Đà Nẵng phát huy hiệu quả mô hình chính quyền đô thị
Sau hơn 2 năm thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị, bộ máy hành chính thành phố Đà Nẵng ngày càng được sắp xếp tinh gọn gắn với đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền; từng bước nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ ở cơ sở.
Xác định thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền đô thị là nhiệm vụ trọng tâm, Đà Nẵng tiếp tục phát huy kết quả đạt được, đồng thời thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, bất cập.
*Tính ưu việt của mô hình chính quyền đô thị"Từ ngày 1/7/2021, Đà Nẵng thực hiện thí điểm tổ chức chính quyền đô thị. Trong bối cảnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Thành ủy Đà Nẵng luôn thể hiện quyết tâm chính trị cao trong việc triển khai nhằm phát huy tính ưu việt của một mô hình có tầm quan trọng đặc biệt trên nhiều khía cạnh của toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên.
Nhiệm vụ thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị đi đôi với cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng là chủ trương lớn được Bộ Chính trị ban hành tại Nghị quyết số 43-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" và Nghị định số 34/2021/NĐ-CP của Chính phủ", Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng khẳng định.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, sau 3 năm thực hiện thí điểm mô hình, toàn thành phố đã cắt giảm được 30 phòng (tương đương) thuộc các sở, ban, ngành và giảm 33 phòng thuộc chi cục (tương đương); từ 423 đơn vị sự nghiệp công lập, sau sắp xếp còn 386 đơn vị sự nghiệp công lập.Thành phố hoàn thành hiệu quả và thực hiện nghiêm việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Mô hình góp phần đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính, cụ thể tổng thời gian giảm của 89 nội dung phân cấp, ủy quyền là 233 ngày.
Việc tổ chức điều hành phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố, quận, phường ổn định, thông suốt; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động du lịch, thương mại và dịch vụ phục hồi mạnh mẽ sau COVID-19, tạo động lực để kinh tế thành phố Đà Nẵng lấy lại đà tăng trưởng. Các chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng khá, đặc biệt quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt 124.436 tỷ đồng, tăng 13.250 tỷ đồng (so với năm 2019 thời điểm trước dịch COVID-19)… Hội đồng nhân dân thành phố tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động theo hướng mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động, phù hợp với đặc điểm của mô hình chính quyền đô thị.Nhiều điểm mới trong hoạt động giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân như hàng quý đều tổ chức tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, phiên giải trình, giải quyết đơn, thư và chương trình "Hội đồng nhân dân với cử tri"; tổ chức các đoàn giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh tại tất cả phường, xã trên địa bàn thành phố; phân công các đồng chí trong Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố theo dõi hoạt động của tổ đại biểu, đồng thời theo dõi địa bàn phân công để kịp thời báo cáo tình hình.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, việc Trung ương phân cấp cho thành phố thực hiện điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung nhằm rút ngắn trình tự, thời gian, tạo sự chủ động cho địa phương trong việc triển khai công tác quy hoạch; đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các dự án trên địa bàn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.*Vẫn còn khó khăn
Ông Đoàn Ngọc Hùng Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy nhận định, bên cạnh những thuận lợi, quá trình xây dựng mô hình chính quyền đô thị ở thành phố Đà Nẵng vẫn có những khó khăn nhất định như tình trạng quá tải dân số do di dân, đô thị hóa nhanh chóng; quản lý chất thải; khan hiếm tài nguyên; ô nhiễm không khí, biến đổi khí hậu; an ninh trật tự xã hội… Theo các số liệu của Tổng cục Thống kê từ năm 2015 đến năm 2019, tỷ suất nhập cư của thành phố Đà Nẵng tăng mạnh từ 11,6‰ lên 16,7‰ (tăng 5,1‰). Trong khi đó, tỷ suất xuất cư vốn đã thấp, nay lại giảm trong cùng thời gian đó (giảm 3,7‰).Phần lớn người nhập cư đến thành phố Đà Nẵng đều không đăng ký tạm trú, một số ít có chỗ ở hợp pháp được đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư trú. Điều này gây không ít khó khăn trong quản lý nhân khẩu của thành phố.
Cùng với đó, lao động nhập cư thường lấy vỉa hè, lề đường và những nơi công cộng như bãi biển, trường học, công viên…làm nơi buôn bán, gây mất trật tự, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và nảy sinh tệ nạn xã hội.Tất cả điều này tạo nên sức ép đối với các nhà quản lý xã hội. Ngoài ra, với tình trạng đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, nếu thiếu thiết bị xử lý chất thải, cũng như không xử lý chất thải đúng quy trình thì đây thực sự là một nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng cho môi trường thành phố.
Tiến sỹ Huỳnh Huy Hòa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố Đà Nẵng cho rằng thời gian triển khai thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị đến nay còn tương đối ngắn. Mặc dù đã có những thay đổi kịp thời, điều chỉnh các vướng mắc tuy nhiên trên thực tế cơ cấu tổ chức của một số địa phương vẫn còn chưa thật sự hoàn thiện.Việc phân cấp, ủy quyền đối với một số nhiệm vụ tại cơ sở còn hạn chế, đôi lúc chưa cụ thể, rõ ràng; gặp nhiều khó khăn trong việc dự toán và sử dụng ngân sách của quận, huyện mà chủ yếu liên quan đến việc dự toán ngân sách đầu năm.
