Đa dạng nguồn năng lượng: Thách thức với ngành than
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) Lê Minh Chuẩn cho biết, tình hình cung ứng than hiện nay cho nền kinh tế, nhất là than cho sản xuất điện đang là vấn đề nóng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Khả năng thiếu than cho sản xuất điện khi nền kinh tế quay trở lại sau đại dịch COVID-19 đã được TKV nhận định và cảnh báo từ sớm, đặc biệt đối với những nhà máy điện sử dụng than nhập khẩu.
Trong giai đoạn phục hồi kinh tế hậu đại dịch COVID-19, nhu cầu tiêu thụ than trên thế giới đang tăng đột biến khiến giá than trên thị trường quốc tế liên tục xác lập mức cao kỷ lục. Đến thời điểm hiện tại, giá thế giới đã tăng gấp từ 2,5-3 lần giá trong nước.
Cùng với giá than tăng cao, nguồn cung than cũng khan hiếm do đứt gãy chuỗi vận tải xảy ra cục bộ ở nhiều nơi đã gây ra nhiều khó khăn đối với hoạt động cung ứng than cho sản xuất điện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga - Ukraine.
Đối với Việt Nam, sau khi chuyển hướng thích ứng an toàn với dịch COVID-19, quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội khiến nhu cầu sử dụng năng lượng, cụ thể là nhu cầu than, điện từ đầu năm đến nay tăng rất cao. Vì vậy, áp lực đang dồn trọn lên vai mỗi người công nhân mỏ, lên ngành than, làm sao để phát triển sản xuất, đảm bảo yêu cầu bức thiết cung ứng than cho nền kinh tế đất nước. Những vấn đề cấp bách đặt ra để phát triển ngành than của Việt Nam đã được đại biểu Quốc hội Lê Minh Chuẩn - Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV báo cáo tại nghị trường Quốc hội tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV trước đó. Theo ông Lê Minh Chuẩn, nhiệt điện than hiện chiếm hơn 30% tổng công suất nguồn điện của toàn quốc và có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Việt Nam. Đây cũng là một trong những nguồn cung cấp điện chính để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, duy trì hệ thống vận hành ổn định.Tuy nhiên, theo dự thảo Quy hoạch Điện VIII của Bộ Công Thương trình Chính phủ, dự báo công suất điện cực đại đến năm 2030 khoảng từ 86.500 - 93.300 MW, năm 2045 khoảng từ 155.000 - 189.900 MW. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị lựa chọn phương án quy hoạch tổng công suất nguồn điện đến năm 2030 khoảng 146.000 MW và đến năm 2045 khoảng 343.000 MW. Trong đó đáng chú ý, nguồn điện than đến năm 2030 tiếp tục giảm khoảng 6.000 MW và đến năm 2045, điện than giảm khoảng 12.000 MW. Trong khi đó, theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, năm 2030 nhiệt điện than giảm khoảng 14.800 MW.
Giai đoạn 2017-2020 nhu cầu than antraxit cho Việt Nam cho các nhà máy nhiệt điện đã và đang chuẩn bị đi vào hoạt động, chiếm 40 triệu tấn/năm. Sản lượng này tăng lên vào năm 2021 - 2030 từ 50-55 triệu tấn than; trong đó, Việt Nam chỉ có 2 đơn vị sản xuất than là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng Công ty Đông Bắc, sản xuất được 40-41 triệu tấn than/năm.
