Công bố kết quả điều tra di cư nội địa năm 2015
Phát biểu tại Hội nghị công bố kết quả điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 do Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức sáng 16/12 tại Hà Nội, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhấn mạnh, cuộc điều tra này nhằm thu thập thông tin về di cư nội địa ở cấp quốc gia, cấp vùng kinh tế - xã hội, ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để phục vụ xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội và chính sách đối với người di cư.
Đồng thời cung cấp thông tin cho các nghiên cứu chuyên sâu về di cư nội địa ở Việt Nam.
Bà Astrid Bant, Trưởng đại diện UNFPA cho biết, kết quả của cuộc điều tra này cung cấp bằng chứng giúp hiểu hơn về tác động tích cực và thách thức của di cư nội địa ở Việt Nam.
Từ đó xác định những thay đổi cần thiết trong chính sách và thực tế giúp người di cư có thêm nhiều lựa chọn, đặc biệt là những người di cư nghèo và dễ bị tổn thương, để xã hội đều được hưởng lợi từ quá trình di cư vì lý do kinh tế và tự nguyện.
Di cư nội địa có vai trò quan trọng tới biến động dân số và do đó có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề phát triển kinh tế - xã hội - môi trường. Ngày 11/11/2015, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đã ký Quyết định số 1067/QĐ-TCTK về Điều tra di cư nội địa quốc gia.
Điều tra di cư nội địa quốc gia năm 2015 là cuộc điều tra chọn mẫu và nghiên cứu định tính được thực hiện trên phạm vi 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho 6 vùng kinh tế - xã hội và 2 thành phố là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.
Đây là cuộc điều tra di cư nội địa quốc gia lần thứ hai, sau cuộc điều tra đầu tiên vào năm 2004 do Tổng cục Thống kê thực hiện tại Việt Nam.
Việt Nam đã trải qua quá trình di cư mạnh mẽ trong ba thập kỷ qua. Theo số liệu mới hiện có, ở độ tuổi 15-59 nữ di cư chiếm tỷ lệ 17,7% so với tổng dân số nữ và nam chiếm tỷ lệ 16,8% so với tổng dân số nam trong độ tuổi này.
Xét trong tổng số người di cư độ tuổi 15 -59 thì nữ chiếm tỷ trọng 52,4% và nam chiếm tỷ trọng 47,6%. Kết quả này một lần nữa khẳng định nhận định về hiện tượng “nữ hóa” di cư đã được nhắc đến trong các cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004 và các cuộc điều tra khác.
Tuổi của người di cư năm 2015 phần lớn tập trung ở nhóm trẻ (15 - 39) chiếm tỷ trọng 84% so với tổng số người di cư. Nếu so với năm 2004 thì con số này cao hơn rất nhiều (điều tra 2004 là 79%).
Số liệu điều tra cũng cho thấy tỷ lệ người di cư có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn người không di cư (31,7% so với 24,5%). Đặc biệt tỷ lệ phần trăm người di cư có trình độ cao đẳng, đại học hoặc trên đại học là 23,1%, trong khi tỷ lệ này ở người không di cư là 17,4%.
Sự khác biệt này một phần do tác động của cơ cấu tuổi trẻ hơn của nhóm di cư so với nhóm không di cư. Trong thực tế nhiều người trẻ đã di cư tới thành thị nơi có nhiều cơ sở đào tạo để tiếp tục học ở các bậc học cao hơn.
Đông Nam Bộ là nơi có tỷ trọng người di cư đang làm việc (87,8%) cao nhất cả nước, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (81,0%), đây là hai khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp trong cả nước và thu hút một lượng lớn lao động nhập cư đến làm việc.
Kết quả điều tra cho thấy đa số người di cư có việc làm ở nơi đến, và như vậy họ không đóng góp làm tăng tỷ lệ thất nghiệp tại điểm đến. Phần lớn những người di cư không có việc làm là những người di cư vì lý do học tập.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, trong tất cả những khó khăn gặp phải thì khó khăn về chỗ ở được đề cập đến nhiều nhất. Có tới 42,6% người di cư cho biết họ gặp khó khăn về chỗ ở. Người di cư thường nhận sự giúp đỡ từ gia đình, họ hàng, và bạn bè.
Rất ít người nhận được sự giúp đỡ từ chính quyền địa phương, từ các cơ quan và đoàn thể ở nơi đến.
