Chiến tranh mạng – Mối đe dọa trong thời đại mới (Phần 1)
Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông tin, hợp tác, giao lưu… giữa mọi cá nhân, tổ chức và quốc gia trên khắp thế giới, bất chấp khoảng cách về không gian hay địa lý, diễn ra nhanh chóng và thuận tiện. Hiện có đến hàng tỷ thiết bị kết nối Internet trên khắp toàn cầu và mỗi ngày cũng có hàng tỷ người truy cập Internet, vào các trang mạng xã hội để cập nhật thông tin.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, cùng với sự phát triển không ngừng của các ứng dụng và những tiện ích mà công nghệ thông tin mang lại, thực tế đã nảy sinh nhiều hiện tượng đáng lo ngại như vấn nạn tin tặc, đánh cắp dữ liệu, lạm dụng thông tin, các lực lượng phiến quân hay khủng bố hoạt động trên không gian mạng, các mạng lưới gián điệp mạng… và nguy hiểm, nghiêm trọng hơn là một thách thức mới được đặt ra trong kỷ nguyên số là chiến tranh mạng.Theo chuyên gia an ninh Mohamed Abdel Wahed, về lý thuyết, chiến tranh thông tin là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại;Đó là tổng hợp những hoạt động và biện pháp như tung tin giả, thông tin sai lệch nhằm vào cá nhân hoặc tổ chức với mục đích gây rối loạn trật tự xã hội, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho phía mình, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương. Mục đích của chiến tranh mạng là kiểm soát, điều khiển, tác động lên các quyết định và làm suy giảm hoặc phá huỷ các hệ thống mạng - viễn thông của đối phương trong khi bảo vệ các hệ thống của mình và đồng minh chống lại những hành động như vậy. Mục tiêu tấn công của chiến tranh mạng là các cơ sở hạ tầng thông tin (quân sự, tài chính, ngân hàng, mạng máy tính quốc gia,...). Virus máy tính có thể làm cho hệ thống vũ khí của đối phương bị mất điều khiển, và cũng có thể phá hoại cơ sở hạ tầng kinh tế của quốc gia, làm rối loạn hoạt động của nền kinh tế, hay làm tắc nghẽn mạng thông tin.Tin tặc được đánh giá là thành phần chủ lực cũng như nguy hiểm nhất trong chiến tranh mạng. Các tin tặc tập trung vào việc đánh cắp các bí mật quân sự; sử dụng virus tấn công các hệ thống máy tính làm cho hệ thống này bị tê liệt hoặc không thể hoạt động bình thường.Chuyên gia Abdel Wahed đã chỉ ra rằng những công cụ, cách thức nêu trên thường xuyên được sử dụng để phục vụ cho các mục đích của các bên hay thế lực chủ trương can thiệp vào tình hình của nước khác. Có thể thấy, sử dụng những cách thức này ít tốn kém hơn việc can thiệp bằng các biện pháp quân sự và cũng ít bị chỉ trích của cộng đồng quốc tế vì chúng thường ít khi có thể xác định được thủ phạm hay đối tượng tấn công. Theo ông Abdel Wahed, trong thế giới ngày nay, các cuộc xung đột cũng đang chuyển hướng sang chiến tranh mạng, loại hình vốn dựa vào công nghệ thông tin hiện đại thay vì các loại vũ khí thông thường. Vì lý do an ninh, chính phủ của nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực đầu tư và phát triển các công nghệ để kiểm soát các dòng chảy thông tin trên không gian mạng, không chỉ ở những khu vực của họ mà còn trên phạm vi toàn cầu. Các cơ quan tình báo trên thế giới đã ngày càng trở nên cảnh giác trước những hiểm họa từ chiến tranh mạng. Đối thủ thường xuyên sử dụng những công cụ này để thu thập những thông tin mật liên quan đến các tổ chức hoặc cá nhân. Những thông tin, hình ảnh liên quan tới các nhà lãnh đạo hay chính trị gia thường xuyên là mục tiêu được nhắm tới.Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và phần mềm thu thập dữ liệu với số lượng lớn thông tin có thể được phân tích và xử lý hiện đang là phương thức phổ biến mà nhiều tổ chức tình báo trên thế giới áp dụng. Đáng lo ngại hơn khi những công cụ này được triển khai trong chiến tranh mạng, những thông tin bí mật nhà nước hay những thông tin nhạy cảm có thể được sử dụng để gây ra những rối loạn chính trị hoặc lái dư luận đi theo một hướng nào đó có chủ ý./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Italy ban hành đạo luật số về an ninh mạng
18:47' - 08/11/2018
Trong bối cảnh các cuộc tấn công mạng hiện nay đều có chủ đích và gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn, Italy và các nước châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh mạng.
