Chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp để ứng phó xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn khả năng kéo dài đến tháng 5/2025. Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.
Nhận định về xu thế xâm nhập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 21-31/3, ngày 20/3, Trưởng phòng Dự báo thủy văn, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực trên giảm dần vào những ngày đầu tuần và tăng lại vào cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2024, riêng một số trạm ở Bến Tre, Trà Vinh có độ mặn cao hơn.Chiều sâu ranh mặn 4‰ trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 40-50km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 35-40km; sông Hàm Luông là 55-60km; sông Cổ Chiên là 40-45km; sông Hậu là 40-48km; sông Cái Lớn là 25-30km.Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020. Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung từ ngày 28/3-02/4, sau đó giảm dần; các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn từ ngày 28/3- 2/4 và 27/4-1/5, từ tháng 5 xâm nhập mặn giảm dần.
Các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cấp 2.Chuyên gia thủy văn lưu ý, độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra.Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Hệ thống lọc nước mặn giúp xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý.Đặc biệt, nước sau lọc có thể sử dụng để uống trực tiếp hoặc tưới tiêu cho các loại cây có khả năng chịu mặn thấp. Đối với các hộ nuôi thủy sản, cần thực hiện quan trắc theo dõi độ mặn môi trường nuôi; từ đó xác định khoảng thời gian bắt đầu nuôi và thời điểm kết thúc phù hợp với hiện trạng xâm nhập mặn.Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã ban hành Thông tư 47/2024/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn.Thông tư áp dụng đối với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia có hoạt động quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn. Trong đó quy định kỹ thuật về quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn tại các vùng sông ven biển, bao gồm các sông, nhánh sông, kênh, rạch ở khu vực ven biển bị ảnh hưởng của thủy triều.Thông tư nêu rõ các quy định kỹ thuật về yếu tố, trang thiết bị quan trắc mặn và điều tra, khảo sát xâm nhập mặn; cách thức quan trắc mặn thủ công và quan trắc mặn tự động.Với quan trắc mặn thủ công, Thông tư quy định về vị trí quan trắc, chế độ quan trắc, các bước quan trắc mặn, quan trắc hoặc thu thập một số yếu tố khí tượng thủy văn, tính toán và chỉnh lý dữ liệu quan trắc. Thời gian quan trắc tiến hành trong 6 tháng mùa cạn. Cụ thể, đối với sông ở khu vực miền Bắc và miền Nam, bắt đầu từ tháng 12 năm trước và kết thúc vào tháng 5 năm sau. Đối với sông ở khu vực miền Trung, từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào tháng 8 của năm; từ Bình Định đến Bình Thuận bắt đầu từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7 của năm.Đối với sông ở những khu vực có diễn biến xâm nhập mặn bất thường có thể tiến hành quan trắc hoặc điều tra, khảo sát ngoài khoảng thời gian nêu trên. Tại những khu vực thường có diễn biến xâm nhập mặn thấp, nếu trong quá trình quan trắc vào giai đoạn gần cuối mùa cạn mà xuất hiện 2 kỳ nước cường cao nhất liên tiếp có độ mặn dưới 0,1‰, xem xét, đánh giá ngừng công tác quan trắc mặn của mùa cạn đó.Với quan trắc mặn tự động, Thông tư quy định về trạm quan trắc mặn tự động (vị trí, nguyên tắc đặt trạm, chế độ quan trắc, trang thiết bị), đặc tính kỹ thuật của thiết bị đo mặn tự động, cách thức vận hành và truyền, nhận, lưu trữ thông tin dữ liệu, tính toán lập biểu dữ liệu.Về điều tra, khảo sát, nguyên tắc là trên đoạn sông điều tra, khảo sát phải bố trí tối thiểu 3 điểm quan trắc, phân bố từ cửa sông lên thượng lưu và đảm bảo khoảng cách giữa các