Trên 30% số người di cư đã gửi tiền về cho gia đình trong 12 tháng trước thời điểm điều tra; trong đó tỷ lệ nữ di cư có gửi tiền cao hơn một chút so với nam di cư. Mặc dù vậy, tổng số tiền gửi của nam di cư lại nhiều hơn nữ di cư.
Có tới 41,5% nam di cư có gửi tiền, hiện vật từ 6 triệu đồng trở lên về gia đình trong khi đó tỷ lệ này của nữ chỉ là 34,7%. Điều này có thể do thu nhập của nam di cư cao hơn so với nữ di cư. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ lệ gửi tiền về cao nhất.
Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp Quốc kêu gọi các cơ quan Chính phủ, các bộ, ban ngành, các viện nghiên cứu, các tổ chức đa phương và song phương, các doanh nghiệp và các trường đại học đầu tư thời gian và nguồn lực trong việc phân tích và sử dụng các số liệu hết sức giá trị này giúp xây dựng các chính sách và chương trình đáp ứng được nhu cầu của người di cư.
Điều này sẽ giúp mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người di cư và một xã hội phát triển công bằng cho tất cả mọi người./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
WHO: 92% dân số thế giới sống ở nơi có chất lượng không khí không đạt chuẩn
16:04' - 02/10/2016
Theo WHO, có khoảng 92% dân số thế giới đang sống trong nhưng nơi có chất lượng không khí không đạt chuẩn của tổ chức này.
-
Kinh tế Việt Nam
33 dịch vụ sự nghiệp công về y tế - dân số sử dụng ngân sách nhà nước
12:31' - 16/07/2016
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1387/QĐ-TTg ban hành danh mục 33 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực y tế - dân số.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Phân luồng giao thông ra, vào TP. Hồ Chí Minh dịp 30/4
16:19'
Cục Cảnh sát giao thông vừa có phương án phân luồng giao thông từ xa, giải quyết ùn tắc giao thông khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương liên quan.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàng trăm mét kè Thường Thới Tiền bị sụp lún, sạt lở
16:03'
Ghi nhận của phóng viên Thông tấn xã Việt Nam vào ngày 16/4 tại kè Thường Thới Tiền, đoạn kè đối diện Nhà máy Chế biến trái cây Nova Thabico bị sụp lún, sạt lở nghiêm trọng.
-
Kinh tế & Xã hội
Đà Nẵng dự kiến có 18 đơn vị hành chính cấp xã và 1 đặc khu
15:45'
Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, thống nhất đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp là 19 đơn vị, gồm 15 phường, 3 xã và 1 đặc khu.
-
Kinh tế & Xã hội
Thông chính thức về vụ tai nạn làm 3 công nhân tử vong tại Bình Dương
14:41'
Ngày 17/4, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương bước đầu thông tin về vụ tai nạn lao động xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, khiến 3 công nhân tử vong (thông tin ban đầu là 2 người tử vong).
-
Kinh tế & Xã hội
Thi hành kỷ luật Đảng đối với Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới
14:17'
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Bình quyết định thi hành kỷ luật, cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với bà Nguyễn Thị Phương Lan, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Đồng Hới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tổng thống Trump đứng đầu danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2025
13:37'
Ngày 16/4, tạp chí Time đã công bố danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2025. Đứng đầu danh sách này là Tổng thống Mỹ Donald Trump khi những chính sách của ông đang gây tác động lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch rầy bùng phát ở Phú Yên, nguy cơ mất mùa cao
13:08'
Dù đã chủ động phòng trừ nhưng tỉnh Phú Yên vẫn không thể khắc phục triệt để tình trạng rầy nâu và rầy lưng trắng phá hoại lúa Đông Xuân cuối vụ với diện tích hơn 4.600 ha.
-
Kinh tế & Xã hội
Cân đối ngân sách khi phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo 3-5 tuổi
12:45'
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh, để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.
-
Kinh tế & Xã hội
Công nhân tử vong do bê tông đè trúng khi thi công nhà xưởng tại Bình Dương
11:46'
Sáng 17/4, trên địa bàn tỉnh Bình Dương xảy ra vụ tai nạn ở một nhà xưởng nằm trong khu công nghiệp Đất Cuốc (huyện Bắc Tân Uyên) khiến ít nhất 2 công nhân tử vong tại chỗ.