Thực hiện mô hình một cấp ngân sách dẫn đến cấp quận, phường không còn chủ động, linh hoạt trong việc thu chi. Việc thí điểm chính quyền đô thị thực hiện trong bối cảnh tinh giản biên chế, trong khi khối lượng công việc nhiều, điều này tạo áp lực cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tại địa phương…
*Quyết tâm thực hiện thành công Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng nhận định, thực hiện thí điểm chính quyền đô thị là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Tuy thời gian thực hiện thí điểm chưa dài, chịu tác động bất lợi của COVID-19 nhưng thành phố đã nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo để có kết quả bước đầu rất quan trọng; đồng thời, rút ra kinh nghiệm bổ ích.Đảng bộ thành phố Đà Nẵng tin tưởng rằng những vấn đề đặt ra từ thực tiễn xây dựng thí điểm chính quyền đô thị sẽ được giải quyết triệt để, tạo nền tảng cho lộ trình xây dựng mô hình chính quyền đô thị và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo.
Đưa ra một số giải pháp trọng tâm khắc phục những khó khăn trong việc triển khai mô hình này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho hay, thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 119/2020/QH14 về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, tạo sự thống nhất về nhận thức và đồng thuận của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị cũng như các tầng lớp nhân dân; phối hợp tích cực với các bộ, ngành Trung ương tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 theo hướng để thành phố Đà Nẵng chính thức thực hiện mô hình chính quyền đô thị (không còn làm thí điểm), có cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện hiệu quả mô hình chính quyền đô thị; thực hiện hiệu quả "Đề án phân cấp, ủy quyền quản lý Nhà nước theo mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", đồng thời mở rộng lĩnh vực, nội dung phân cấp, ủy quyền nhằm tăng tính chủ động, trách nhiệm trong thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị. Thành phố triển khai các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh để nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành, quản lý xã hội và phục vụ người dân, doanh nghiệp hiện đại, tiện ích hơn.Các sở, ngành, UBND quận, phường chủ động triển khai, phối hợp các đơn vị làm tốt công tác kiểm tra, theo dõi việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các quận, phường; kịp thời báo cáo, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện và tham mưu giải quyết vấn đề phát sinh.
- Từ khóa :
- đà nẵng
- kinh tế đà nẵng
- đô thị thông minh
Tin liên quan
-
Lịch cắt điện
Lịch cắt điện Đà Nẵng ngày mai 31/12 cập nhật mới nhất
13:14' - 30/12/2023
Bnews. Lịch cắt điện cập nhật mới nhất của các quận, huyện tại Đà Nẵng ngày mai 31/12. Lịch cúp điện Đà Nẵng. Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai, Lịch cúp điện Đà Nẵng hôm nay.
-
Kinh tế tổng hợp
Thành lập Trung tâm Nghiên cứu đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng
12:46' - 30/12/2023
Ngày 30/12, UBND thành phố Đà Nẵng vừa ban hành quyết định 2941/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu, đào tạo thiết kế vi mạch và trí tuệ nhân tạo Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Đà Nẵng dự kiến tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 6-6,5%
15:07' - 29/12/2023
Ngày 29/12, Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng tổ chức Họp báo công bố số liệu thống kê tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2023.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nghiệp “kiệt sức” vì hàng giả: Cần trận tuyến đồng lòng
20:20' - 05/07/2025
Cuộc chiến chống hàng giả ngày càng khốc liệt, khiến nhiều doanh nghiệp Việt kiệt sức vì vừa sản xuất kinh doanh, vừa tự bảo vệ thương hiệu trước thủ đoạn ngày càng tinh vi của gian thương.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Việt Nam tăng tốc, dự báo cả năm sẽ đạt mục tiêu 8%
18:27' - 05/07/2025
GDP Việt Nam 6 tháng đầu năm 2025 tăng 7,52%, FDI đạt hơn 21 tỷ USD, xuất siêu hơn 7,6 tỷ USD. Niềm tin kinh tế phục hồi rõ nét, dự báo cả năm tăng trưởng đạt 8%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chống hàng giả trên thương mại điện tử: Giữ trận tuyến bảo vệ người tiêu dùng
17:36' - 05/07/2025
Thương mại điện tử bùng nổ kéo theo số vụ vi phạm tăng mạnh, buộc lực lượng quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nhằm bảo vệ người tiêu dùng và giữ vững kỷ cương thị trường.
-
Kinh tế Việt Nam
Làm giàu rừng đầu nguồn, cải thiện khả năng lưu giữ nước
16:38' - 05/07/2025
Chương trình “Water of Life: Vì một Việt Nam xanh” tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ với 60 ha rừng đầu nguồn và mô hình giáo dục “Trải nghiệm thiên nhiên cùng Mizuiku” tại vườn quốc gia năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
EVN yêu cầu điện lực các cấp trực tiếp giải đáp về hóa đơn tăng bất thường
15:36' - 05/07/2025
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có văn bản gửi các các Tổng công ty Điện lực về việc tuyên truyền về hóa đơn tiền điện tháng 6/2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam xuất siêu 7,63 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm
12:19' - 05/07/2025
Theo số liệu Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố sáng 5/7, trong tháng 6/2025, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 76,15 tỷ USD, giảm 3,2% so với tháng 5/2025 và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối cầu Nhơn Trạch với dự án Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh vào tháng 9/2025
11:56' - 05/07/2025
Hiện tại, cầu Nhơn Trạch nối TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai trên tuyến Vành đai 3 đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, dự kiến thông xe giữa tháng 8 tới.
-
Kinh tế Việt Nam
FDI “đổ vào” Việt Năm cao nhất trong 15 năm qua
11:33' - 05/07/2025
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam ghi nhận tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm trước.
-
Kinh tế Việt Nam
Quý II/2025, CPI của cả nước tăng 3,31%
11:03' - 05/07/2025
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 6 tăng 3,57%, với 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá. Tính chung cả quý II, CPI tăng 3,31% so với cùng kỳ năm 2024.