Cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành
Sáng 6/9, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Australia Hỗ trợ cải cách kinh tế Việt Nam (Aus4Reform) đã tổ chức Hội thảo “Cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành và tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu một số trường hợp tại Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, góc nhìn về kết quả cơ cấu lại nền ngành kinh tế trong suốt những năm vừa qua, ưu tiên cải cách hướng tới phát triển bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn đến năm 2025.
Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Đặng Đức Anh, Phó Viện trưởng CIEM cho biết, cơ cấu lại nền kinh tế được xác định là một trong những chủ trương lớn của Việt Nam trong những năm gần đây nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
“Một trong những nội dung quan trọng của quá trình cơ cấu lại nền kinh tế là cơ cấu lại ngành và vùng kinh tế theo hướng tăng cường liên kết, hình thành các cụm liên kết ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng cường sức chống chịu gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với mục tiêu chuyển dần từ tăng trưởng dựa trên tăng số lượng đầu vào của sản xuất sang tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”, TS. Đặng Đức Anh nhấn mạnh. Theo Th.s Nguyễn Văn Tùng, Phó Trưởng ban nghiên cứu kinh tế ngành và lĩnh vực - CIEM, thực tiễn giai đoạn 2016–2021, cơ cấu lại ngành kinh tế đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với nhiều cụm liên kết ngành, vùng được thúc đẩy; cơ cấu ngành dịch chuyển tích cực, tăng tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất nông nghiệp được tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao hơn và có thị trường xuất khẩu đa dạng; một số ngành dịch vụ được hiện đại hóa, hình thành các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao. Dù vậy, cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng nâng cấp chuỗi giá trị, ứng dụng tiến bộ công nghệ, đổi mới sáng tạo diễn ra chậm, chưa có nhiều kết quả. Trong khi đó, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nhập khẩu và cơ cấu thị trường xuất khẩu...vẫn còn nhiều hạn chế, ít hình thành được các ngành nghề mới, sản phẩm mới, đặc biệt trong xu thế các mạng công nghiệp lần thứ tư, do đó chưa đóng góp đáng kể vào cơ cấu lại các ngành. Bên cạnh đó, vẫn chưa có các cụm liên kết ngành theo đúng cách hiểu của các nước đang phát triển, các mối liên kết giữa các tác nhân trong cụm liên kết ngành chưa đủ mạnh và sự kết nối giữa các tác nhân còn yếu, các kết nối mang tính tự phát trong phân chia tham gia các khâu trong chuỗi giá trị. Báo cáo nghiên cứu của CIEM cũng chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2016 - 2021, việc cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng tăng cường tính độc lập, tự chủ, nâng cao sức chống chịu của ngành kinh tế còn nhiều hạn chế khi mà các ngành còn phụ thuộc vào bên ngoài cả về vốn, công nghệ và thị trường, cũng như chưa coi trọng chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư nước ngoài, dự án có vốn viện trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi. Đặc biệt, qua bối cảnh COVID-19 càng làm bộ sự hạn chế về tính độc lập, tự chủ của các ngành kinh tế, tính dễ tổn thương do phụ thuộc vào bên ngoài.CIEM nhận định, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước được dự báo là khó khăn và bất định hơn, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp gây ảnh hưởng sâu rộng nền các ngành kinh tế; toàn cầu hóa và liên kết kinh tế tiếp tục là các xu thế lớn nhưng cục diện liên kết kinh tế–thương mại toàn cầu và khu vực biến chuyển phức tạp, nhanh và sâu sắc vượt dự báo.
Cùng với đó, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn trở nên gay gắt hơn, chiến tranh thương mại, xung đột chính trị có xu hướng kéo dài; cuộc cách mạng công nghiệp công nghiệp diễn ra nhanh chóng với nhiều thành tựu được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, tác động sâu sắc tới hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của từng quốc gia. Chưa kể, các mô hình kinh tế mới, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh diễn ra nhanh chóng, được nhiều quốc gia lựa chọn.
Th.s Nguyễn Văn Tùng cho biết, Việt Nam với địa lý là cửa ngõ của ASEAN, tiếp giáp với Trung Quốc… được dự báo sẽ tiếp tục chịu những ảnh hưởng từ những biến động này. CIEM khuyến nghị, trong giai đoạn tới đây, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế trong đó tập trung cơ cấu lại ngành kinh tế theo hướng tăng cường sự liên kết giữa các và tăng tính tự chủ và khả năng chống chịu trước các “cú sốc” từ bên ngoài.../.Tin liên quan
-
Bất động sản
Ưu đãi, hỗ trợ về đất đai nhằm phát triển kinh tế trang trại
09:35' - 06/09/2022
Tại dự thảo Nghị định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất đai đối với trang trại.
-
Ý kiến và Bình luận
Thụy Sỹ: Tăng trưởng kinh tế chậm lại do thiếu hụt năng lượng, lạm phát tăng
09:01' - 06/09/2022
Ban Thư ký Nhà nước về các vấn đề kinh tế Thụy Sỹ (SECO) ngày 5/9 thông báo tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thụy Sỹ trong quý II/2022 đã chậm lại còn 0,3%.
-
DN cần biết
Việt Nam và OECD trao đổi xây dựng dự thảo Báo cáo Kinh tế Việt Nam
07:59' - 06/09/2022
Sáng 5/9, tại trụ sở Tổ chức và Hợp tác Phát triển kinh tế (OECD) ở thủ đô Paris đã diễn ra phiên họp trao đổi xây dựng dự thảo Báo cáo Kinh tế Việt Nam do OECD và ABD phối hợp thực hiện.
-
Ý kiến và Bình luận
Việt Nam - Lào tăng cường hợp tác thương mại và kinh tế
09:53' - 05/09/2022
Việt Nam hiện là 1 trong 3 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Lào với 417 dự án có tổng giá trị đầu tư lên tới 4,3 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Phú Thọ thành trung tâm kết nối kinh tế giữa Việt Nam - ASEAN với Trung Quốc
18:31' - 03/09/2022
Chiều 3/9, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2021, những tháng đầu năm 2022 và trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Cắt giảm trên 40% thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra
11:23'
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đã hoàn thiện quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra, cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra.
-
Kinh tế Việt Nam
5 nhà "bắt tay" để phát triển nông nghiệp xanh bền vững
11:03'
Phát triển nông nghiệp theo hướng xanh, bền vững rất cần có sự đồng hành của của 5 nhà: Nhà nước, nhà băng, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông.
-
Kinh tế Việt Nam
Xung đột Pakistan - Ấn Độ: Cục Hàng không mở hướng chọn đường bay thay thế
10:40'
Các hãng hàng không rà soát kế hoạch khai thác hiện hành, các đường hàng không để lựa chọn các đường hàng không thay thế (nếu cần thiết).
-
Kinh tế Việt Nam
Vận hành an toàn hệ thống điện khu vực Tây Nguyên trong thời điểm phụ tải cao
10:07'
Di dời trụ điện giao chéo tuyến tránh Đông thành phố Buôn Ma Thuột, đồng thời duy trì an toàn vận hành hệ thống điện khu vực Tây Nguyên trong thời điểm phụ tải cao.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng giám đốc TTXVN thăm, làm việc tại Tổ hợp Phát thanh và Truyền hình Kazakhstan
10:02'
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm, Tổng giám đốc TTXVN Vũ Việt Trang đã thăm và làm việc tại Tổ hợp Phát thanh và Truyền hình của Tổng thống Kazakhstan (TRC).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Khẩn trương đưa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống
09:19'
Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng tại Nghị quyết 68 để các chính sách sớm đi vào cuộc sống; do đó, phải trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết ngay tại Kỳ họp thứ 9.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam-Azerbaijan và phát biểu với báo chí
08:16'
Chiều 7/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev đã chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác giữa Việt Nam - Azerbaijan và phát biểu với báo chí.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt – Nga tăng tốc hợp tác, hướng mục tiêu 15 tỷ USD thương mại
07:47'
Quan hệ Việt – Nga ngày càng phát triển mạnh mẽ, mở ra cơ hội hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại, năng lượng và nông sản, tạo đà bứt phá kim ngạch song phương lên 15 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
21:31' - 07/05/2025
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, địa phương cập nhật chính xác số liệu phân bổ, giải ngân vốn, làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của việc chậm trễ.