Chuyên gia khuyến cáo doanh nghiệp chủ động phòng dịch để xuất khẩu thông suốt
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thương mại, các doanh nghiệp nên chủ động yếu tố an toàn phòng dịch để xuất khẩu sang các cửa khẩu thông quan thuận lợi.
Vấp nhiều rào cản
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2022 tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc ước đạt 4,15 tỷ USD, chiếm 50,32% tổng giá trị giao thương của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền với các nước có chung đường biên giới và chiếm 7,42% tổng giá trị thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc, giảm 64,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong số đó, xuất khẩu sang Trung Quốc ước đạt 509,22 triệu USD, chiếm 26,85% giá trị xuất khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền với các nước có chung đường biên giới và chiếm tỷ trọng 2,84% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc, giảm 87,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc ước đạt 3,64 tỷ USD, chiếm 57,84% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam qua các cửa khẩu biên giới đất liền với các nước có chung đường biên giới và chiếm 9,57% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc), giảm 52,5% so với kỳ năm 2021.
Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại biên giới nói riêng, thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc nói chung luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành và sự vào cuộc của chính quyền địa phương.
Các địa phương biên giới phía Bắc đã xây dựng và duy trì được cơ chế hợp tác chặt chẽ với các địa phương biên giới Trung Quốc, qua đó nhanh chóng nắm bắt thông tin và phối hợp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động thương mại biên giới tại địa bàn.
Cùng đó, các cơ chế hợp tác, trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành trung ương và địa phương được duy trì và không ngừng củng cố trong thời gian qua giúp giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh trong thương mại biên giới.
Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến thương mại biên giới tiếp tục được triển khai với hình thức linh hoạt nhằm thích ứng với phòng chống dịch, góp phần duy trì hoạt động giao thương, kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp hai nước.
Tuy nhiên, việc Chính phủ Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero COVID” và áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện… nhằm phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu biên giới đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ thông quan hàng hóa.
Không chỉ vậy, có thời điểm đã gây ùn tắc hàng hóa nghiêm trọng tại khu vực cửa khẩu, đồng thời là nguyên nhân trực tiếp gây sụt giảm kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua.
Nhiều doanh nghiệp hai nước vẫn lựa chọn xuất khẩu tiểu ngạch, vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, kiểm dịch, ép cấp, ép giá, ùn tắc.
Hơn nữa, cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của một số tỉnh biên giới còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông và các dịch vụ logistics còn hạn chế.
Ngoài ra, cửa khẩu quốc tế đường sắt chưa được phát huy lợi thế do khác biệt về khổ đường ray; hạ tầng thương mại biên giới quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ưng được yêu cầu về trao đổi, lưu thông hàng hóa với phía Trung Quốc.
Tại địa bàn tỉnh Lào Cai, với việc phía Vân Nam tuy đã khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại nhiều cặp cửa khẩu với Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục tạm dừng thông quan nhiều mặt hàng nông sản, trái cây tươi như thanh long, chuối, vải thiều, nhãn, xoài,…dẫn tới lượng hàng hóa này tiếp tục dồn về địa bàn tỉnh Lạng Sơn để làm thủ tục xuất khẩu.
Bên cạnh đó, với việc các loại nông sản bước vào cao điểm vụ thu hoạch và năng lực thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đường bộ tại Lạng Sơn chưa cải thiện là nguy cơ tái diễn tình trạng ùn tắc nghiêm trọng như thời điểm trước tết Nguyên đán Nhâm dần 2022 hoàn toàn có thể xảy ra nếu không được tháo gỡ kịp thời.
Đặc biệt, việc nâng cấp, xác định phạm vi khu vực cửa khẩu, quy hoạch cửa khẩu và cơ sở hạ tầng…tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương triển khai, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới phát triển.
Khơi thông nguồn chảy
Để tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới trên đất liền với Trung Quốc, thời gian qua Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương để triển khai việc quy hoạch cửa khẩu, xây dựng văn bản pháp luật, nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới.
