Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã có hồi kết?
Việc Trung Quốc ngày 4/3 thông báo áp thuế bổ sung đối với một số hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ và đưa 15 thực thể của nước này vào danh sách kiểm soát xuất khẩu, ngay sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp đặt thêm 10% thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc kể từ 0h cùng ngày, đã đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới lên một nấc thang mới. Ông Trump cũng quyết định từ ngày 4/3, sau 1 tháng tạm hoãn, hàng hóa nhập khẩu từ Mexico và Canada vào Mỹ sẽ chịu mức thuế s25%.
Quyết định thuế quan mới của Tổng thống Trump từ ngày 4/3 cũng cho thấy những biện pháp phản ứng của cả 3 nước Trung Quốc, Canada và Mexico đối với đe dọa áp thuế của ông chủ Nhà Trắng chưa đạt hiệu quả, dù đó là “cây gậy” hay “củ cà rốt”. Trên thực tế, trong 1 tháng qua, Canada và Mexico đã tích cực triển khai các biện pháp và tăng cường các cuộc tiếp xúc cấp cao nhằm thương thảo với Washington về việc hủy bỏ kế hoạch áp thuế.
Để đáp ứng những lo ngại của Tổng thống Trump về mặt an ninh biên giới cũng như ngăn chặn tình trạng buôn bán ma túy xuyên quốc gia, Canada và Mexico đã đẩy mạnh hoạt động tuần tra và bảo vệ biên giới. Cụ thể, Canada đã bổ nhiệm Đặc phái viên về fentanyl và liệt các băng nhóm ma túy vào danh sách khủng bố, trong khi Mexico triển khai 10.000 quân tới biên giới. Hai nước còn đưa ra những đe dọa mạnh mẽ về việc trả đũa thuế quan, tăng cường mở rộng hợp tác thương mại với các đối tác khác.
Về phần mình, Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp để phản ứng và chuẩn bị cho tình huống trên. Rất nhiều lần, Bắc Kinh đã kêu gọi Washington "ngay lập tức rút lại các biện pháp thuế quan đơn phương" và quay lại con đường đàm phán. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào nền kinh tế đầu tàu thế giới, đưa một số công ty Mỹ vào danh sách thực thể không đáng tin cậy và hạn chế xuất khẩu một số sản phẩm quan trọng, cũng như đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp thuế quan, cho rằng chúng vi phạm các quy tắc của WTO và gây hại cho chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể thấy, các biện pháp thuế quan kể trên là sự tiếp nối về chính sách mà Tổng thống Trump đã thực hiện ngay từ nhiệm kỳ đầu tiên, bởi đối với ông, chính sách áp thuế không chỉ đơn thuần về kinh tế, mà còn là “mũi tên trúng nhiều đích”. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại New York, Tiến sỹ Ihsan Alkhatib, Giáo sư Đại học Murray State cho rằng bằng việc áp thuế cao đối với hàng hóa nhập khẩu, ông Trump đang tìm cách đạt được một thỏa thuận nào đó, hoặc để Mỹ có thể hưởng lợi trong những vấn đề quan trọng.
Chẳng hạn với Mexico và Canada, Tổng thống Trump sử dụng thuế quan như một đòn bẩy để gây sức ép, buộc hai nước láng giềng phải thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc kiểm soát biên giới, ngăn chặn nguồn ma túy fentanyl và dòng người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ. Còn với Liên minh châu Âu (EU), chiến thuật thuế quan cũng nhằm mục đích để Washington có được sự nhượng bộ từ bên kia bờ Đại Tây Dương khi đàm phán về những ưu tiên kinh tế và chính trị, như xuất khẩu năng lượng hay xung đột Ukraine. Với Trung Quốc, mà Washington coi là đối thủ địa chính trị và địa kinh tế hàng đầu, Tổng thống Trump có vẻ dùng thuế quan như một công cụ cạnh tranh chiến lược và cũng là một quân bài mặc cả.
Đối với cử tri Mỹ, ông Trump luôn đưa ra các lập luận rằng việc áp thuế nhập khẩu sẽ đưa các ngành công nghiệp quan trọng quay trở lại Mỹ, bảo vệ việc làm trong nước và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi cung ứng nước ngoài. Tuy nhiên, như khẳng định của Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz tại Đại học Columbia, người từng đoạt giải Nobel Kinh tế, cuộc chiến thuế quan sẽ phương hại cho chính nền kinh tế Mỹ, làm chậm tăng trưởng và gây tổn thương người lao động Mỹ, những người có nguy cơ bị mất việc làm trong những ngành bị ảnh hưởng do chi phí nhập nguyên liệu tăng cao.