-
Kinh tế Thế giới
Bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ: Thử thách với an ninh mạng
15:30' - 05/11/2018
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, sau cuộc bầu cử giữa kỳ, 3 vấn đề an ninh mạng bao gồm an ninh bầu cử, mối đe dọa chuỗi cung ứng và mã hóa sẽ thu hút sự chú ý của dư luận.
-
Kinh tế Việt Nam
Xử lý thông tin "bẩn" trên môi trường mạng: Cần có sự vào cuộc của toàn xã hội
14:49' - 31/10/2018
Ngày 31/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc đấu tranh đối với các vi phạm trên không gian mạng cần có sự vào cuộc của toàn xã hội...
-
Chuyển động DN
Lần đầu Nhật Bản cảnh báo mạng xã hội Facebook
16:07' - 22/10/2018
Ngày 22/10, Chính phủ Nhật Bản yêu cầu Tập đoàn Facebook Inc. tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng sau vụ bê bối rò rỉ dữ liệu được phát hiện vào tháng 3 năm nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Đường sắt cao tốc tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội
18:49' - 27/12/2024
Những đặc điểm nổi trội của đường sắt cao tốc như đúng giờ, vận chuyển hành khách chuyên dụng…, đã giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách về thời gian và không gian.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Lạm phát ở Tokyo tăng tốc
18:42' - 27/12/2024
Theo dữ liệu công bố ngày 27/12, lạm phát lõi tại Tokyo, Nhật Bản tăng tốc vào tháng 12 trong khi lạm phát dịch vụ vẫn ổn định, duy trì kỳ vọng của thị trường về đợt tăng lãi suất trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc: Phó Thủ tướng Choi Sang Mok đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống
17:32' - 27/12/2024
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Choi Sang Mok đã chính thức đảm nhiệm vai trò quyền Tổng thống Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản: Hàng nghìn mặt hàng thực phẩm sẽ tiếp tục tăng giá
17:05' - 27/12/2024
195 công ty thực phẩm và đồ uống lớn tại Nhật Bản đang có kế hoạch tăng giá 1.380 sản phẩm vào tháng 1/2025 trong bối cảnh chi phí hậu cần và lao động tăng cao.
-
Kinh tế Thế giới
Những yếu tố định hình thị trường dầu mỏ trong tương lai
16:04' - 27/12/2024
Năm 2024 khép lại với nhiều diễn biến đáng chú ý trên thị trường dầu mỏ, từ những biến động mạnh mẽ về giá cả đến các thay đổi trong cấu trúc cung cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi năng lượng quốc gia
13:02' - 27/12/2024
55 công viên điện Mặt Trời, với tổng công suất trên 1.100 MW, ở nước này sẽ hòa mạng lưới điện quốc gia trong năm 2025, qua đó giúp loại bỏ tình trạng cắt điện luân phiên vào ban ngày hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo thế giới 2025: Chìa khóa để vượt qua "cơn gió ngược"
11:22' - 27/12/2024
Nền kinh tế toàn cầu năm 2025 sẽ phải đối mặt nguy cơ gia tăng bất ổn về chính sách kinh tế trong giai đoạn vốn đã và đang có đà tăng trưởng vừa phải hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc sẽ xây dựng trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới
10:39' - 27/12/2024
Song song với nhà máy sản xuất chip đầu tiên đi vào hoạt động vào năm 2030, cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm đường sá, cấp nước và điện, sẽ được mở rộng.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc bắt đầu phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol
08:15' - 27/12/2024
Dự kiến phiên tòa luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ bắt đầu tranh luận chính thức sớm nhất là vào giữa tháng 1/2025.