Cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế, chuyển đổi số
Về quan điểm, Nghị quyết nêu rõ: Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bảo đảm ổn định vĩ mô, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế tự chủ, nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế trên cơ sở kế thừa và phát triển, vừa toàn diện vừa có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực có dư địa lớn và khả năng bắt kịp, tiến cùng, vượt lên ở khu vực, thế giới và ba lĩnh vực quan trọng là cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
Bên cạnh đó, cơ cấu lại nền kinh tế với đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế phát triển, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và phát huy vai trò, tiềm năng, thế mạnh kinh tế đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn, thúc đẩy liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, trong đó nguồn lực bên trong là chiến lược, cơ bản, lâu dài, quyết định; nguồn lực bên ngoài là quan trọng. Phát huy cao độ yếu tố con người, giá trị văn hóa, truyền thống, lịch sử, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết của dân tộc gắn với khai thác tối đa các cơ hội, thuận lợi và phù hợp xu thế phát triển trên thế giới, không để lỡ nhịp trong xu hướng hồi phục kinh tế thế giới cũng như quá trình tái cấu trúc chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Mục tiêu tổng quát là hình thành cơ cấu hợp lý, hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực; giữa các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; phát triển được nhiều sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao; tạo bứt phá về năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ lực và chuyển biến thực chất, rõ nét về mô hình tăng trưởng, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao tính tự chủ, khả năng thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế. Nghị quyết xác định 7 mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025. Cụ thể, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm, trong đó tốc độ tăng năng suất lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 6,5 - 7%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động của các vùng kinh tế trọng điểm và 5 thành phố trực thuộc Trung ương cao hơn tốc độ tăng năng suất lao động trung bình cả nước; nâng cao tỷ trọng đóng góp của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào tăng trưởng, trong đó năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt khoảng 45% GDP. Thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước trong nhóm ASEAN-4, đặc biệt đối với các chỉ số về thể chế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực. Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 bình quân 3,7% GDP; giảm tối thiểu 10% tổng số đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021, có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính. Bảo đảm tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32 - 34% GDP. Nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công đạt mức tiệm cận quốc tế. Nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng duy trì ở mức dưới 3%, từng bước phát triển thị trường mua bán nợ chuyên nghiệp, bền vững. Tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II. Các mục tiêu tiếp theo là phát triển mạnh các loại thị trường. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt tối thiểu 85% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt khoảng 20% GDP. Chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 10 - 15 bậc so với năm 2019. Hoàn thành việc xây dựng và công khai Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai. Chỉ số Chất lượng đào tạo nghề trong bộ chỉ số về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) tăng 40 - 50 bậc; chỉ số Kỹ năng của sinh viên tăng 45 bậc so với năm 2019. Tỷ trọng chi cho khoa học công nghệ đạt không dưới 1% GDP; số lượng doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ tăng trung bình 15%/năm giai đoạn 2021 - 2025. Nghị quyết đề ra mục tiêu phấn đấu đạt khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có khoảng 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%; tối thiểu có 5 đến 10 sản phẩm quốc gia xây dựng được thương hiệu quốc tế. Kinh tế số đạt khoảng 20% GDP; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%. Phấn đấu đến hết năm 2025 có khoảng 35.000 hợp tác xã, trong đó có trên 3.000 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ nông sản, khoảng 35% hợp tác xã nông nghiệp liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị. Nghị quyết xác định các nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế gồm: Tập trung hoàn thành các mục tiêu cơ cấu lại đầu tư công, ngân sách nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng và đơn vị sự nghiệp công lập; phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực; phát triển lực lượng doanh nghiệp; thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; phát triển kinh tế đô thị, tăng cường liên kết vùng, liên kết đô thị - nông thôn và phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn; cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế Chính phủ xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết này, hoàn thành trước tháng 4/2022; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết trong Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Nghị quyết giữa nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2023 và cả nhiệm kỳ tại kỳ họp cuối năm 2025./.Tin liên quan
-
Tài chính
Dự kiến mức bội chi ngân sách nhà nước năm 2022 là 4% GDP
14:27' - 26/11/2021
Tại Nghị quyết số 34/2021/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022, Quốc hội quyết nghị: Tổng số thu ngân sách nhà nước là 1.411.700 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đối thoại cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
13:55' - 26/11/2021
Cần sự thẳng thắn đối thoại doanh nghiệp để tập trung cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và lĩnh vực liên quan, từ đó tìm ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế
-
Kinh tế Việt Nam
11 tháng, giải ngân vốn đầu tư công của ngành giao thông đạt 73,4% kế hoạch
12:59' - 26/11/2021
Dự kiến tháng 11/2021, Bộ Giao thông Vận tải giải ngân được 3.283 tỷ đồng. Lũy kế 11 tháng giải ngân được 31.869 tỷ đồng, đạt 73,4% kế hoạch.
-
Kinh tế Việt Nam
Gói phục hồi kinh tế hiệu quả, Việt Nam sẽ lấy lại tốc độ tăng trưởng cao
10:25' - 26/11/2021
Dự kiến, vào tháng 12 tới, tại họp chuyên đề, Quốc hội sẽ xem xét nhiều nội dung; trong đó, có việc xem xét thông qua gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế giai đoạn 2022-2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Canarval Hạ Long 2025: Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng
22:11'
Tối 1/5, tại Quảng trường Sun Carnival, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Chương trình Canarval Hạ Long chính thức khai mạc với chủ đề “Kết nối di sản – Tiên phong tỏa sáng”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật
20:45'
Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 288-NQ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Những nhiệm vụ trọng tâm về tinh gọn bộ máy trong tháng 5/2025
19:31'
Dự kiến trước ngày 10/5, Bộ Nội vụ trình Chính phủ Đề án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã của cả nước và trước ngày 15/5, Bộ sẽ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
-
Kinh tế Việt Nam
Hình ảnh mừng 50 năm non sông liền một dải - Đất nước trọn niềm vui
16:17'
Cùng với không khí trang trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân và các địa phương đã tưng bừng tổ chức nhiều hoạt động, thể hiện niềm tự hào, lòng biết ơn các thế hệ đi trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất có xe buýt nội bộ từ Nhà ga T3 cho khách nối chuyến
15:59'
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất lưu ý, xe buýt này chỉ có 1 chiều từ Nhà ga T3 (quốc nội) sang điểm A2 của Nhà ga T1 (quốc nội).
-
Kinh tế Việt Nam
Đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ sau hợp nhất Tuyên Quang và Hà Giang
12:42'
Theo kế hoạch, tỉnh Tuyên Quang đã lựa chọn các địa điểm dự kiến bố trí làm nơi ở cho cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hà Giang như: Nhà khách Kim Bình, Nhà khách Liên đoàn Lao động tỉnh...
-
Kinh tế Việt Nam
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
11:53'
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng
11:10'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 54/CĐ-TTg ngày 30/4/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đổi mới sáng tạo: Để thể chế trở thành lợi thế
08:10'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là kim chỉ nam để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.