Theo ước tính của Viện Brookings, biện pháp thuế quan có thể khiến thị trường lao động Mỹ mất khoảng 177.000 việc làm. Tiến sỹ Ihsan Alkhatib nhận định nếu Mỹ áp thuế 25%, điều xảy ra là các nhà sản xuất ở Mỹ sẽ giảm khả năng cạnh tranh, cộng thêm việc chi phí sản xuất cao hơn sẽ đẩy giá tiêu dùng tăng theo, và cuối cùng, chính người Mỹ sẽ phải chi nhiều tiền hơn.
Ở quy mô lớn hơn, khi các đòn “ăn miếng, trả miếng” giữa Mỹ và các đối tác thương mại hàng đầu của Washington kéo dài, rủi ro tiềm ẩn của một cuộc chiến thương mại ở khu vực Bắc Mỹ, thậm chí trên toàn cầu, là khó tránh. Đằng sau đó, sẽ là tổn hại kinh tế đáng kể, những biến động gia tăng trên thị trường toàn cầu và niềm tin giữa các đối tác thương mại bị xói mòn.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hiệu sớm về ảnh hưởng của thuế quan lên ngành chế tạo Mỹ
18:14' - 04/03/2025
Hoạt động sản xuất của Mỹ gần như không thay đổi trong tháng 2/2025, nhưng giá nguyên vật liệu đầu vào tại nhà máy đã tăng lên mức cao nhất gần ba năm và thời gian giao hàng kéo dài hơn.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Các mức thuế mới kích hoạt làn sóng đáp trả từ các đối tác thương mại
15:42' - 04/03/2025
Trung Quốc cũng quyết định đưa 15 thực thể của Mỹ như Leidos, Gibbs&Cox, Neros Technologies, Aero Vironment… vào danh sách kiểm soát xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
“Tàu du lịch bạc” thành từ khoá hot tại Trung Quốc
13:05'
Những năm gần đây, người cao tuổi chú trọng vào “du lịch chậm” đã dần trở thành lực lượng chủ lực của ngành du lịch, “tàu du lịch bạc” đã trở thành một từ khóa hot tại thị trường du lịch Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Israel muốn nâng cấp thỏa thuận FTA với Mỹ
12:50'
Ngày 28/4, Bộ trưởng Kinh tế Israel, ông Nir Barkat cho biết nước này đã đề xuất cải tổ hiệp định thương mại tự do (FTA) đã có từ 4 thập kỷ với Mỹ, nhằm tránh bị áp thuế từ đồng minh thân cận nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với rủi ro và thách thức
09:43'
Từ đầu năm đến nay, những rủi ro và thách thức đối với sự phát triển ngoại thương của Trung Quốc đã tăng lên rõ rệt.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ nhận định về thuế thu nhập cá nhân
16:16' - 28/04/2025
Theo Tổng thống Mỹ Donald Trump, các biện pháp thuế quan sâu rộng sẽ giúp giảm thuế thu nhập cho người có thu nhập dưới 200.000 USD/năm.
-
Kinh tế Thế giới
Vòng xoáy bất ổn do thuế quan
14:54' - 28/04/2025
Nhiều chuyên gia cho rằng chính quyền ông Trump chưa nhất quán trong các yêu cầu đặt ra đối với các đối tác thương mại đang chịu ảnh hưởng bởi các loại thuế quan sâu rộng mà Mỹ áp đặt.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và Ukraine thống nhất thêm chi tiết thỏa thuận đất hiếm
11:35' - 28/04/2025
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia Svyrydenko thông báo Mỹ và Ukraine đã ký biên bản ghi nhớ xác nhận ý định hoàn tất và ký kết thỏa thuận hợp tác về khoáng sản đất hiếm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về quy mô điện hạt nhân
09:22' - 28/04/2025
Trung Quốc hiện có 58 tổ máy điện hạt nhân thương mại đang vận hành, với tổng công suất lắp đặt 60,96 triệu kilowatt, và 44 tổ máy đang được xây dựng, tổng quy mô đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Thông điệp “Nước Việt Nam là một” vang vọng truyền thông Mỹ Latinh
21:50' - 27/04/2025
Bài viết “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của Tổng Bí thư Tô Lâm đã trở thành tâm điểm trong loạt bài đặc biệt của Thông tấn xã Mỹ Latinh Prensa Latina.
-
Kinh tế Thế giới
IMF dự báo quá trình phục hồi kinh tế ở châu Phi bị gián đoạn
13:59' - 27/04/2025
Theo báo cáo Triển vọng kinh tế khu vực châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara công bố ngày 25/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định đà phục hồi kinh tế tại khu vực này đang bị gián đoạn.