Bên cạnh đó, thường xuyên trao đổi thúc đẩy phía Trung Quốc phối hợp nâng cao năng lực thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc và tăng cường xây dựng cơ chế hợp tác với các bộ, ngành, địa phương phía Trung Quốc trong phát triển thương mại song phương cũng như thương mại biên giới.
Mặt khác, Bộ Công Thương còn phối hợp với các địa phương biên giới phía Bắc, trao đổi, đàm phán với chính quyền địa phương, cơ quan quản lý phía Trung Quốc để triển khai các giải pháp nhằm tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu; nâng cao hiệu suất làm việc của các lực lượng chức năng của cả 2 nước tại các cửa khẩu, nhất là các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam đến thời điểm thu hoạch chính vụ.
Đặc biệt, Bộ Công Thương tiếp tục khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của phòng chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.
Các địa phương biên giới cũng cần tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát để bảo đảm quy trình an toàn hàng hóa, phương tiện được thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc.
Mặt khác, kiên quyết loại bỏ những lô hàng có biểu hiện vi phạm quy tắc phòng chống dịch để không làm ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng, đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có liên quan tới các lô hàng đó.
Thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao và các đơn vị liên quan để triển khai nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung 2 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cũng như các văn bản pháp luật liên quan, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại biên giới phát triển lành mạnh và bền vững.
Ngoài ra, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương làm tốt việc phát triển thị trường, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm để đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, giảm sự phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường; định hướng doanh nghiệp chuyển nhanh, chuyển mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch.
Bộ Công Thương cũng kêu gọi doanh nghiệp dịch vụ logistics hỗ trợ các doanh nghiệp nông, thủy sản và trái cây thông qua việc ưu tiên bảo quản các loại trái cây, giảm chi phí lưu kho, lưu bãi, giảm chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng hóa; triển khai hiệu quả các giải pháp tại Báo cáo các quy định, cơ chế chính sách khuyến khích xuất khẩu chính ngạch đối với một số hàng hoá hiện đang ùn tắc tại các cửa khẩu biên giới.
Đặc biệt, tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân, nhất là trong giai đoạn xảy ra dịch COVID-19 và các dịp lễ, Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cửa khẩu Lào Cai hoạt động trở lại sau hơn 1 ngày tạm dừng
21:41' - 05/07/2022
Từ 19h30 ngày 5/7, hoạt động xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai) đã được thông thương trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Trung tâm Thương mại 5.400 tỷ đồng ở Cần Thơ sẽ khởi công ngày 26/4
20:13' - 18/04/2025
Dự án Trung tâm Thương mại Aeon Mall Cần Thơ với tổng mức đầu tư 5.400 tỷ đồng sẽ chính thức khởi công vào ngày 26/4/2025, chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam
20:12' - 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki nhằm trao đổi về một số nội dung tăng cường hợp tác giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hàng loạt dự án giao thông trọng điểm khởi động cùng đại Lễ
20:04' - 18/04/2025
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn đồng loạt khởi công, khánh thành trên khắp cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Xây dựng thông tin về tổ chức giao thông trên các tuyến cao tốc sẽ thông xe từ ngày 19/4
19:23' - 18/04/2025
Tối 18/4, Bộ Xây dựng đã thông tin chi tiết về phương án tổ chức giao thông các tuyến cao tốc Bắc - Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỏa tốc yêu cầu giám sát, kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả
19:17' - 18/04/2025
Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
-
Kinh tế Việt Nam
Ngày 19/4, sẽ thông xe kỹ thuật hàng loạt dự án cao tốc Bắc – Nam
19:08' - 18/04/2025
Bộ Xây dựng cho biết sẽ tổ chức lễ thông xe kỹ thuật một số dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ)
17:51' - 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Warburg Pincus (Hoa Kỳ), kiêm đồng Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Hoa Kỳ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển năng lượng nguyên tử để phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
17:49' - 18/04/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh thông điệp, Việt Nam phát triển năng lượng nguyên tử, trong đó có điện hạt nhân, để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số trong thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
WB quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng tại Việt Nam
15:48' - 18/04/2025
WB khẳng định rất quan tâm đến phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam. Hiện WB đã cử thêm nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm đến Việt Nam để phối hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các dự án hợp tác giữa hai bên.