Như vậy, trong thời gian ngắn hạn việc tăng từ 10-15 triệu tấn than antraxit cho các nhà máy nhiệt điện Việt Nam là khó khả thi và dẫn đến vấn đề thiếu than cho các nhà máy nhiệt điện dùng than antraxit là hiện hữu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh năng lượng quốc gia. Mặt khác, trong kế hoạch 2017 - 2030, Việt Nam phải nhập khoảng 70 triệu tấn than nhiệt năng bitum và á bitum. Với việc nhập khẩu này thì không thuần túy ở thương mại mà phải tìm nguồn ổn định đầu tư tại nước ngoài. Ông Lê Minh Chuẩn cho hay, đến năm 2030, Việt Nam không còn độc lập về năng lượng mà phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nước ngoài. Vì vậy, cần đổi mới tư duy về chiến lược an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030 và sau năm 2030. Về những nguyên nhân và thách thức phát triển ngành than, cũng như ngành khai khoáng cung cấp đầu vào cho an ninh năng lượng quốc gia, riêng về than, ông Lê Minh Chuẩn cho rằng, tài nguyên than của Việt Nam hiện nay nằm chủ yếu ở Quảng Ninh nhưng đầu tư khai thác than hiện còn rất hạn chế. Bể than Đồng bằng sông Hồng hiện nay chưa có công nghệ để khai thác và cùng với đó, việc khai thác mỏ ngày càng xuống sâu và xa. Hiện nay, ngành than Việt Nam đã khai thác ở mức -500 so với mực nước biển, áp lực mỏ lớn, mọi điều kiện sản xuất và tăng năng suất lao động rất khó khăn, chi phí ngày càng tăng lên. Bên cạnh đó, việc cấp phép, đầu tư, cơ chế, chính sách cho than hiện nay rất hạn chế.Vấn đề tái đầu tư trở lại phát triển mỏ than gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, nguồn nhân lực chính cho lao động làm than là thợ lò hiện nay đang suy giảm rất nhanh, trong khi đó chưa có công nghệ để thay thế lực lượng này.
Từ những vấn đề thách thức khó khăn trên, ông Lê Minh Chuẩn đề xuất cần đổi mới chính sách về quản lý tài nguyên, khoáng sản theo nguyên tắc thị trường, hội nhập ngay từ việc cấp giấy phép để các doanh nghiệp mỏ và khí chủ động phát triển nguồn tài nguyên này. Đồng thời, bổ sung và hoàn thiện cơ sở pháp lý, văn bản dưới luật về quản lý tiêu chuẩn phân cấp cho các doanh nghiệp than, khí có một môi trường đầu tư thuận lợi, kể cả nước ngoài và trong nước.
Ngoài ra, có cơ chế, chính sách bình đẳng giữa than nhập khẩu và than trong nước theo thông lệ quốc tế và theo giá quốc tế. Cùng đó, có chính sách đối với đối tượng công nhân làm nghề độc hại và nguy hiểm như công nhân hầm lò tiền lương, bảo hiểm, thâm niên nhà ở cho công nhân.
Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn cho biết, hiện các đơn vị trong Tập đoàn đang đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất “Ngày công cao - Sản lượng cao - Thu nhập cao” do Tổng Giám đốc và Công đoàn TKV phát động.Nội dung thi đua tập trung sản xuất để tăng sản lượng, đáp ứng tối đa cho tiêu thụ, đặc biệt là than cho điện; đảm bảo an toàn lao động, môi trường trong sản xuất. Đồng thời, thường xuyên theo dõi cập nhật diễn biến giá trên thị trường trong nước và quốc tế để điều hành nhập khẩu than theo kế hoạch.
“Để đảm bảo cung cấp than cho ngành điện, trong thời gian tới Tập đoàn chú trọng cân đối, phân bổ cung cấp than cho các nhà máy nhiệt điện phù hợp, tránh tình trạng chỗ thừa chỗ thiếu” - Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV Lê Minh Chuẩn nhấn mạnh. Về kế hoạch sản xuất kinh doanh quý II/2022, Tổng Giám đốc Tập đoàn TKV Đặng Thanh Hải đã yêu cầu các đơn vị tập trung cho sản xuất, đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất để tăng sản lượng than tối đa, phấn đấu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng đầu năm ở mức cao nhất. Cùng với đó, các đơn vị tiếp tục kiểm soát tốt phòng chống, dịch bệnh COVID-19, chăm lo sức khỏe cho người lao động; khẩn trương triển khai các chương trình ứng dụng cơ giới hóa, tin học hóa, tự động hóa, chuyển đổi số nhằm tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để tăng sản lượng than ở mức cao nhất đáp ứng nhu cầu thị trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn kêu gọi người lao động toàn ngành làm việc không nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Đối với than chất lượng cao, do diễn biến tình hình giá than thế giới, tình hình cước vận chuyển quốc tế tăng đột biến dẫn đến giá than chất lượng cao của TKV có sức cạnh tranh cao, các đơn vị tập trung sản xuất các loại than cục, than cám chất lượng cao cho xuất khẩu và khách hàng trong nước./.Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
TKV đầu tư hàng nghìn tỷ đồng cho công tác an toàn
22:26' - 07/04/2022
Công tác đổi mới công nghệ, tự động hóa, cơ giới hóa trong khai thác than thường xuyên được quan tâm thực hiện, đặc biệt là khai thác than hầm lò.