điểm quan trắc. Cụ thể, khoảng cách đối với sông ở khu vực miền Bắc từ 5-7km; sông ở khu vực miền Trung từ 3-5km; sông ở khu vực miền Nam từ 10-15km.Trong trường hợp sông có tình trạng xâm nhập mặn phức tạp, nguy cơ diễn biến bất thường có thể giảm khoảng cách giữa các điểm quan trắc để bảo đảm xác định được ranh giới xâm nhập mặn theo nhu cầu sử dụng của các đối tượng dùng nước.Các điểm quan trắc được bố trí bảo đảm xác định được giá trị ranh giới xâm nhập mặn (giá trị ranh giới xâm nhập mặn tùy theo yêu cầu điều tra khảo sát thường được xác định là 1‰ hoặc 4‰).Các điểm quan trắc trên đoạn sông điều tra, khảo sát đảm bảo các yêu cầu: Dòng chảy bị ảnh hưởng triều rõ rệt; không có hiện tượng nước tù, chảy quẩn; không có dòng nhập lưu; ít bị ảnh hưởng bởi tác động của con người.Thông tư trên có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Sau 15/3, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ xu thế giảm nhanh
13:18' - 12/03/2025
Trong phạm vi cách biển từ 30-40km trở vào, khả năng xuất hiện nước ngọt thường xuyên, thuận lợi cho các công trình thủy lợi lấy nước, nhất là khi triều thấp.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Tháng 3-4/2025, xâm nhập mặn ở cửa sông Cửu Long tăng cao
16:01' - 28/02/2025
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Phùng Tiến Dũng cho biết, xâm nhập mặn ở khu vực cửa sông Cửu Long tiếp tục tăng cao từ ngày 1 - 4/3 sau đó giảm dần.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
15 giờ ngày 15/7, mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình
14:09' - 15/07/2025
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Hòa Bình mở tiếp cửa xả đáy thứ 2 hồ thủy điện Hòa Bình vào hồi 15 giờ ngày 15/7.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Nhiều khu vực nắng nóng gay gắt
11:20' - 15/07/2025
Do ảnh hưởng của nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Thời tiết ngày 15/7: Hà Nội ngày nắng, chiều tối có mưa rào
07:42' - 15/07/2025
Thành phố Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh, đêm không mưa.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Nguy cơ lũ quét, sạt lở đất ở 11 tỉnh, thành Bắc Bộ và Trung Bộ
18:54' - 14/07/2025
Theo hướng dẫn của Cục Quản lý Đê điều và Phòng, chống thiên tai, trước tình hình trên, các khu vực chịu ảnh hưởng theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập úng lũ quét, sạt lở đất.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo ngập úng khu vực nội thành Hà Nội
15:36' - 14/07/2025
Chuyên gia thủy văn lưu ý, trong đợt mưa này, các tuyến phố chỉ ngập trong thời gian xảy ra mưa cường độ lớn và sớm tiêu thoát hết sau khi mưa kết thúc 30-60 phút.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo nắng nóng ở nhiều khu vực
15:19' - 14/07/2025
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình trong những ngày nắng nóng, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra đường trong khung giờ từ 11-14 giờ.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
14 giờ ngày 14/7, mở 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang
14:06' - 14/07/2025
Công ty Thủy điện Tuyên Quang tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng, hạ lưu hồ chứa.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Dự báo thời tiết ngày 14/7: Nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối và đêm mưa dông
07:39' - 14/07/2025
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/7, xuất hiện nhiều hình thức thời tiết nguy hiểm như nắng nóng, mưa dông, lốc, sét, mưa đá, sóng cao và gió giật mạnh.
-
Thời tiết và biến đổi khí hậu
Cảnh báo mưa dông ở Hà Nội, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực
17:03' - 13/07/2025
Cảnh báo từ 16 giờ 30 phút đến 19 giờ 30 phút ngày 13/7, khu vực mưa dông sẽ mở rộng ra các khu vực khác của thành phố Hà Nội.