khi đó đã khiến phe bảo thủ ở Iran – lực lượng quyết chống Mỹ và phương Tây, thắng thế.
Ngày nay, chiến lược mới của Donald Trump được đưa ra sau khi Mỹ và Iran đã có sự phối hợp ở cấp độ chưa từng có tiền lệ, cùng với đó là việc Iran mở rộng hợp tác với cộng đồng quốc tế liên quan đến chương trình hạt nhân.Những diễn biến tích cực này có được khi Iran được dẫn dắt bởi Tổng thống Rouhani, người thừa hưởng thiên hướng cải cách từ Khatami. Hành động khiêu khích mới nhất của ông Trump chắc chắn sẽ là một cú đánh mạnh vào phe ôn hòa ở Iran mà Tổng thống Rouhani là người đại diện.
Trong nhiều thập kỉ, Iran liên tục gây ra những thách thức nghiêm trọng đối với các lợi ích của Mỹ, bằng các hành động quân sự của Tehran ở Trung Đông, chương trình tên lửa đạn đạo hay bắt giữ các công dân Mỹ gốc Iran. Tuy nhiên, Iran hiện nổi lên là một thế lực trong khu vực, có ảnh hưởng rộng khắp ở Iraq, Lebanon, Syria, Yemen.Nếu để mất JCPOA, Mỹ có thể sẽ phải đối diện với một cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Trung Đông. Giai đoạn leo thang căng thẳng Mỹ-Iran hiện nay tiềm ẩn nguy cơ có những tính toán sai lầm, mà hệ quả đi kèm sẽ là rất tai hại.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Na Uy ký thỏa thuận đầu tư 2,5 tỷ euro vào Iran
13:05' - 18/10/2017
Đây là dự án đầu tư lớn thứ hai tại Iran kể từ khi Tehran và P5+1 ký thỏa thuận JCPOA năm 2015.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran
07:56' - 17/10/2017
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng khả năng hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân với Iran, còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), là rất rõ ràng.
-
Kinh tế Thế giới
Iran cáo buộc Mỹ vi phạm thỏa thuận hạt nhân
20:19' - 15/10/2017
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã cáo buộc Tổng thống Mỹ Donald Trump vi phạm thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran và các cường quốc thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp lên tiếng kêu gọi Quốc hội Mỹ duy trì thỏa thuận hạt nhân với Iran
09:48' - 15/10/2017
Ngoại trưởng Pháp đánh giá thỏa thuận hạt nhân trên có tính ràng buộc chặt chẽ, giúp hạn chế phổ biến hạt nhân cũng như ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Singapore vẫn là trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới
18:09'
Singapore tiếp tục giữ vững vị trí trung tâm vận tải biển hàng đầu thế giới khi dẫn đầu Chỉ số Phát triển trung tâm vận tải biển quốc tế Tân Hoa xã-Baltic (ISCDI) trong năm thứ 12 liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.