Công bố Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa tầm nhìn đến năm 2045
Theo đó, Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra mục tiêu “Phấn đấu đưa Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về công nghiệp nặng, công nghiệp năng lượng, chế biến, chế tạo; nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu, văn hóa và thể thao.
Đến năm 2025, Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước; quốc phòng, an ninh đảm bảo vững chắc;giữ vững ổn định trật tự an toàn xã hội”.
Quy hoạch về phương án phát triển đô thị nêu rõ, đến năm 2025 toàn tỉnh có 47 đô thị các loại; trong đó, có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 1 đô thị loại IV, 43 đô thị loại V. Đến năm 2030, có 47 đô thị; trong đó có 1 thành phố là đô thị loại I, 2 đô thị loại III, 4 đô thị loại IV; thành lập mới 3 thị xã gồm Thọ Xuân, Hoằng Hóa, Quảng Xương; 40 đô thị loại V. Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn được gắn với quá trình đô thị hóa của tỉnh và đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương.
Đặc biệt, Thanh Hóa sẽ tập trung phát triển khu kinh tế Nghi Sơn trở thành một trong những trung tâm đô thị - công nghiệp và dịch vụ ven biển trọng điểm của cả nước. Giai đoạn sau năm 2030 phát triển cửa khẩu quốc tế Na Mèo thành khu kinh tế cửa khẩu Na Mèo. Tỉnh cũng tiếp tục thực hiện 8 khu công nghiệp theo quy hoạch được duyệt với tổng diện tích 1.424,2 ha; phát triển mới 9 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.281,5 ha.
Sau năm 2030, tỉnh đặt mục tiêu, phát triển mới thêm 2 khu công nghiệp với diện tích 872 ha. Đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.267,25 ha. Giai đoạn sau năm 2030 gồm 126 cụm công nghiệp với tổng diện tích 5.893,65 ha. Từ đó, sẽ tập trung phát triển Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp chế biến, chế tạo.
Về thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước, Thanh Hóa sẽ ưu tiên thu hút các dự án có hàm lượng khoa học công nghệ cao, các ngành kinh tế tri thức; thu hút các dự án có tính chất thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế; thu hút các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đối ngoại, cảng biển, hạ tầng khu kinh tế, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại lớn.
Ngoài ra, tỉnh cũng ưu tiên các dự án có tính lan tỏa sâu rộng giữa các vùng, miền, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, nâng cao thu nhập và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh; các dự án hạ tầng kết nối các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn với những khu vực có vai trò động lực của tỉnh, dự án có tính chất dẫn dắt, tạo điều kiện để thu hút các dự án công nghiệp phụ trợ, công nghiệp năng lượng, các dự án tạo thành chuỗi liên kết trong sản xuất.
Mặt khác, tỉnh cũng phân bố không gian phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống canh tác, chăn nuôi, đồng thời đề ra phương án bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng tài nguyên; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, tỉnh cũng cơ cấu lại ngành nông nghiệp, trọng tâm là phát triển các mô hình trồng trọt và chăn nuôi quy mô lớn, giá trị gia tăng cao, có sự liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị chế biến thực phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất.Phát biểu tại hội nghị, ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa nhấn mạnh, đây là sự kiện rất có ý nghĩa, khẳng định khát vọng, tầm nhìn và mở rộng không gian, chỉ ra các động lực phát triển để Thanh Hóa khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, vững vàng trên hành trình trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc.
Bên cạnh đó, ông Đỗ Trọng Hưng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các nội dung cốt lõi của quy hoạch tới các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân, nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả trong thực hiện quy hoạch.
Các cấp, các ngành, các địa phương cần phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Quy hoạch đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng. Các chủ đầu tư sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính đột phá và sức lan tỏa lớn.
Các sở, ban, ngành, các địa phương tiếp tục đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi số, lấy chính quyền số làm động lực để phát triển kinh tế số, xã hội số, tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Đặc biệt, được sự uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao quyết định phê duyệt Quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ cho lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa./.
Tin liên quan
-
Bất động sản
Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong
07:46' - 29/03/2023
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 298/QĐ-TTg phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyên gia WEF đánh giá cao quá trình hợp tác giữa Việt Nam và các cơ chế đa phương
10:05'
Ông Joo-Ok Lee - Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF đã đánh giá cao về những đóng góp của Việt Nam tại các cơ chế hợp tác đa phương, cũng như mục tiêu hướng đến “kỷ nguyên mới".
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hoà Séc
20:24' - 18/01/2025
Vào lúc 13h ngày 18/1, giờ địa phương, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18-20/1
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng sản phẩm thời vụ, đặc sản địa phương phục vụ thị trường Tết
18:14' - 18/01/2025
Đa dạng sản phẩm thời vụ, đặc sản địa phương phục thị trường Tết được bán buôn sôi động cả ở kênh bán lẻ truyền thống lẫn hiện đại ở Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới bền vững cho ngư dân
16:17' - 18/01/2025
Thủy sản Việt Nam đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo vệ nguồn lợi biển và đảm bảo sinh kế cho ngư dân.
-
Kinh tế Việt Nam
Hợp tác thương mại Việt Nam - Cộng hoà Séc còn nhiều dư địa
12:57' - 18/01/2025
Sau 75 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Cộng hòa Séc đã thiết lập nền tảng quan hệ vững chắc trên tinh thần tôn trọng và hợp tác hữu nghị trong nhiều lĩnh vực.
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 11-17/1/2025
12:31' - 18/01/2025
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025...
-
Kinh tế Việt Nam
Ông Nguyễn Hồ Hải giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau
11:28' - 18/01/2025
Ngày 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Phát triển nhân lực đáp ứng công nghệ cao và chuyển đổi số quốc gia
10:41' - 18/01/2025
Quyết định số 116/QĐ-BCT nêu một trong 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu gồm phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - LHQ tăng cường hợp tác trong hoạt động gìn giữ hòa bình
10:41' - 18/01/2025
Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã gặp Phó Tổng thư ký LHQ Jean-Pierre Lacroix để trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam và LHQ trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình.