Công nghệ sinh học đã mở rộng sang chăn nuôi, thủy sản
Ngày 5/10, tại Hà Nội, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn "Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế".
Theo ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế - IRRI cho biết, những kết quả của công nghệ sinh học đã giúp ngành nông nghiệp có nhiều thành tựu đột phá trong 30 năm qua.
Trong số đó, những công nghệ nổi bật có nuôi cấy mô giúp lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là các sản phẩm như ngô, đỗ tương, bông… có năng suất vượt trội, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, cải thiện chất lượng đất, môi trường.
Theo thống kê, thế giới có khoảng 200 triệu ha cây trồng biến đổi gen. Công nghệ sinh học giúp đẩy mạnh sử dụng các chế phẩm sinh học, giúp đảm bảo mùa vụ, nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ sinh học ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng, ông Cao Đức Phát cho hay.
Hiện công nghệ sinh học đã phát triển sang công nghệ vi sinh, công nghệ nano, công nghệ tế bào, công nghệ chỉnh sửa gen… giúp ngành nông nghiệp đạt được những đỉnh cao mới. Giới hạn áp dụng công nghệ sinh học cũng không còn bó buộc trong trồng trọt, mà mở ra sang chăn nuôi, thủy sản. Trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ số, công nghệ AI… cũng là một bước đệm giúp công nghệ sinh học có thể phát triển mạnh hơn. Việt Nam cần có chiến lược đào tạo nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng xung lực từ công nghệ sinh học, ông Cao Đức Phát đề xuất. Theo PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, để ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra sự đột phá, những kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen đã cung cấp các giống mới có tính chịu hạn, kháng bệnh, chống chịu mặn; sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, hiệu quả sử dụng nước… Việt Nam đã có Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung xây dựng, khai thác tối đa hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm, tập trung vào những công nghệ tế bào, công nghệ nano.Ông Nguyễn Hữu Ninh cũng nhận định, trong khoảng 5 năm tới, công nghệ sẽ tập trung vào kỹ thuật di truyền, bao gồm chỉnh sửa gen, nhân giống vô tính và tái tổ hợp ADN.
Nhìn lại 10 năm giống ngô biến đổi gen được công nhận tại Việt Nam, ông Đinh Công Chính, Cục Trồng trọt cho biết, đến ngày 30/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã công nhận tổng số 31 giống ngô biến đổi gen (GMO).Theo các địa phương, các giống ngô này sinh trưởng phát triển khỏe và phù hợp với cơ cấu mùa vụ tại các vùng trồng ngô. Tuy nhiên, các đơn vị cung ứng giống cần phối hợp chặt chẽ với các tỉnh để có thông tin cụ thể về vùng quy hoạch, vùng sản xuất ngô tập trung, chuyên canh quy mô lớn tại địa phương để lập kế hoạch phát triển trung và dài hạn.
Chia sẻ về việc nghiên cứu sản phẩm công nghệ sinh học trong lĩnh vực chăn nuôi, bà Nguyễn Khánh Vân, Giám đốc Phòng Thí nghiệm Trọng điểm công nghệ tế bào động vật (Viện Chăn nuôi) cho biết đã có những thành công trong tái tạo gen vật nuôi. Đơn vị đã nghiên cứu tạo ra phôi lợn có khả năng kháng bệnh tai xanh. Nhưng hiện nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở giai đoạn tạo phôi, do thiếu cơ sở vật chất và trang trại đạt tiêu chuẩn cho các giai đoạn nghiên cứu. Điều này làm hạn chế để có sản phẩm ứng dụng thực tế.Bên cạnh đó, sau khi dự án kết thúc, chưa có hướng dẫn con giống sẽ được lưu giữ hay xử lý như thế nào, dẫn đến bất cập trong việc duy trì và tiếp tục các nghiên cứu giống vật nuôi.
Trong khi lĩnh vực trồng trọt, sau khi hoàn thành các đề tài nghiên cứu, hạt giống thường được bảo tồn trong kho thí nghiệm để phục vụ cho các nghiên cứu sau này. Do vậy lĩnh vực chăn nuôi đòi hỏi một cơ chế đặc thù hơn, bởi việc lưu giữ và bảo tồn con giống phức tạp hơn rất nhiều, bà Nguyễn Khánh Vân kiến nghị. Liên quan ngành thủy sản, PGS.TS Đặng Thị Lụa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản cho biết, công nghệ sinh học hiện đại được ứng dụng rộng rãi như công nghệ di truyền phân tử, chọn giống các đối tượng nuôi trồng thủy sản, nghiên cứu bệnh, phát triển kit chẩn đoán, nghiên cứu mô, phát triển công nghệ lưu trữ, bảo quản đông lạnh các nguồn tinh trùng, công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản… Việt Nam đã ứng dụng được công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới, các chỉ thị phân tử, trong định loại và đánh giá đa dạng di truyền các loài thủy sản, lựa chọn vật liệu ban đầu cho bảo tồn và chọn giống… Tuy nhiên, áp dụng trong thủy sản, các nghiên cứu không có tính kế tiếp, liên tục trong chọn giống, từ đó gây ra độ trễ trong ứng dụng như việc chọn giống cá rô phi, cá chép, bà Đặng Thị Lụa cho biết. Bà Sonny Tababa, Giám đốc Công nghệ sinh học CropLife châu Á cho rằng, trải qua quá trình 10 năm phát triển công nghệ sinh học, Việt Nam đang trong giai đoạn rực rỡ nhất. Tuy nhiên, Việt Nam nên có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp Việt nhận tài trợ không hoàn lại cho các sáng kiến phát triển nông nghiệp bền vững
18:06' - 04/10/2024
DFCD đã giải ngân cho Phúc Sinh một khoản đầu tư không hoàn lại trị giá 575.000 euro (tương đương 16 tỷ đồng), bao gồm 75% tiền mặt và các hỗ trợ về kỹ thuật.
-
Kinh tế tổng hợp
Bắc Giang phát huy tiềm năng thế mạnh nông nghiệp
17:09' - 30/09/2024
Tỉnh Bắc GIang đã và đang quyết liệt cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu triển khai các biện pháp phục hồi sản xuất nông nghiệp
19:30' - 27/09/2024
Thủ tướng Chính phủ đã ký Công điện số 100/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 và mưa lũ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025
20:09'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tục hành chính được vận hành thông suốt
19:35'
Về cơ bản các thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được ban hành sớm, quy định rõ, cụ thể và được vận hành ngay, cơ bản thông suốt khi chính quyền đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
19:18'
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, ngành, địa phương thực hiện 3 tăng tốc để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Sẽ bổ sung quy định về livestream trong Dự án Luật Thương mại điện tử
19:10'
Bộ Công Thương đang đề xuất xây dựng Dự án Luật Thương mại điện tử và dự kiến trình Quốc hội tháng 10 năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”
18:39'
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia...
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh
18:38'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1475/QĐ-TTg ngày 3/7/2025 thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh.
-
Kinh tế Việt Nam
Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
18:28'
Phó Thủ tướng khẳng định, đây là dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của quốc gia, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng GDP 6 tháng có khả năng cao hơn dự báo từ 0,2 – 0,3%
18:20'
Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.