Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP
Ngày 25/5, Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam – châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) với chủ đề “Hợp lực chuyển đổi số để phát triển kinh tế số” do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.
Diễn đàn cung cấp thông tin tổng quan về chuyển đổi số tại Việt Nam, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, giới thiệu mô hình, giải pháp công nghệ sáng tạo nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Đây cũng là sự kiện hướng tới Ngày Chuyển đổi số 10/10 đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Báo cáo kinh tế số từ Diễn đàn thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD), năm 2019, kinh tế số (ICT/VT) đóng góp khoảng 4,5% GDP toàn cầu, kinh tế số internet - nền tảng số đóng góp 15,5% GDP toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 2021, kinh tế internet đạt giá trị khoảng 21 tỷ USD, đóng góp 5% GDP cả nước, tăng gấp 7 lần so với năm 2015. Điều này cho thấy, mặc dù bị ảnh hưởng bởi COVID-19 nhưng chuyển đổi số đã đem lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế số. Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin (VINASA) Nguyễn Văn Khoa nhấn mạnh, Việt Nam đang đứng trước cơ hội để thúc đẩy kinh tế internet, đặc biệt là việc ứng dụng, phát triển các nền tảng chuyển đổi số. Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số sẽ chiếm 20% GDP. Tức là trong thời gian tới, tỷ trọng của kinh tế số đóng góp cho GDP sẽ tăng thêm 15% so với hiện nay. Mục tiêu này là thách thức không nhỏ của tất cả các ngành, lĩnh vực, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số.Ông Nguyễn Văn Khoa chia sẻ, để phát triển kinh tế số nhanh chóng, Việt Nam cần có sự hợp lực của cả hệ thống chính trị, các bộ, ban, ngành và địa phương, nhất là sự tham gia của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ thông tin và phần mềm tại Việt Nam, để cùng chung tay thúc đẩy chuyển đổi số.
Ông Nguyễn Văn Khoa cũng đề cập đến phần việc của các doanh nghiệp công nghệ thông tin trong công cuộc chuyển đổi số. Đó là phát triển nền tảng cho các giải pháp chuyển đổi số có chất lượng cho doanh nghiệp tại Việt Nam; tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu công nghệ mà quá trình các đơn vị chuyển đổi số sẽ áp dụng như trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine learning), công nghệ chuỗi khối (blockchain); tập trung nguồn lực, để hợp lực cùng nhau chuyển đổi số cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên toàn quốc.Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Quản lý Doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Trọng Đường cho biết, tăng tốc chuyển đổi số đang đặt ra nhiều nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin nhằm đem lại nhiều sản phẩm phù hợp cho người Việt.
Tất cả 100 triệu dân gồm 9 triệu hộ nông dân, 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, gần 800.000 doanh nghiệp, khoảng 70.000 nhà máy sản xuất, 44.000 trường học, 14.000 cơ sở y tế và khoảng 3.000 doanh nghiệp vận tải… đều cần có sản phẩm công nghệ số phù hợp để ứng dụng hiệu quả.
Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã lựa chọn 35 nền tảng để ưu tiên triển khai trong năm 2022. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề nghị các doanh nghiệp nhanh chóng phát triển các điểm xuất sắc, đăng ký để đánh giá công nhận là những nền tảng số đạt tiêu chí, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng.