-
Doanh nghiệp
TKV tăng sản xuất than chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường
13:52' - 24/03/2022
TKV cho biết, tranh thủ điều kiện thị trường thuận lợi, Tập đoàn tiếp tục chỉ đạo các đơn vị khối sản xuất, sàng tuyển, chế biến than đẩy mạnh các giải pháp sản xuất than chất lượng cao.
-
Doanh nghiệp
Khó khăn bủa vây, TKV cân đối cung cấp đủ than theo hợp đồng đã ký
13:34' - 21/03/2022
TKV đang huy động tối đa nguồn lực, tổ chức sản xuất, đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất cũng như cung ứng đủ than cho các hộ điện theo hợp đồng đã ký kết.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Kết nối giao thương doanh nghiệp Huế với nhà phân phối TP. Hồ Chí Minh
16:17' - 23/05/2025
Nhằm mở rộng dư địa phát triển cho thành phố và các địa phương, TP. Hồ Chí Minh đã ký kết hợp tác kinh tế - xã hội với nhiều vùng kinh tế trên cả nước; trong đó, có các tỉnh, thành Bắc Trung Bộ.
-
Doanh nghiệp
EVN và TKV hợp tác đảm bảo cung cấp than ổn định cho các nhà máy điện
11:20' - 23/05/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa họp đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng mua bán than năm 2024 và tình hình cung ứng than 4 tháng qua.
-
Doanh nghiệp
Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu
09:08' - 23/05/2025
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.
-
Doanh nghiệp
Petrovietnam và VRG kết nối chuỗi giá trị để tăng trưởng xanh
21:22' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Petrovietnam và VRG đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của hai tập đoàn kinh tế nhà nước để cùng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh.
-
Doanh nghiệp
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai tại Khu công nghiệp Biên Hòa 1
19:31' - 22/05/2025
Trong thời gian chưa dời đi, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật đối với 5 lĩnh vực: xây dựng, phòng cháy chữa cháy, thuế, đất đai và bảo vệ môi trường.
-
Doanh nghiệp
Vương quốc Anh điều chỉnh danh sách hưởng miễn trừ tự vệ với thép
19:01' - 22/05/2025
Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã thông báo điều chỉnh danh sách các nước đang phát triển hưởng miễn trừ và thay đổi hạn ngạch thuế quan biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép.
-
Doanh nghiệp
Hàng ngàn vị trí việc làm được tuyển dụng tại các tập đoàn đa quốc gia
18:22' - 22/05/2025
Nhiều doanh nghiệp quốc tế, tập đoàn đa quốc gia như Nestlé Việt Nam, Transcosmos Vietnam, Indomie, Tokio Marine, WooriBank… đăng tuyển hàng trăm vị trí việc làm hấp dẫn.
-
Doanh nghiệp
Cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương: Người lãnh đạo gần gũi của ngành Dầu khí Việt Nam
18:09' - 22/05/2025
Ngành Dầu khí Việt Nam mãi mãi ghi nhớ hình ảnh một nhà lãnh đạo gần gũi, sâu sát, luôn dành cho lớp lớp cán bộ công nhân viên những tình cảm đặc biệt. Đó chính là cố Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Doanh nghiệp
BSR sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng
17:50' - 22/05/2025
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã tiên phong sản xuất nhiên liệu đặc chủng cho quân đội, góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng của đất nước.