Cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung: Không có người chiến thắng
Hạ giá tiền tệ dường như là một công cụ chính sách hữu ích đối với các nền kinh tế khi tốc độ tăng trưởng chậm lại hoặc để đối phó với các tranh chấp thương mại, nhưng nó mang lại rủi ro lớn cho chính các quốc gia giảm giá đồng tiền nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Với sức nặng của mình, đồng Nhân dân tệ (NDT) chỉ cần mất giá nhẹ so với đồng USD cũng đủ tạo ra phản ứng hoảng sợ tức thời trên khắp thế giới. Các thị trường tài chính lao dốc, Chính quyền Tổng thống Donald Trump chính thức liệt Trung Quốc là nước thao túng tiện tệ, gây lo sợ về một cuộc chiến tiền tệ sẽ lây lan như đám cháy.Việc cho phép đồng NDT suy yếu có thể bước đi có lợi ích nhỏ và rủi ro lớn cho Trung Quốc. Một nguy cơ mà các nhà đầu cơ tiền tệ "mong muốn", đó là đồng NDT yếu gây ra vòng xoáy mất giá tiền tệ và tình trạng dòng vốn chảy ra như từng xảy ra trong năm 2014-2015. Lần này Chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn một vòng xoáy hủy diệt như vậy.Bắc Kinh có thể tận dụng kho dự trữ ngoại khổng lồ và cố gắng hạn chế hoạt động đầu cơ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các biện pháp như vậy, cùng với bất kỳ biện pháp thắt chặt kiểm soát vốn nào nhằm giảm sự biến động của dòng vốn, sẽ làm mất đi những tiến triển mà Bắc Kinh đã đạt được trong việc thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài rằng họ có thể tin tưởng vào chính sách tiền tệ ổn định và nên đầu tư vào thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc.Một vài nền kinh tế thị trường mới nổi quan trọng, như Ấn Độ và Thái Lan, đã giảm mạnh lãi suất như một hành động phòng thủ để bảo vệ bản thân khỏi thiệt hại do căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng trong bối cảnh tăng trưởng trong nước suy yếu. Ngân hàng trung ương của một số nền kinh tế phát triển lớn như Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ trong những tháng tới để đối phó với những khó khăn kinh tế. Do tầm quan trọng của thương mại đối với các nền kinh tế này, họ hy vọng một động thái như vậy sẽ tạo một cú hích cho tăng trưởng.Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Chính quyền Mỹ đã thực hiện một cách tiếp cận rất mạnh mẽ, đồng thời đe dọa phá giá đồng USD nếu các đối tác thương mại tham gia vào cái mà Washington coi là phá giá tiền tệ để cạnh tranh. Mỹ không mấy quan tâm đến sự khác biệt giữa sự mất giá của đồng tiền do thị trường và sự mất giá do chính sách, nhưng coi mọi sự mất giá của đồng tiền so với đồng USD là "hành vi kinh tế thù địch".Một cuộc chiến tiền tệ sẽ không giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng của Mỹ. Mỹ gặp khó khăn hơn nhiều để có thể hạ giá đồng USD vì đồng tiền này thống trị thị trường tài chính toàn cầu. Rất khó để thực hiện một sự can thiệp đơn phương trên quy mô đủ lớn để có thể tác động đến giá trị của đồng USD so với các đồng tiền lớn khác - đặc biệt nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đứng ngoài cuộc trong nỗ lực đó. Bên cạnh đó, một động thái như vậy sẽ kích động một cuộc chiến tiền tệ rộng lớn hơn, với việc các quốc gia khác đẩy mạnh can thiệp vào đồng tiền của họ để trả đũa. Kết quả là sự bất ổn trên thị trường tài chính lại củng cố giá trị của đồng USD vì các nhà đầu tư coi đó là nơi trú ẩn an toàn.Vì vậy, đối với Mỹ, cuộc chiến tiền tệ có thể có tác động ngược lại, và đồng bạc xanh của Mỹ vẫn là nơi trú ẩn an toàn cuối cùng đối với các nhà đầu tư trong thời điểm bất ổn tăng cao. Hơn nữa, việc ông Trump yêu cầu Fed tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tiền tệ có thể gây ra hậu quả lâu dài đối với uy tín của ngân hàng trung ương này của Mỹ.Một đồng USD mạnh hơn sẽ gây thiệt hại cho một số nền kinh tế thị trường mới nổi, do áp lực cán cân thanh toán gây ra bởi nợ nước ngoài lớn và đồng tiền yếu đi. Tất cả những biến động này trên thị trường tiền tệ sẽ làm tăng thêm bất ổn do những căng thẳng thương mại toàn cầu gây ra. Sự bất ổn đó, cùng với những biến động về tỷ giá hối đoái do cuộc chiến tiền tệ gây ra, sẽ khiến hoạt động đầu tư kinh doanh suy yếu và tiếp tục gây tổn hại đến tăng trưởng năng suất và việc làm trên toàn thế giới. Một đồng tiền rẻ hơn có vẻ dễ thực hiện và là một cơ chế thuận tiện để thúc đẩy tăng trưởng trong nước và trả đũa các lệnh trừng phạt thương mại do các quốc gia khác áp đặt. Nhưng lợi ích thực tế có thể là thoáng qua, trong khi những tổn thất do thương mại bị gián đoạn và tăng trưởng kinh tế chậm lại có thể là rất lớn./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chuyên gia nhận định gì về việc Mỹ hoãn áp thuế bổ sung với hàng hóa Trung Quốc?
11:08' - 15/08/2019
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro cho biết, quyết định hoãn áp thuế bổ sung được Mỹ đưa ra để hạn chế những thiệt hại đối với các doanh nghiệp Mỹ đã ký hợp đồng mua hàng hóa của Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chưa nhượng bộ sau quyết định hoãn áp thuế của Mỹ
07:16' - 15/08/2019
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross ngày 14/8 cho biết Trung Quốc vẫn chưa có nhượng bộ sau khi Mỹ quyết định hoãn áp thuế với một số mặt hàng nhập khẩu của nước này cho đến giữa tháng 12.
-
Kinh tế Thế giới
Sức đàn hồi của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
05:30' - 15/08/2019
Chuyên mục "Phân tích bình luận" của trang báo điện tử HK01 đăng bài viết nhận định Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa thay đổi tiến trình của cuộc chiến thương mại chỉ sau một đêm.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59' - 04/07/2025
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.