Cục Chăn nuôi: Chủ động được nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
Trước tình hình giá lợn tăng lên hàng ngày, trong khi vấn đề dịch tả lợn châu Phi vẫn còn tiếp diễn, ảnh hướng đến nguồn cung thực phẩm cũng như điều tiết ổn định giá thịt lợn từ nay đến cuối năm, tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chiều 14/10 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, theo số liệu thống kê đàn lợn đến 31/8/2019 từ 56 tỉnh, thành phố, số lượng lợn đạt trên 22 triệu con; trong đó 2,7 triệu con nái và 110 con lợn cụ kị.
Dự kiến cộng thêm 7 tỉnh còn lại, tổng đàn lợn cả nước hiện có khoảng gần 25 triệu con, như vậy ngành chăn nuôi hoàn toàn có thể chủ động con giống cho tái đàn, đáp ứng nhu cầu thực phẩm những tháng cuối năm và dịp Tết. “Với số liệu thống kê này, cùng với hệ thống chăn nuôi an toàn sinh học, ngành chăn nuôi sẽ chủ động được nguồn thực phẩm cuối năm”, ông Trọng cho hay. Ông Nguyễn Văn Trọng cũng cho biết, hiện giá thịt lợn ở miền Bắc đang dao động từ 60.000 – 63.000 đồng/kg, Bắc Giang và Vĩnh Phúc cao nhất với 63.000 đồng/kg; miền Trung 50.000 – 57.000 đồng/kg; Đồng bằng sông Cửu Long 56.000 – 60.000 đồng/kg. Tại hai “thủ phủ” chăn nuôi cả nước là Hà Nội 62.000 đồng/kg, Đồng Nai 55.000 đồng/kg. Giá lợn dự kiến sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ không quá cao như Trung Quốc, ông Trọng nhận định. Theo ông Trọng, hiện các cơ sở, trang trại chăn nuôi lớn hầu hết chăn nuôi khép kín, theo chuỗi nên đảm bảo từ khâu sản xuất giống cho đến thương phẩm an toàn sinh học tốt. Đây là những cơ sở có khả năng tái đàn. Đối với hộ chăn nuôi nhỏ nếu không đủ điều kiện an toàn sinh học không nên tái đàn vì nếu dịch tái bùng phát sẽ ảnh hưởng về kinh tế cũng như an toàn dịch bệnh cho cơ sở xung quanh. Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập khẩu 105.000 tấn thịt gà (tăng 17% so với cùng kỳ), 14.800 tấn thịt lợn (trong khi năm 2018 nhập khẩu 12.800 tấn), trâu bò 411.000 con. Theo ông Trọng, việc nhập khẩu sản phẩm thịt lợn chủ yếu là sản phẩm phụ. Đối với sản phẩm chính như thăn, giá nhập khẩu vẫn khoảng 400.000 đồng/kg, nhiều sản phẩm lên đến 480.000 đồng/kg nên việc nhập khẩu chủ yếu phục vụ các nhà hàng, khách sạn. Cơ bản không có việc nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn chính phục vụ thị trường ngoài chợ. Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, cùng với nỗ lực của lực lượng chuyên ngành và địa phương, dịch tả lợn châu Phi cơ bản đã giảm so với trước. Đến nay cả nước đã tiêu hủy 5,5 triệu con lợn, sản lượng thịt lợn giảm 8%. Nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo rất cụ thể, sát sao và sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, việc phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát huy hiệu quả, dịch bệnh có xu hướng giảm trong 4 tháng qua, góp phần quan trọng để kiểm soát dịch bệnh, duy trì sản xuất chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, nhờ chuyển đổi, gia tăng sản xuất chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn, thủy sản..., sản lượng các sản phẩm chăn nuôi khác đều tăng, như: thịt trâu đạt 70,5 nghìn tấn, tăng 3,1%; thịt bò đạt 264,9 nghìn tấn, tăng 4,2%; thịt gia cầm đạt 931,4 nghìn tấn, tăng 13,5%; trứng đạt 9,2 tỷ quả, tăng 10%, sữa tăng 9,3%,... đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước về thực phẩm./.>>> Không loại trừ khả năng nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo nguồn cung
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều hộ chuyển đổi chăn nuôi trong “bão” dịch tả lợn Châu Phi
11:52' - 23/09/2019
Từ khi xuất hiện, dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho người chăn nuôi. Nhiều nơi, nông dân bắt đầu xử lý chuồng trại, tổ chức lại sản xuất chuyển qua nuôi các vật nuôi khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Cân nhắc việc tái đàn lợn nếu đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học
15:25' - 13/09/2019
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương cân nhắc, xem xét việc tái đàn gắn với chăn nuôi an toàn sinh học để tránh việc thiếu và khủng hoảng nguồn thịt trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Vinamilk tài trợ “132 kg đạm*” cho 11.000 runner VnExpress Marathon Hà Nội
15:03'
Đến với giải VnExpress Marathon Hà Nội Midnight 2024, Vinamilk tiếp tục gửi tặng tới tất cả vận động viên sản phẩm dinh dưỡng cao đạm hoàn toàn từ thực vật được trang bị trong race-kit.
-
Kinh tế & Xã hội
Thủ đô Seoul (Hàn Quốc) hứng chịu bão tuyết tồi tệ nhất trong hơn 50 năm
14:40'
Ngày 27/11, trận bão tuyết nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm đã tấn công thủ đô Seoul của Hàn Quốc, gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Giải pháp mở rộng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL
12:50'
Thực hiện Đề án 1 triệu ha, Kiên Giang triển khai 2 mô hình thí điểm trên 2 vùng sinh thái khác nhau; 1 mô hình tại huyện Tân Hiệp đã cho thu hoạch với kết quả đáng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Vùng ngọt hóa Gò Công bội thu rau màu Thu Đông
12:22'
Vụ Thu Đông 2024, nông dân vùng ngọt hóa Tiền Giang gồm Gò Công Đông, Gò Công Tây, thành phố Gò Công xuống giống hơn 5.400 ha rau màu các loại phục vụ thị trường cuối năm, đặc biệt là Tết Dương lịch.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều người nhập viện sau khi ăn bánh mì ở cùng cửa hàng
12:06'
Ngày 27/11, nhiều người dân tại thành phố Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) phải nhập Bệnh viện Vũng Tàu để theo dõi, điều trị sau khi có triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
-
Kinh tế & Xã hội
Lạng Sơn: Những chuyển biến tích cực trong hoạt động kinh tế cửa khẩu
10:55'
Để phát triển kinh tế cửa khẩu trên địa bàn, các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế cửa khẩu được tập trung triển khai hiệu quả, đồng bộ, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-
Kinh tế & Xã hội
Quảng Bình: Đang cháy lớn tại công ty sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm
09:47'
Sáng 27/11 đã xảy ra một vụ cháy lớn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ và Sản xuất Tam Phát (thôn Tiền Phong, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
-
Kinh tế & Xã hội
Cấp bằng bảo hộ cho hai giống nho mới
09:08'
Hai giống nho tươi NH01-152 và NH04-102 của Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố vừa được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới.
-
Kinh tế & Xã hội
Tuyết đầu mùa đến muộn nhưng rơi dày bất thường ở Hàn Quốc
08:36'
Từ sáng sớm 27/11, tuyết rơi dày đặc khiến tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát phương tiện giao thông từ phía xa.