Chủ tịch UBND Tp Hà Nội: Không có lợi ích nhóm trong Dự án nhà máy nước mặt sông Đuống
Chiều 15/11, bên lề buổi họp tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 11 HĐND thành phố Hà Nội khóa XV, trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến vấn đề đầu tư, vận hành, giá nước của Nhà máy nước mặt sông Đuống, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định không có lợi ích nhóm trong Dự án Nhà máy nước mặt sông Đuống.
Thành phố tạo mọi điều kiện cho nhà đầu tư vào lĩnh vực này, giải quyết nước cấp bách cho người dân. Không chỉ Nhà máy nước mặt Sông Đuống mà tất cả các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố ở các lĩnh vực đều được coi trọng, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, để huy động các nguồn lực tham gia xây dựng hệ thống cấp nước cho thành phố. Cho đến nay, 23 nhà đầu tư đã thực hiện 38 các dự án trên địa bàn.Trong đó, đối với Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, các cổ đông sáng lập của công ty bao gồm: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nước sạch Hà Nội (10%), Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ứng dụng Công nghệ mới và Du lịch - Newtatco (5%), Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Nam - Oman 27%, Công ty Cổ phần nước Aqua One 58% . Đây là nhà máy nước sạch hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á.
Về việc kiểm soát chất lượng nguồn nước, ông Nguyễn Đức Chung cho biết thêm: Hiện toàn thành phố đã có 11/12 nhà máy có thiết bị cảm biến để đo chất lượng nước đầu vào và chất lượng nước đầu ra thường xuyên. Riêng Nhà máy nước sông Đà (do nằm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) sau sự cố đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai Sở Xây dựng, UBND hai tỉnh, thành phố.
Theo đó, Hà Nội đã yêu cầu Công ty Cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) lắp hệ thống cảm biến. Công ty đã cam kết 3 tháng nữa sẽ lắp xong. Song song với đó, hàng ngày, hàng tuần, các cơ quan chức năng vẫn lấy mẫu nước xét nghiệm theo đúng quy trình.
Liên quan đến thông tin giá nước của Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống cao hơn nhiều so với các công ty cung cấp nước khác cùng trên địa bàn thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng: Thời gian vừa qua, thành phố đã thực hiện nghiêm túc theo các nghị định, thông tư của Chính phủ, Bộ Tài Chính.Trước khi ký với doanh nghiệp cung cấp nước sạch, UBND thành phố đã chỉ đạo liên ngành báo cáo Bộ Tài chính xin ý kiến. Bộ Tài Chính chỉ đạo việc thông báo giá hơn 10.000 VNĐ (giá tạm tính) để phục vụ lập dự án đầu tư. Sau khi dự án được hoàn thành toàn bộ, quyết toán toàn bộ công trình mới đưa ra giá thành cụ thể. Giá đó là giá tạm tính để phục vụ nhà đầu tư xây dựng dự án.
Trả lời câu hỏi liên quan đến thông tin thành phố Hà Nội phải bù giá nước cho Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khẳng định: "Thành phố chưa mất một đồng nào bù giá. Chắc chắn không bao giờ bù giá”. Về việc người dân băn khoăn giá nước sạch Nhà máy nước sông Đà rẻ hơn giá nước sạch Nhà máy nước mặt sông Đuống, theo ông Nguyễn Đức Chung, Nhà máy nước sông Đà đã sản xuất nước nhiều năm, hoàn vốn nhiều chắc chắn sẽ thấp hơn. Thành phố đề nghị Công ty nước sông Đà lắp thêm đường ống, tăng công suất, thay đổi công nghệ và không những nhà máy nước sông Đà mà tất cả các nhà máy nước hiện nay của Hà Nội đang cung cấp cho người dân, phải đổi công nghệ để tiến tới tất cả nhà máy theo chất lượng uống được tại vòi./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Điều tra, làm minh bạch nguyên nhân tăng giá nước sạch
10:51' - 14/11/2019
Mặt bằng chung giá nước sạch chỉ 7.000 đồng/m3, Nhà máy nước mặt sông Đuống tăng thêm hơn 3.000 đồng/m3 là quá cao, phải có giải thích hợp lý và để người dân giám sát mới khách quan và công bằng.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thông tin về việc đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân
19:59' - 12/11/2019
Thành phố sẽ giám sát chất lượng nước cung cấp đến khách hàng. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ nguồn nước...
-
Kinh tế Việt Nam
Quản lý chặt xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước sạch
17:26' - 12/11/2019
Việc xã hội hóa đầu tư các công trình cấp nước sạch là việc cần thiết trong điều kiện hiện nay, nhưng Nhà nước phải có hành lang pháp lý, quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Petrolimex: Nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu
14:56'
Với giá dầu giảm nhanh và mạnh như hiện nay, cộng thêm các biến động địa chính trị phức tạp trên thế giới, 2025 sẽ là năm có nhiều rủi ro lớn và khó kiểm soát với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Đồng Nai lập ban chỉ đạo triển khai giải pháp thúc đẩy tăng trưởng 2 con số
14:48'
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vừa ký ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Mang khí phách anh hùng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới
14:06'
Từ một xã nghèo nàn, lạc hậu, qua 50 xây dựng, đổi mới và phát triển, An Bình Tây đã đạt được những kết quả quan trọng và tương đối toàn diện, vươn lên trở thành một xã phát triển khá.
-
Kinh tế Việt Nam
Đưa vào vận hành nhà máy điện sinh khối dùng trấu đầu tiên tại Việt Nam
13:35'
Nhà máy điện sinh khối Hậu Giang có tổng công suất 20 MW là nhà máy điện sinh khối sử dụng nhiên liệu trấu, dăm gỗ đầu tiên được đưa vào vận hành tại Việt Nam tới thời điểm này.
-
Kinh tế Việt Nam
Bình Định hợp tác đầu tư tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester trị giá 1 tỷ USD
12:51'
Tỉnh Bình Định đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác đầu tư với Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) về tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester có tổng mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Thận trọng khi mở rộng đối tượng “cá nhân” tham gia hoạt động đầu tư PPP
12:48'
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư...
-
Kinh tế Việt Nam
Chi tiết nút giao cao tốc Bắc – Nam đưa vào khai thác dịp lễ 30/4 – 1/5
12:10'
Riêng đối với tuyến Cam Lộ - La Sơn nối Quảng Trị với Huế có chiều dài khoảng 98,3 km hiện đã bố trí trạm dừng nghỉ tạm tại Km64+200 bên trái tuyến và Km77+800 bên phải tuyến.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố Báo cáo quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên
11:02'
Việt Nam đã có một bước tiến quan trọng trong hành trình xây dựng hệ thống dữ liệu toàn diện khi chính thức công bố Báo cáo Quốc gia đầu tiên về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2021 – 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam đang vươn mình trong tất cả mọi lĩnh vực
10:23'
Giáo sư, Tiến sĩ Joseph Văn Võ, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học gia và Chuyên gia gốc Việt toàn cầu (AVSC), đánh giá cao sự phát triển vượt bậc của Việt Nam trong 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước.