Cổ phần hóa - Cầu nối đến tương lai
Trước xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh quyết liệt trên toàn cầu, các doanh nghiệp, nhất là khối doanh nghiệp quốc doanh (thường đóng vai trò quan trọng và dẫn dắt) cần có sự chuẩn bị tốt nhất về vốn, nhân lực, công nghệ ..., để có thể vượt khó khăn và cạnh tranh sòng phẳng với nhiều đối thủ trên thế giới.
Với tiêu chí “ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, cổ phần hóa/tư nhân hóa là một tiến trình để giới doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể huy động sức lực và của cải của xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy tối đa tiềm năng, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước trong dài hạn.
Xu hướng tất yếu
Cổ phần hóa/tư nhân hoá có nghĩa là chuyển giao quyền sở hữu hay quản lý từ khu vực công sang cho khu vực tư nhân thông qua việc bán tài sản hay cổ phần hoá các doanh nghiệp quốc doanh.
Về mặt chính sách, tư nhân hóa được gọi là “thị trường hoá”, có nghĩa là gỡ bỏ sự kiểm soát, chi phối của chính phủ và tuân theo nguyên tắc thị trường cạnh tranh.
Cải cách khu vực công bao gồm cả tư nhân hoá và cải cách các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành chính sách kinh tế chủ yếu của nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển kể từ thập niên 1980, và ngày càng được lan rộng với những hiệu ứng tích cực mà mà nó mang lại.
Theo các chuyên gia, cổ phần hóa/tư nhân hoá là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, tự do hoá và hội nhập của hầu hết quốc gia trên thế giới.
Các chương trình tư nhân hoá đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới trong những năm qua có thể được chia làm ba nhóm chủ yếu sau:
- Thứ nhất, các chương trình tư nhân hoá được thực hiện ở các nền kinh tế chuyển đổi ở Trung Âu và Đông Âu sau năm 1989 (quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường).
- Thứ hai, các chương trình cổ phần hóa/tư nhân hoá được thực hiện ở các nước đang phát triển dưới tác động của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
- Thứ ba, các chương trình tư nhân hoá do chính phủ các nước phát triển tiến hành, điển hình nhất là New Zealand và Vương quốc Anh vào thập niên 1980 và 1990.
Vương quốc Anh đã tư nhân hóa các sân bay thương mại từ năm 1987, khi bán một phần tài sản của công ty quốc doanh British Airports Authority (BAA), điều hành bảy sân bay lớn, trong đó có Heathrow và Sân bay Gatwick ở London.
Tư nhân hóa BAA là một thành công trong kế hoạch tư nhân hóa của Vương quốc Anh, cho dù một số ý kiến cho rằng việc bán cùng một lúc bảy sân bay của BAA đã khiến chính phủ nước này không bán được mức giá tốt nhất có thể.
Khi hầu hết cảng hàng không và sân bay tại châu Âu và Mỹ đều do tư nhân sở hữu thì xu hướng này mới bắt đầu lan sang châu Á và các nước đang phát triển.
Trung Quốc cũng đi theo xu hướng này bằng việc tư nhân hóa Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, trong đó 35% vốn tư nhân, 10% vốn của tập đoàn ADP-M (Pháp) còn phần còn lại thuộc về Chính phủ Trung Quốc.
Trong khi đó, một số nước tại khu vực Đông Nam Á cũng đi theo xu hướng tư nhân hóa các sân bay thương mại.
Tại Thái Lan, các sân bay ở Koh Samui, Sukhothai, Trad là do Hãng hàng không Bangkok Airways đầu tư. Campuchia đã nhượng quyền quản lý, khai thác ba sân bay lớn nhất tại Phnom Penh, Siem Reap và Sihanoukville cho ADP-M.
Cầu nối tới tương lai
Cải cách và tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước (SOE) diễn ra rất mạnh mẽ ở Hàn Quốc kể từ thập niên 1960.
Chương trình cải cách SOE toàn diện và thành công nhất đã được Chính phủ Hàn Quốc tiến hành sau khi cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 1997-1998 xảy ra.
Tuy vậy, bên cạnh những thành công, Hàn Quốc cũng gặp phải không ít thách thức khó khăn trong quá trình thực hiện cải cách. Giới chuyên gia cho rằng Hàn Quốc cần phải tiếp tục đẩy mạnh tư nhân hoá và cải cách các SOE chứ không nên sớm hài lòng với những kết quả ban đầu.Trong khi đó, tư nhân hoá lĩnh vực khai thác dầu ở Nga nhận được các ý kiến trái chiều. Một vài ý kiến cho rằng tư nhân hoá khai thác dầu đã chuyển độc quyền từ tay nhà nước sang tư nhân, đưa tài nguyên quốc gia và tạo lợi nhuận lớn cho các chủ sở hữu tư nhân.
Số lợi nhuận của các chủ sở hữu tư nhân tương đương khoảng 1/3 tổng thu ngân sách liên bang, trong khi ngân sách của Chính phủ Nga dành cho các vấn đề cơ bản của xã hội như y tế, giáo dục, lương hưu..., lại rất hạn.
Tuy vậy, cũng có ý kiến khác cho rằng chính tư nhân hoá đã buộc các công ty Nga phải cạnh tranh quốc tế, qua đó những doanh nghiệp này phải nỗ lực thu hút và tăng cường vốn đầu tư, cải tiến công nghệ và cơ cấu và phương thức quản lý, quản lý. Nhờ vậy, các doanh nghiệp Nga đã có sự cải thiện đáng chú ý về mức độ hiệu quả hoạt động.
Trong khi đó, trước thập niên 1990, kinh tế Cộng hòa Czech là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Sau đó, CH Czech đã triển khai tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước với hơn 80% tài sản của nhà nước đã thuộc về tư nhân. Quá trình này đã góp phần đưa CH Czech trở thành nền kinh tế phát triển hơn so với giai đoạn trước.
Như vậy, cổ phần hóa/tư nhân hóa có thể mang lại những lợi ích cho nền kinh tế nói chung và giới doanh nghiệp nới riêng như tăng cường tính cạnh tranh quốc gia khi môi trường công nghệ và kinh tế thay đổi đòi hỏi phải có sự đổi mới từ SOE.
Bên cạnh đó, các nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực tham gia chương trình cổ phần hóa/tư nhân hoá bao gồm việc chuyển giao công nghệ, tiếp nhận kỹ năng quản lý tiên tiến, tạo việc làm, và nâng cao tính minh bạch trong hoạt động quản lý./.
Tin liên quan
-
Tài chính
Khó xác định giá trị doanh nghiệp xây dựng khi cổ phần hóa
06:05' - 04/03/2016
Tính đến thời điểm này, Bộ Xây dựng đã cơ bản hoàn thành công tác cổ phần hóa 10/14 Công ty mẹ - Tổng công ty trực thuộc.
-
Chuyển động DN
Phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty 36 (BQP)
19:42' - 22/02/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Phương án cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng công ty 36 theo hình thức bán bớt phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Hoá chất tăng tốc thoái vốn, cổ phần hóa
14:11' - 01/02/2016
Trong năm 2015, công tác cổ phần hoá và thoái vốn tại Tập đoàn Hóa chất mặc dù đã triển khai tích cực, trung bình đạt hơn 65 - 84%, song vẫn còn nhiều khó khăn tại một số đơn vị.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Hai "đại gia" năng lượng sẽ xây dựng nhà máy amoniac lớn nhất thế giới tại Mỹ
17:46'
Tập đoàn năng lượng JERA, tập đoàn Mitsui & Co. (Nhật Bản) và một nhà sản xuất Mỹ quyết định đầu tư 4 tỷ USD xây dựng nhà máy sản xuất amoniac lớn nhất thế giới tại bang Louisiana, phía Nam nước Mỹ.
-
Chuyển động DN
Đà Nẵng hợp tác với Hàn quốc đào tạo nhân lực công nghệ phần mềm
15:48'
Ngày 10/4, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU), Đại học Đà Nẵng tổ chức Lễ ký kết hợp tác với Cơ quan Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KOSME).
-
Chuyển động DN
EVNCPC hỗ trợ xây nhà ở cho hộ dân khó khăn ở miền Trung – Tây Nguyên
13:09'
EVNCPC không chỉ mang ánh sáng điện đến với người dân từ thành thị đến hải đảo xa xôi, mà còn mong muốn góp phần xây dựng những mái ấm vững chắc cho các gia đình khó khăn.
-
Chuyển động DN
Việt Nam và Pháp hợp tác nâng cao năng lực giám sát an toàn hàng không
19:01' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng cục Hàng không dân dụng Pháp đã tổ chức lễ ký Phụ lục VI của Thỏa thuận hợp tác kỹ thuật.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn LEGO khánh thành nhà máy 1,3 tỷ USD tại Bình Dương
18:06' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Tập đoàn LEGO (Đan Mạch) chính thức khánh thành nhà máy sản xuất tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Lý do ĐHĐCĐ thường niên của CEO Group không đủ điều kiện tiến hành
15:13' - 09/04/2025
Ngày 9/4, Công ty CP Tập đoàn C.E.O thông báo Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 lần 1 không đủ điều kiện tiến hành do số cổ đông và đại diện cổ đông tham dự không đạt tỷ lệ theo quy định.
-
Chuyển động DN
Tập đoàn Suedwolle khai trương nhà máy dệt nhuộm tại Ninh Thuận
14:16' - 09/04/2025
Sáng 9/4, Tập đoàn Suedwolle (Cộng hòa Liên bang Đức) tổ chức Lễ khai trương dự án Nhà máy dệt nhuộm Ninh Thuận tại Khu công nghiệp Du Long (xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc).
-
Chuyển động DN
Apple đánh mất vị thế công ty giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới
12:25' - 09/04/2025
Cổ phiếu Apple mất 5% trong phiên giao dịch ngày 8/4, khiến giá trị vốn hóa của hãng sản xuất iPhone giảm xuống dưới 2.600 tỷ USD.
-
Chuyển động DN
Cạnh tranh với TikTok, Instagram đầu tư mạnh vào tìm kiếm
11:48' - 09/04/2025
Giám đốc Instagram, ông Adam Mosseri, cho biết mạng xã hội này đang tìm cách cải thiện chức năng tìm kiếm.