Tại diễn đàn, đại diện Công ty FPT Digital (Tập đoàn FPT) đã chia sẻ về khung quy trình chuyển đổi số cơ bản, các cấp độ của chuyển đổi số để địa phương, doanh nghiệp đánh giá về mức độ trưởng thành số của đơn vị, từ đó xây dựng lộ trình chuyển đổi số phù hợp, hướng đến mục tiêu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đại diện Công ty Cổ phần MISA giới thiệu về giải pháp ký hợp đồng điện tử có tên gọi AMIS WeSign giúp các doanh nghiệp tiết kiệm 90% thời gian; 85% chi phí so với kiểu cũ. Quy trình ký kết tài liệu được tự động hóa hoàn toàn từ khâu tạo lập – trình ký – lưu trữ nên người dùng có thể ký tài liệu từ xa, mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều loại thiết bị. Chữ ký điện tử là một trong những hạng mục mà đơn vị, cá nhân tổ chức nào cũng cần có khi chuyển các hoạt động truyền thống lên môi trường số… Diễn đàn chuyển đổi số Việt Nam – châu Á 2022 (Vietnam - Asia DX Summit 2022) diễn ra ngày 25-26/5, các đại biểu thảo luận chuyên đề theo 4 mảng chính gồm: Chính phủ số (3 phiên Hợp lực chuyển đổi số cho bộ ngành, địa phương và kinh nghiệp chuyển đổi số ở các quốc gia châu Á); Kinh tế số (8 về các lĩnh vực trọng điểm tài chính – ngân hàng, giao thông vận tải-Logistics, y tế, giáo dục, du lịch, thương mại, bất động sản, nông nghiệp); Doanh nghiệp số (doanh nghiệp vừa và nhỏ, nền tảng số, doanh nghiệp sản xuất, nhân lực số, khởi nghiệp số).Bên cạnh đó có 2 phiên về "Chuyển đổi số tại châu Á" với phần chia sẻ thông tin của 11 quốc gia, nền kinh tế trong khu vực về các chương trình, kinh nghiệm, điển hình thành công trong chuyển đổi số; triển lãm các giải pháp chuyển đổi số của các doanh nghiệp công nghệ thông tin.../.
Tin liên quan
-
Phân tích - Dự báo
Tiềm năng phát triển kinh tế số của khu vực Đông Nam Á
05:30' - 25/04/2022
Hợp tác kinh tế là yếu tố then chốt để thoát khỏi đại dịch, giải pháp này làm giảm phí tổn dài hạn của COVID-19 xuống mức thấp nhất và gia tăng lợi ích từ những nỗ lực xây dựng quốc gia tốt đẹp hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Tác động từ các biện pháp cắt giảm chi tiêu tới năng lực chống thông tin sai lệch
12:25'
Trong 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ Tổng thống D.Trump, nhiều biện pháp bảo vệ chống lại thông tin sai lệch tại Mỹ đã bị dỡ bỏ, từ cắt giảm ngân sách nghiên cứu đến đóng cửa các cơ quan trọng yếu.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Peru thúc đẩy thương mại song phương
11:25'
Peru cam kết tiếp tục phối hợp với phía Việt Nam thúc đẩy thương mại song phương, hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tiếp cận thị trường, cũng như đẩy mạnh hợp tác đa lĩnh vực trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam
11:13'
Sáng 28/4, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 27 đến 29/4.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Tunisia đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại
11:09'
Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia đã phối hợp với UTICA tổ chức hội nghị giao thương trực tuyến nhằm kết nối doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại song phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng giả và bài học lấy đạo đức kinh doanh làm đầu
10:49'
Kinh doanh có trách nhiệm với người lao động, cộng đồng, môi trường và pháp luật – đã, đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Đó là nghĩa vụ đạo đức, là yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển bền vững
-
Kinh tế Việt Nam
Cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” – Lan tỏa tầm vóc và ý nghĩa Đại thắng mùa xuân 1975
22:53' - 27/04/2025
Chương trình cầu truyền hình “Vang mãi khúc khải hoàn” có quy mô hoành tráng với sự xuất hiện của hơn 1.200 nghệ sĩ tại 3 điểm cầu Bắc-Trung-Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày hội kết nối giao thương Hải Dương thu hút 500 doanh nghiệp
20:58' - 27/04/2025
Ngày hội kết nối giao thương năm 2025 đã tạo môi trường giúp các doanh nghiệp kết nối trực tiếp, chia sẻ ngành hàng kinh doanh, kết nối khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Số chuyến bay qua Tân Sơn Nhất dịp 30/4 -1/5 sẽ tăng 10%
20:57' - 27/04/2025
Dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, các chuyến bay qua sân bay Tân Sơn Nhất tăng 10% so với ngày thường. Ngày cao điểm nhất có khoảng 126.000 lượt khách qua sân bay.
-
Kinh tế Việt Nam
Quy định mới về thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp
20:27' - 27/04/2025
Mức độ c thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/lần/người