Đà Nẵng: "Điểm sáng" trong phương thức thu hút đầu tư FDI


Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc, là “điểm sáng” trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung – Tây Nguyên; trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của các nhà đầu tư nước ngoài (FDI).
Tuy nhiên, để tiếp tục thu hút nguồn vốn quan trọng này, Đà Nẵng đang tích cực đổi mới phương thức thu hút đầu tư nước ngoài.
Tính đến ngày 15/9/2018, thành phố Đà Nẵng có 660 dự án FDI đang còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 2,876 tỷ USD.
Trong thời gian qua, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của thành phố.
Đồng thời đóng góp đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn thành phố và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước.
Chẳng hạn, năm 2015, xuất khẩu từ khu vực FDI trên địa bàn chỉ đạt 557 triệu USD; năm 2016 đạt 667 triệu USD thì đến năm 2017 đạt 765 triệu USD, chiếm 52,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ước tính đến tháng 9/2018 kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp này đạt 880 triệu USD, chiếm 53,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Số lao động làm việc khu vực FDI là khoảng 44.000 người và trong năm 2017, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp hơn 171,33 triệu USD vào ngân sách thành phố, tăng 112,87% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng 8 tháng năm 2018, các doanh nghiệp FDI đã nộp ngân sách khoảng 120,841 triệu USD. Không những thế, lĩnh vực FDI còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tích cực, từ công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sang dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp.
Từ đó, góp phần làm gia tăng năng lực sản xuất kinh doanh của thành phố và đã hình thành một số ngành sản xuất quan trọng như: điện tử, mô tơ điện, xe máy, phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô…
Ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, năm 2018 là năm Đà Nẵng đẩy mạnh thu hút đầu tư, có định hướng và có chọn lọc vào các lĩnh vực quan trọng.
Đồng thời, chú trọng công khai hoá, minh bạch hóa quy hoạch, đặc biệt về đất đai để các doanh nghiệp tiếp cận và nắm thông tin, lựa chọn đầu tư tốt nhất.
Cùng đó, phối hợp với các cơ quan ngoại giao như cấp đại sứ, tham tán, lãnh sự quán các nước nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh thành phố đến các nhà đầu tư...
Về lĩnh vực đầu tư, định hướng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, Đà Nẵng phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ chất lượng cao và công nghệ cao của Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia.
Để đạt được mục tiêu này, thành phố đã định hướng và ưu tiên thu hút các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao gồm công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá và cơ điện tử, công nghệ vật liệu mới.
Các ngành công nghiệp thân thiện với môi trường, công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực cơ khí, cơ khí chính xác, điện - điện tử; các ngành dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là thương mại, du lịch, logistics, y tế và giáo dục.
Thành phố cũng đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung kêu gọi đầu tư các dự án, gồm: dự án Cảng Liên Chiểu, dự án Di dời ga đường sắt và tái phát triển đô thị, dự án Phát triển hạ tầng các Khu công nghiệp Hòa Nhơn và Hòa Ninh.
Về lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, Khu công nghệ cao Đà Nẵng là một trong ba khu công nghệ cao của cả nước và là khu công nghệ cao đầu tiên tại miền Trung Việt Nam. Khu công nghệ cao Đà Nẵng hiện có 300 ha đất sạch với hạ tầng kỹ thuật đầy đủ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư.
Các lĩnh vực khuyến khích thu hút đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng gồm: công nghệ sinh học, công nghệ vi điện tử, cơ điện tử và quang điện tử, công nghệ tự động hóa và cơ khí chính xác; công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, năng lượng mới; công nghệ thông tin, truyền thông và phần mềm tin học; công nghệ môi trường. Vốn đầu tư và hình thức đầu tư các dự án do nhà đầu tư đề xuất.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân các tỉnh miền Trung và của thành phố Đà Nẵng, của cộng đồng người nước ngoài đang cư trú tại thành phố cũng như khách du lịch đến Đà Nẵng, thành phố kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư dự án dự án Bệnh viện quốc tế (đa khoa hoặc chuyên khoa).
Dự án dự kiến đặt tại phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ và phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn. Khu đất đã được UBND thành phố thống nhất hình thức thuê đất theo phương thức thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê trong thời hạn 50 năm.
Trong thời gian tới, Đà Nẵng tập trung thu hút đầu tư vào các đối tác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, các quốc gia thuộc OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) tại Châu Âu như Anh, Pháp, Đức...
Đây là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là các ngành, lĩnh vực mà thành phố đang tập trung thu hút như: dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, bất động sản, nông nghiệp công nghệ cao, y tế, giáo dục…
Bà Lê Thị Kim Phượng, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng cho biết, thành phố đang chuẩn bị địa điểm và hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư. Theo đó, phát triển thêm các Cụm công nghiệp mới gồm Cẩm Lệ (30 ha), Hòa Nhơn (30 ha), Hòa Phong (50 ha), Hòa Khánh Nam (11,8 ha), Hòa Hiệp Bắc (13 ha) để kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các nhà xưởng sẵn có, phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với từng lĩnh vực khác nhau để thu hút các doanh nghiệp FDI nhỏ và vừa.
