Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Đàm phán hay sẵn sàng đón nhận tổn thất?
Mới vài tuần trước, Mỹ và Trung Quốc dường như đã tiến rất gần đến một thỏa thuận thương mại, giúp giải quyết căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng sự đổ vỡ của tiến trình đàm phán kể từ khi Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và đe dọa tiếp tục đánh thuế bổ sung đối với 300 tỷ hàng hóa còn lại khiến giới nghiên cứu ngoại giao, kinh tế quốc tế lo lắng.
Tờ New York Times bình luận rằng cả Mỹ và Trung Quốc dường như đã tự đẩy mình vào thế kẹt theo những cách thức rất khó để xử lý việc giữ thể diện mỗi bên - vốn là điểm thường đưa các cuộc đàm phán gai góc thành thỏa thuận. Nói theo ngôn ngữ đàm phán thông thường, hiện chưa rõ đâu sẽ là ngã rẽ giúp giảm căng thẳng và ngăn chặn một cuộc chiến thương mại lớn mà sẽ khiến cả hai bên phải trả giá đắt.Thực tế, Tổng thống Mỹ Donald Trump coi căng thẳng thương mại tiếp diễn với Trung Quốc mang lại cho ông hiệu ứng chính trị tích cực và chính ông Trump, bằng quan điểm đối lập với các nhà kinh tế truyền thống, cho rằng thuế là lý do khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng nhanh thời gian gần đây. Giới lãnh đạo Trung Quốc có thể không tiết lộ suy nghĩ tức thời trên Twitter, nhưng họ quan niệm những yêu sách mà Mỹ đặt ra sẽ khiến Trung Quốc phải hy sinh nhiều cấu trúc cốt lõi trong chiến lược kinh tế và an ninh quốc gia, đặc biệt là tham vọng của Bắc Kinh đi đầu về các ngành công nghệ cao trong tương lai. “Hai bên đang tự đẩy mình vào các hố sâu mà theo đó rất khó để vượt lên”, ông Douglas Rediker, Chủ tịch hãng tư vấn Quỹ Chiến lược Quốc tế (International Capital Strategies) và cựu đại diện Mỹ tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định. Trong phần lớn các cuộc đàm phán, con đường đi tới thỏa thuận phụ thuộc vào “sự mơ hồ tích cực” mà ở đó cả hai đều có thể chứng tỏ với dư luận trong nước mình là bên thắng cuộc. Theo ông Rediker, có đủ không gian để Mỹ và Trung Quốc tiến tới nhận thức chung, nhưng chỉ có thể dựa trên sự “mơ hồ” mà không nhất thiết giải quyết các vấn đề theo hướng thiên vị bên này hay bên kia. Cả hai đều tiến hành các bước đi cho phép có đủ thời gian cho những nỗ lực cuối cùng. Tuần trước, Trung Quốc cử nhà đàm phán cấp cao tới Washington bất chấp đổ vỡ trong đối thoại, đồng thời trì hoãn khởi động trả đũa thuế đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ đến ngày 1/6. Mỹ áp đặt mức thuế mới 25% dựa trên thời điểm hàng áp thuế rời cảng, tạo thêm vài tuần để nếu Mỹ có đảo ngược chính sách vẫn sẽ ngăn được hệ quả thực. Và Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể sẽ gặp nhau tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 6 tới tại Nhật Bản. Đây là cơ hội để hai bên giảm căng thẳng từ cấp cao nhất.Nhưng thời gian và các kênh liên lạc để mở không thể giải quyết được vấn đề làm sao để có được một thỏa thuận hài lòng với cả hai, nhất là trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc xem đàm phán lần này là cách cài đặt lại quan hệ kinh tế song phương theo các cách thức sẽ đưa tới những tác động lâu dài. Theo Mary E. Lovely, chuyên gia kinh tế và thương mại tại Đại học Maxwell School of Syracuse, có vẻ như ở một số ngưỡng cụ thể. Phía Trung Quốc không sẵn lòng chấp nhận. Trong khi đó, chính quyền Trump cũng không dễ đồng thuận về một cấp độ “mơ hồ” nào đó và dường như Trung Quốc tỏ ra cứng rắn ở những điểm mà họ không chấp nhận đi tới, vì xem đó chẳng khác gì bị khinh miệt.Bài viết trên trang mạng Bloomberg cho rằng trong cuộc chiến thuế quan này, Tổng thống Mỹ Donald Trump vấp phải sự chỉ trích từ một luồng dư luận cho rằng chính người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, nền kinh tế của Trung Quốc hiện nay mới dễ bị tổn thương hơn. Mặc dù nhiều nghiên cứu cho thấy, các mức thuế quan mới sẽ khiến cho người tiêu dùng Mỹ phải mua hàng với giá cao hơn. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu những nghiên cứu đó đã cân nhắc và xem xét đầy đủ tất cả những thay đổi trong một thời gian dài hay chưa?Theo những nghiên cứu đã đề cập ở trên, khi Mỹ áp thuế đối với nguyên liệu đầu vào cho sản xuất công nghiệp từ Trung Quốc, các doanh nghiệp Mỹ sẽ tăng giá thành sản phẩm do chuỗi chi phí cao hơn. Như vậy, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu giá thành cao hơn trước. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng Trung Quốc sẽ không phải là nước cung cấp mãi mãi những nguyên liệu đầu vào cho Mỹ, đặc biệt nếu như các mức thuế quan vẫn còn có hiệu lực. Trong một vài năm, một số quốc gia khác như Việt Nam sẽ cung cấp các sản phẩm tương tự, có thể với giá rẻ hơn, bởi vì Việt Nam trả mức lương thấp hơn. Chính vì vậy, việc người tiêu dùng Mỹ phải chịu chi phí cao chỉ là tạm thời, còn việc Trung Quốc mất đi các doanh nghiệp sẽ là vĩnh viễn. Ngoài ra, việc áp thuế quan sẽ khiến cho các đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc trở thành những nhà xuất khẩu tốt hơn. Rõ ràng, dù chưa thể đưa ra một ước tính trong thời gian dài hạn ngay ở thời điểm này, nhưng điều có thể thấy là Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lớn hơn chứ không phải Mỹ.Một rủi ro khác đối với Trung Quốc là khi gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận thị trường Mỹ, Trung Quốc có thể nghĩ đến việc hướng tới châu Âu. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem xét liệu Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ bổ sung hay không và Trung Quốc phải tính đến khả năng này.Trong các thị trường có tính cạnh tranh cao, giá phải phù hợp với chi phí và do đó khi thuế tăng thì giá thành các sản phẩm đương nhiên sẽ tăng cao hơn và điều này đúng với các mức thuế gần đây mà Mỹ áp dụng với hàng hóa của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với các hàng hóa có thương hiệu với lợi nhuận cao thì các nguyên lý kinh tế sẽ không giống nhau. Ví dụ, nếu Mỹ áp dụng mức thuế quan cao hơn đối với xe Mercedes-Benz, giá của những chiếc xe đó sẽ vẫn vượt quá chi phí sản xuất. Nhưng, nếu Mercedes vẫn muốn duy trì sự chiếm lĩnh trên thị trường, hãng có thể sẽ quyết định chịu một số chi phí thuế quan dưới dạng thu lợi nhuận thấp hơn thay vì bắt khách hàng của mình phải mua giá cao.Trung Quốc cũng có những thương hiệu nổi tiếng, như Huawei trong ngành điện tử hoặc các nhà sản xuất khác với các thương hiệu thực phẩm mà từ lâu đã muốn cạnh tranh và bán nhiều hàng hóa có thương hiệu cho người Mỹ. Trên thực tế, Trung Quốc có chính sách công nghiệp với mục tiêu là cạnh tranh trong các lĩnh lực này hoặc các ngành khác nữa. Việc áp thuế của Mỹ sẽ làm giảm lợi nhuận cho các công ty và cản trở các sản phẩm của Trung Quốc có được lợi thế cạnh tranh về giá. Vì vậy, cuộc tấn công về thuế sẽ gây tổn hại tới nền kinh tế của Trung Quốc trong tương lai.Ngoài ra, còn một lý do khác để lý giải vì sao một cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ làm tổn thương Trung Quốc. Đó là nếu hai nước đạt được một thỏa thuận và thỏa thuận đó được thi hành thì đây sẽ là sự đảm bảo rằng Trung Quốc là một quốc gia mà các nhà đầu tư nước ngoài có thể yên tâm đầu tư khi không còn tồn tại việc ăn cắp sở hữu trí tuệ hay đối xử bất công và thúc đẩy đầu tư vào Trung Quốc. Ngược lại, nếu không có thỏa thuận thì nhiều công ty đa quốc gia, chứ không phải chỉ là các công ty của Mỹ, có thể ngần ngại khi đầu tư vào Trung Quốc và hạn chế chuyển giao, huấn luyện các công nghệ trong dài hạn. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng Trung Quốc bị tổn thương nhiều hơn so với Mỹ trong cuộc chiến này bởi Trung Quốc là nước nghèo hơn với thể chế chính trị mong manh hơn. Nhìn chung, nếu leo thang ở mức độ tín hiệu hiện nay chuyển thành thực tế, người tiêu dùng Mỹ sẽ phải trả mức giá đắt hơn cho một loạt hàng hóa và nhiều nhà sản xuất Mỹ cũng phải đối diện với xu thế nhu cầu hàng hóa yếu đi. Nông dân Mỹ hiện đang phải gánh chịu tổn thất khi Trung Quốc giảm mua đậu tương và một số hàng nông sản khác. Ngành sản xuất của Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng và thiệt hại sẽ còn lớn hơn nếu thuế khiến cầu tiêu dùng của Mỹ với các mặt hàng này suy giảm, hoặc là xu thế chuỗi sản xuất dịch chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác. Vấn đề cốt lõi hiện nay nằm ở chỗ các bên sẵn lòng chịu đựng tổn thất đến mức nào và liệu lãnh đạo Mỹ, Trung Quốc có nhận ra sự cần thiết phải giúp đỡ lẫn nhau để giữ thể diện trong nước hay không.Tổng thống Trump từng đi từ đe dọa hủy diệt Triều Tiên bằng biện pháp hạt nhân đến hành xử như thể họ là bạn thân chỉ sau có một đêm. Nhưng với tình hình hiện nay, để đàm phán thương mại Mỹ-Trung đạt ngưỡng xoay chuyển đó cần phải có một hình thức tái khởi động bất ngờ giữa hai nhà lãnh đạo, được xây dựng trên quan hệ cá nhân, chứ không phải là những tiến triển chậm chạp trong việc tìm kiếm thỏa thuận. Câu hỏi đặt ra cho vài tuần, vài tháng tới sẽ là Mỹ và Trung Quốc sẵn lòng đón nhận tổn thất ở mức nào trước khi suy nghĩ lại về những giả định cơ bản và quyết định không lún quá sâu vào đối đầu./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Gần 41% công ty Mỹ tại Trung Quốc cân nhắc chuyển cơ sở sản xuất
12:27' - 22/05/2019
Gần 41% công ty của Mỹ tại Trung Quốc đang xem xét hoặc đã di dời cơ sở sản xuất của họ ra khỏi quốc gia châu Á này do cuộc chiến thương mại giữa 2 nước.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc tuyên bố thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung phải cân bằng
10:02' - 22/05/2019
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng ngày 21/5 tuyên bố các thỏa thuận thương mại giữa Bắc Kinh và Washington phải cân bằng cả hai bên, bình đẳng và có lợi cho nhau.
-
Chứng khoán
Mỹ nới lỏng lệnh cấm với Huawei, cổ phiếu công nghệ tăng điểm
09:32' - 22/05/2019
Thị trường chứng khoán Phố Wall tăng điểm trước việc Mỹ nới lỏng lệnh cấm đối với Huawei, dẫn đầu là các công ty công nghệ. Nhiều nhà phân tích dự đoán thời gian tới, các thị trường sẽ biến động hơn.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Phản ứng của các nước sau khi Mỹ công bố thuế quan mới
07:46'
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch thuế quan mới, các đối tác thương mại của Mỹ đã có phản ứng thận trọng, chứ không đưa ra các biện pháp trả đũa ngay lập tức.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ công bố kế hoạch thuế quan mới
07:30'
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát "phủ bóng đen" lên mùa hoa anh đào ở Nhật Bản
21:42' - 02/04/2025
Một báo cáo từ Viện nghiên cứu Dai-ichi Life cho thấy chi phí cho các mặt hàng thực phẩm thông thường được dùng trong các bữa tiệc ngắm hoa, còn gọi là "hanami", đã tăng 21,4% trong 6 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam đầu tư kinh doanh tại thị trường Campuchia
17:55' - 02/04/2025
Hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng được tăng cường, được xem là điểm sáng nổi bật trong quan hệ hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
BoJ: Thuế quan mới của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu
15:20' - 02/04/2025
Nhà Trắng ngày 1/4 xác nhận Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tiếp tục kế hoạch áp thuế từ ngày 2/4 trong bối cảnh cộng đồng doanh nghiệp, người tiêu dùng và giới đầu tư đều lo ngại.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ phát tín hiệu trái chiều, Fed rơi vào thế khó
14:51' - 02/04/2025
Các số liệu kinh tế mới kém khả quan về việc làm và ngành sản xuất tại Mỹ đã nhấn mạnh một mối lo ngại cho Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều nước chuẩn bị đáp trả thuế quan của Mỹ
13:27' - 02/04/2025
Các nhà lãnh đạo Canada, Mexico thảo luận quan hệ thương mại và đầu tư - Nhiều nước chuẩn bị biện pháp đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ
-
Kinh tế Thế giới
Houthi tiến hành 3 vụ tấn công mới vào tàu sân bay Mỹ
12:59' - 02/04/2025
Ngày 2/4, lực lượng Houthi ở Yemen cho biết đã tiến hành 3 vụ tấn công mới nhằm vào tàu sân bay Mỹ USS Harry S. Truman và các tàu chiến hộ tống ở phía Bắc Biển Đỏ trong 24 giờ qua.
-
Kinh tế Thế giới
Thúc đẩy hợp tác IPEF để ứng phó với bất ổn chuỗi cung ứng toàn cầu
12:56' - 02/04/2025
Hàn Quốc đang thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia thành viên của Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) nhằm ứng phó với những bất ổn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.