Đà Nẵng cũng đang nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục để kêu gọi đầu tư phát triển dự án Cảng Liên Chiểu trở thành cảng thương mại đạt tiêu chuẩn phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI.
Đồng thời, thành phố còn khuyến khích và hỗ trợ các nhà đầu tư đã được cấp phép thực hiện dự án nhưng không đủ tiềm lực triển khai chuyển nhượng dự án, chủ động cung cấp thông tin để thành phố giới thiệu và xúc tiến các nhà đầu tư mới phát triển dự án.
Bên cạnh đó, tiến tới quy hoạch một số địa điểm thuộc huyện Hòa Vang để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao.
Ngoài ra, hoàn thiện công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao Đà Nẵng để đáp ứng mặt bằng thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao…
Để thúc đẩy mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quy định chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố.
Theo đó, thành phố hỗ trợ một phần kinh phí đối với trường hợp tự đầu tư nghiên cứu công nghệ mới, công nghệ thay thế hoặc nhập khẩu, công nghệ có kết quả ứng dụng cao với mức hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí đối với dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, nhưng không quá 300 triệu đồng/nhà đầu tư.
Đối với dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm thuộc danh mục ưu tiên được hỗ trợ tối đa đến 50% giá trị hợp đồng đầu tư trang thiết bị nghiên cứu nhưng không quá 500 triệu đồng/nhà đầu tư.
Còn với Dự án chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc danh mục ưu tiên được hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí nhưng không quá 100 triệu đồng/nhà đầu tư.../.
- Từ khóa :
- đà nẵng
- kinh tế đà nẵng
- fdi
- vốn fdi
- dự án fdi
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: Cách làm hay của Phú Thọ
09:19' - 22/09/2018
Chủ động đối thoại về hướng phát triển, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh và cơ hội, chính sách đầu tư tới các doanh nghiệp, các thị trường trọng điểm chính là cách Phú Thọ thu hút FDI hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp FDI thu hút nhiều lao động nhất trong 5 năm qua
07:32' - 22/09/2018
Doanh nghiệp (DN) có quy mô nhỏ và vừa tăng nhanh nhất về số lượng nhưng DN FDI thu hút nhiều nhất về lao động.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp FDI đóng góp 22% tổng thu ngân sách của Long An
21:54' - 17/09/2018
Hiện Long An có 928 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đầu tư 5.908 triệu USD; trong đó, có 567 dự án đi vào hoạt động, tổng vốn đầu tư 3.592 triệu USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chấm dứt tình trạng dán 2 thẻ thu phí ETC trên cùng một xe
22:37'
Cả 2 nhà cung cấp dịch vụ VETC và VDTC đều có tình trạng dán thẻ, mở tài khoản cho phương tiện đã đăng ký mở tài khoản của bên còn lại.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
22:19'
Ngày 8/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Quyết định 944/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thời kỳ 2021-2030.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải quyết nhiều vấn đề “nóng” của ngành giao thông vận tải
20:14'
Bộ Giao thông Vận tải vừa thông báo kết luận của Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tại cuộc họp giao ban tháng 7 và triển khai nhiệm vụ công tác tháng 8/2022.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) phải bảo đảm tính thông suốt, công khai, minh bạch
20:10'
Chiều 8/8, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc của lãnh đạo Quốc hội với Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai.
-
Kinh tế Việt Nam
Lên phương án vận chuyển hành khách khi nâng cấp sân bay Côn Đảo
19:22'
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản trả lời cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu liên quan tới việc nâng cấp, mở rộng Cảng hàng không Côn Đảo.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 1.100 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn Nha Trang - Sài Gòn
18:44'
Dự án được triển khai xây dựng trên địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh.
-
Kinh tế Việt Nam
Áp dụng lệnh vận chuyển điện tử nhằm hạn chế xe dù, bến cóc
18:00'
Chiều 8/8, tại Hà Nội, Báo Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) đã tổ chức Tọa đàm "Quy định mới về lệnh vận chuyển với xe khách".
-
Kinh tế Việt Nam
WB dự kiến GDP của Việt Nam tăng trưởng 7,5% trong năm 2022
17:35'
WB dự kiến, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023.
-
Kinh tế Việt Nam
Đẩy nhanh thi công, đảm bảo an toàn giao thông khu vực dự án nâng cấp Quốc lộ 19
15:58'
Việc thi công dự án Quốc lộ 19 bị phản ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người dân, chưa đảm bảo an toàn giao thông.